ngoài tại Pháp
Trong pháp luật Pháp, các quy định về phá sản doanh nghiệp có yếu tố nước ngồi được tìm thấy phần lớn trong Án lệ, các văn bản pháp luật trong nước, các văn bản của các liên minh mà Pháp là thành viên, các công ước quốc tế mà Pháp đã ký kết…
Tính đến thời gian gần đây, Án lệ, đặc biệt là Án lệ của Tòa án Tư pháp tối cao (Tòa dân sự và Thương mại) được sử dụng chủ yếu để giải quyết các trường hợp phá sản doanh nghiệp có yếu tố nước ngồi. Các Án lệ này được xuất hiện nhiều từ thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, và trong pháp luật Pháp, Án lệ tạo thành các quy định chung, là căn cứ chung nhất để giải quyết các trường hợp “phá sản doanh nghiệp có yếu tố nước ngồi”.
nghiệp có yếu tố nước ngồi”. Các nhà làm luật của Pháp ít khi đề cập đến những vấn đề có tính chất kỹ thuật liên quan đến những xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền xét xử về phá sản doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải là pháp luật của Pháp khơng có những văn bản trong lĩnh vực này như điều 52, khoản 2 Luật ngày 25/01/1985 về thủ tục phục hồi và thanh lý doanh nghiệp, đã được pháp điển hóa thành điều L.621-44 Bộ Luật Thương Mại về các khoản nợ bằng ngoại tệ hoặc điều 1, khoản 1 Nghị định ngày 27/12/1985 hướng dẫn thi hành Luật năm 1985. Nghị định này quy định cụ thể các tiêu chí xác định thẩm quyền theo lãnh thổ của tòa án trong nước trong việc mở thủ tục giải quyết phá sản tại Pháp, thực tế đó cũng là thẩm quyền quốc tế của Tòa án.
Pháp là thành viên của Liên minh Châu. Với tư cách đó, Pháp chịu sự điều chỉnh của Nghị định (CE) số 1346/2000 của Hội đồng Liên Minh Châu Âu ngày 29/05/2000 về thủ tục giải quyết tình trạng mất khả năng thanh tốn, áp dụng từ ngày 31/05/2002. Nghị định này được áp dụng trực tiếp tại Pháp mà khơng qua thủ tục chuyển hóa vào pháp luật của Pháp. Theo phụ lục A của Nghị định này, thủ tục thanh lý và phục hồi doanh nghiệp có yếu tố nước ngồi có thể thực hiện tại Pháp. Trong trường hợp doanh nghiệp có yếu tố nước ngồi muốn tiến hành phục hồi doanh nghiệp tại Pháp thì phải chỉ định một người điều hành thủ tục.
Các chỉ thị do Liên minh Châu Âu ban hành liên quan đến phá sản doanh nghiệp có yếu tố nước ngồi phải được bắt buộc chuyển hóa vào pháp luật của Pháp. Trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp có yếu tố nước ngồi, có rất nhiều văn bản pháp luật quy định riêng đối với từng loại doanh nghiệp. Đó là Chỉ thị số 2001/17/(CE) ngày 19/03/2001 về thủ tục phục hồi và thanh lý doanh nghiệp bảo hiểm và Chỉ thị số 2001/24 (CE) ngày 04/04/2001 về thủ tục phục hồi và thanh lý các cơ sở tín dụng.
thanh lý doanh nghiệp bảo hiểm. Chỉ thị này được Pháp chuyển hóa vào nội luật bằng Pháp lệnh số 2004-504 ngày 07/06/2004 và Nghị định số 2005-8 ngày 05/01/2005.
Chỉ thị số 2001/24 (CE) ngày 04/04/2001 về thủ tục phục hồi và thanh lý các cơ sở tín dụng. Chỉ thị này được chuyển hóa vào nội luật Pháp bằng Pháp lệnh số 2004-1127 ngày 21/10/2004.
Mặc dù Pháp đã tham gia ký kết rất nhiều cơng ước quốc tế nhưng tính đến thời điểm hiện nay, chưa có cơng ước đa phương nào trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, tuy vậy đã có 4 Hiệp định song phương mà Pháp đã ký kết trong đó có một số quy định cụ thể về phá sản. Tuy vậy, đến thời điểm hiện tại, ba trong số bốn hiệp định đó gần như đã được thay thế bởi Nghị định số 1346/2000. Ba hiệp định đó bao gồm: Hiệp định Pháp – Bỉ ngày 8/07/1899; Hiệp định Pháp – Ý ngày 03/06/1930, trong đó có hai Thỏa thuận hợp tác tư pháp có nội dung rộng hơn vấn đề phá sản doanh nghiệp; Hiệp định Pháp – Áo ngày 27/02/1979 chỉ xử lý vấn đề phá sản doanh nghiệp. Hiệp định thứ tư là Hiệp định ngày 15/09/1950 được ký kết giữa Pháp và Mô –na-cô, nội dung của Hiệp định Pháp - Monaco cũng chỉ xử lý vấn đề phá sản doanh nghiệp.
Luật mẫu về tình trạng mất khả năng thanh tốn có yếu tố nước ngồi theo Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật Thương mại Quốc tế (Uncitral) soạn thảo và được thơng qua ngày 30/05/1997 khơng có ảnh hưởng đối với pháp luật Pháp.