Ảnh hưởng của nồng độ chlor hoạt động

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TỐI ưu HÓA QUY TRÌNH OXY HÓA TINH BỘT HẠT MÍT BẰNG MỘT SỐ TÁC NHÂN HÓA HỌC (Trang 47 - 48)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ chlor hoạt động

Trong q trình phản ứng tạo tinh bột hạt mít oxy hóa thì nồng độ chlor hoạt động có vai trị quan trọng ảnh hưởng đến tính chất của tinh bột. Chúng tơi tiến hành khảo sát nồng độ chlor hoạt động ở các giá trị khác nhau để tạo ra sản phẩm có hiệu suất phản ứng cao. Thực nghiệm được tiến hành trong điều kiện:

- Nồng độ huyền phù 40% - Nhiệt độ phản ứng 40oC - Thời gian phản ứng 90 phút - pH = 9

Kết quả thực nghiệm khảo sát ảnh hưởng của nồng độ chlor hoạt động đến q trình oxy hóa được trình bày ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nồng độ chlor hoạt động đến q trình oxy hóa STT Nồng độ chlor hoạt động (%) Hiệu suất thu hồi (%) Hàm lượng carboxyl (%) Hàm lượng carbonyl (%) 1 1 92.78 ± 0.41e 0.23 ± 0.00c 0.11 ± 0.02c 2 2 95.83 ± 0.25c 0.45 ± 0.01b 0.27 ± 0.01b 3 3 98.22 ± 0.24a 0.98 ± 0.01a 0.37 ± 0.01a 4 4 96.62 ± 0.17b 0.98 ± 0.01a 0.37 ± 0.01a 5 5 95.23 ± 0.29c 0.99 ± 0.01a 0.37 ± 0.01a 6 6 94.36 ± 0.23d 1.03 ± 0.01a 0.38 ± 0.01a

( Các chữ cái a,b,c,d,... khác nhau trong cùng một cột khác nhau về mặt thống kê - p <0.05)

Kết quả ở bảng 3.3 được biểu diễn dưới dạng đồ thị hình 3.3

Hình 3.3. Ảnh hưởng của nồng độ chlor hoạt động đến hiệu suất thu hời, hàm lượng Cax và Can

các vị trí C2, C3 và C6, được chuyển thành nhóm carbonyl và sau đó thành nhóm carboxyl. Mức độ oxy hóa có thể được biểu thị bằng nhóm carbonyl và nhóm carboxyl của tinh bột bị oxy hóa [31,51]. Kết quả thí nghiệm khảo sát nồng độ chlor hoạt động đến q trình oxy hóa tinh bột hạt mít cho thấy:

- Hàm lượng carbonyl và carboxyl của tinh bột oxy hóa tăng lên cùng với sự gia tăng nồng độ của chlor hoạt động. Hàm lượng carboxyl của tinh bột oxy hóa tăng với tốc độ nhanh hơn nhiều so với hàm lượng carbonyl (Hình 3.3). Điều này được Sánchez- Rivera và cộng sự [54] giải thích rằng sự oxy hóa thường xảy ra trong mơi trường kiềm với hypochlorite, giúp tăng cường hình thành nhóm carboxyl, khi nồng độ chlor hoạt động tăng lên, nhiều nhóm hydroxyl đang được chuyển đổi thành các nhóm carbonyl và bị oxy hóa kịp thời thành các nhóm carboxyl, dẫn đến hàm lượng carboxyl cao hơn được hình thành trong tinh bột hạt mít oxy hóa. Các yếu tố như các loại tinh bột, cấu trúc hạt tinh bột, tác nhân oxy hóa và điều kiện oxy hóa (như nồng độ chất oxy hóa và thời gian phản ứng) có thể ảnh hưởng đến sự hình thành carbonyl và carboxyl [55].

- Hiệu suất thu hồi tinh bột oxy hóa tăng và đạt cực trị ở nồng độ chlor hoạt động 3% (Hình 3.3). Điều này có thể giải thích là do khi nồng độ chlor hoạt động cao tạo thành nhiều sản phẩm có khối lượng phân tử thấp có khả năng tan trong nước và dễ bị thất thốt trong q trình lọc rửa tinh bột sán phẩm [56].

Dựa vào các kết quả khảo sát, nồng độ chlor hoạt động bằng 3% là giá trị tối ưu được lựa chọn để khảo sát các ảnh hưởng tiếp theo.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TỐI ưu HÓA QUY TRÌNH OXY HÓA TINH BỘT HẠT MÍT BẰNG MỘT SỐ TÁC NHÂN HÓA HỌC (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w