NGUYỄN VĂN NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phong cách sáng tác khí nhạc của 3 nhạc sĩ quang hải, nguyễn văn nam, ca lê thuần (Trang 168 - 170)

Sự nghiệp:

Giáo sư Nguyễn Văn Nam sinh ngày 14 tháng 7 năm 1936 tại Vĩnh Kim, Châu Thành, Tiền Giang, Việt Nam.

Năm 1947, ông tham gia kháng chiến, hoạt động trong Ban tuyên truyền tỉnh Mỹ Tho. Năm 1948, ơng theo học trường Văn hóa kháng chiến Phan Lương Trực tại Đồng Tháp Mười. Ông gia nhập bộ đội năm 1949 và công tác tại Tổ Quân nhạc khu 8. Một thời gian sau, ông chuyển cơng tác sang Đồn Văn công Mặt trận Đồng Tháp Mười. Năm 1954, Nguyễn Văn Nam tập kết ra Bắc và làm việc ở đó cho đến năm 1959. Ơng được chuyển ngành sang Bộ Văn hóa rồi được cử đi học sáng tác nhạc tại Trường Âm nhạc Việt Nam (tiền thân của Nhạc viện Hà Nội sau này).

Nguyễn Văn Nam được cử đi học tại Nhạc viện Leningrad, nay là Nhạc viện Sankt – Peterburg (Cộng hịa Liên bang Nga) vào năm 1966. Ơng hồn tất chương trình học và tốt nghiệp vào năm 1973, sau đó về lại Việt Nam làm việc. Năm 1974, ông lại được cử đi học nghiên cứu sinh tại Nhạc viện Leningrad và bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ hai ngành Sáng tác và Lý luận. Nguyễn Văn Nam ở lại Nga làm việc tại Viện Nghiên cứu khoa học nước Cộng hịa XHCN Xơ viết Tự trị Kabardino – Bankar từ năm 1979. Ông là hội viên chính thức của Hội Nhạc sĩ Liên Xơ (nay là Cộng hịa Liên bang Nga).

Năm 1991, nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam về Việt Nam, ông tham gia công tác giảng dạy bậc đại học và cao học chuyên ngành sáng tác, lý luận tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh.

- Giao hưởng số 2 – “Uống nước nhớ nguồn” (những bài thơ trích từ Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh), (1974 – Nhân kỷ niệm 30 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam)

- Giao hưởng số 3 – Tặng những em bé mồ côi sau chiến tranh (1975) - Giao hưởng số 4 – Giao hưởng Ađưks (1986)

- Giao hưởng số 5 – Mẹ Việt Nam (1994) - Giao hưởng số 6 – Sài Gòn 300 năm (1998) - Giao hưởng số 7 – Chuyện nàng Kiều (2000) - Giao hưởng số 8 – Đất nước quê hương tôi (2003) - Giao hưởng số 9 – Cửu Long dậy sóng (2012)

Vinh danh:

Ông được tặng: Huân chương Chiến thắng; Huy hiệu Thành đồng Tổ quốc; Huy chương Vì sự nghiệp Âm nhạc Việt Nam; Giải thưởng Nhà nước về Văn học – Nghệ thuật năm 2007. Năm 1994, Giải thưởng cho thơ giao hưởng “Tưởng nhớ” do Bộ trưởng Bộ quốc phòng ký. Năm 1995, Huy chương Vàng Hội diễn ca nhạc toàn quốc với tác phẩm vũ kịch Huyền thoại Mẹ. Năm 2005, Giải thưởng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam cho giao hưởng số 8 “Quê hương đất nước tôi”. Năm 2009, Giải thưởng cho giao hưởng “Nhật ký trong tù” do Ban chấp hành TW Đảng tặng. Năm 2012, Giải thưởng cho độc tấu sáo và dàn nhạc “Miền đất thiêng” do Chủ tịch UBND TP. HCM tặng. Năm 2014, Hội Nhạc sĩ Việt Nam tặng Giải thưởng Âm nhạc, giải đặc biệt cho các tác giả, nhạc sĩ khu vực phía Nam.

Được phong hàm Giáo sư vào ngày 20 tháng 11 năm 2015 vì những đóng góp cho nền âm nhạc của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phong cách sáng tác khí nhạc của 3 nhạc sĩ quang hải, nguyễn văn nam, ca lê thuần (Trang 168 - 170)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)