Tình hình sản xuất và sử dụng tinh bột biến tính trong nước và thế giới 1 Tình hình sản xuất và sử dụng tinh bột biến tính trong nước

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TỐI ưu HÓA QUY TRÌNH OXY HÓA TINH BỘT HẠT MÍT BẰNG MỘT SỐ TÁC NHÂN HÓA HỌC (Trang 27 - 28)

1.4.1. Tình hình sản xuất và sử dụng tinh bột biến tính trong nước

Ở Việt Nam, những nghiên cứu về biến tính tinh bột đã bắt đầu thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, đặc biệt từ năm 2005 trở lại đây như thuỷ phân acid oxy hoá, photphat hoá, trùng hợp ghép hay este hố... Ngồi nguồn ngun liệu chính là tinh bột sắn hay sắn dây thì một số nghiên cứu cũng tập trung vào những nguồn tinh bột mới như khoai môn, củ mài…

Tác giả Nguyễn Phương [34] đã nghiên cứu chế tạo và biến tính tinh bột mơn sọ và thu được loại tinh bột khoai môn sọ và tinh bột khoai sọ oxy hóa sử dụng cho việc chế biến các sản phẩm mới, phục vụ cho cơng nghiệp chế biến nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm thực phẩm.

Trong nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Ngọc Bích [42], tinh bột từ khoai lang và củ dong riềng đã được nghiên cứu biến tính và ứng dụng làm phụ gia trong quá trình chế biến thực phẩm. Tinh bột biến tính từ củ dong riềng và khoai lang có khả năng tạo gel khả năng tạo nhớt, có thể thay thế cho các phụ gia nhập ngoại.

Năm 2012, nhóm nghiên cứu thuộc trường đại học y dược Huế cũng đã thực hiện đề tài nghiên cứu chế biến tinh bột củ mài thành thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh nhân đái tháo đường. Nhóm nghiên cứu đã xác định được các đặc tính cấu tạo của tinh bột củ mài, các khả năng chịu đựng sự thủy phân bởi enzyme amylase, đồng thời xây dựng được quy trình tạo nguyên liệu bột củ mài phù hợp cho chế biến bánh dùng hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường [43].

Định hướng ứng dụng của các nghiên cứu trong nước chủ yếu trong các lĩnh vực như thực phẩm, dược phẩm…Tuy nhiên, nếu tính theo số lượng cơng trình đã cơng bố về các phương pháp biến tính hố học tinh bột thì đây vẫn cịn là lĩnh vực hết sức mới mẻ. Hiện nay, nền nông nghiệp của Việt Nam vẫn không ngừng phát triển, là một trong những nước đứng đầu về xuất khẩu (gạo, sắn) của thế giới. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng

có nguồn tinh bột khơng phổ biến rất dồi dào, như khoai lang, khoai sọ, củ mài, các loại đậu… Do đó, việc đẩy mạnh nghiên cứu chế biến và biến tính tinh bột từ các nguồn nguyên liệu sẵn có là rất cần thiết giúp tận dụng tối đa và nâng cao giá trị sử dụng nguồn nông sản trong nước, đồng thời mở rộng nguồn nguyên liệu với những tính chất độc đáo phục vụ cho các ngành cơng nghiệp.

Ở Việt Nam, mít được trồng ở cả 3 miền, với diện tích ước tính khoảng 50.000 ha. Hạt mít chiếm khoảng 10 – 15% tổng trọng lượng quả và là loại hạt có giá trị cao về mặt lương thực. Tổng lượng protit của hạt mít chỉ kém ngơ, hơn gạo và nhiều gấp 4 lần củ sắn. Tuy nhiên, những hạt mít này thường được loại bỏ trong q trình chế biến hoặc được luộc hay nướng, đồng thời hạt mít tươi cũng khơng bảo quản được trong thời gian dài, vì thế làm cho hạt mít khơng có giá trị kinh tế cao. Hiện nay ở Việt Nam hầu như chưa có tài liệu nào cơng bố về biến tính hóa học tinh bột hạt mít.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TỐI ưu HÓA QUY TRÌNH OXY HÓA TINH BỘT HẠT MÍT BẰNG MỘT SỐ TÁC NHÂN HÓA HỌC (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w