Xác định một số thành cơ bản của tinh bột hạt mít oxy hóa

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TỐI ưu HÓA QUY TRÌNH OXY HÓA TINH BỘT HẠT MÍT BẰNG MỘT SỐ TÁC NHÂN HÓA HỌC (Trang 65 - 66)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.5. Xác định một số thành cơ bản của tinh bột hạt mít oxy hóa

Kết quả xác định một số thành phần cơ bản của tinh bột hạt mít oxy hóa được trình bày trong bảng 3.13.

Bảng 3.13. Kết quả kiểm tra một số thành phần cơ bản của JOS

STT Chỉ tiêu JOJS JOHS

1 Độ ẩm (%) 10.12 ± 0.21 9.78 ± 0.14 2 Độ tro (%) 2.66 ± 0.19 2.73 ± 0.21 3 Xơ (%) 0.58 ± 0.02 0.55 ± 0.04 4 Carbohydrate 86.64 ± 0.30 86.94 ± 0.10 5 Carboxyl (%) 0.98 ± 0.02 0.29 ± 0.01 6 Carbonyl (%) 0.37 ± 0.00 1.06 ± 0.01

Kết quả kiểm tra các thành phần cơ bản của tinh bột tinh hạt mít oxy hóa bởi tác nhân NaClO và tác nhân H2O2 trình bày ở bảng 3.13 cho thấy cả hai loại tinh bột đều có độ ẩm, hàm lượng tro, xơ thấp và đạt tiêu chuẩn của tinh bột sử dụng trong công nghiệp. Các kết quả này tương đối gần với các kết quả nghiên cứu của Naknaen và cộng sự [51]. Theo Xiao và cộng sự [67] đã nghiên cứu trong tinh bột gạo có hàm lượng nhóm carboxyl là 0.48% và hàm lượng nhóm carbonyl là 0.08%; trong tinh bột ngơ có hàm lượng nhóm carboxyl là 0.73% và hàm lượng nhóm carbonyl là 0.09%; trong tinh bột khoai tây có hàm lượng nhóm carboxyl là 0.95% và hàm lượng nhóm carbonyl là 0.09%. Điều này cho thấy q trình oxy hóa tinh bột hạt mít đạt hàm lượng nhóm carboxyl và carbonyl khá cao.

3.6.1. Phổ hồng ngoại

Quang phổ hồng ngoại rất nhạy để theo dõi sự thay đổi của các nhóm chức cũng như thay đổi cấu trúc của các đại phân tử tinh bột. Phổ hồng ngoại của tinh bột hạt mít tự nhiên (JS) và tinh bột oxy hóa tại nồng độ tác nhân oxy hóa NaClO 3% (JOJS 3%) và H2O2 2% (JOHS 2%) được biểu diễn trên hình 3.15.

Hình 3.15. Phổ hờng ngoại của JS và JOS

Về cơ bản phổ hồng ngoại của ba tinh bột không khác nhau nhiều, phổ hồng ngoại của cả ba tinh bột đều xuất hiện pic 3400 cm-1 đặc trưng cho dao động hóa trị của nhóm -OH; nhóm pic 2932 cm-1 đặc trưng cho dao động hóa trị khơng đối xứng của liên kết C–H no; pic 1637 cm-1 đặc trưng cho liên kết hydrogen nội phân tử; pic 1406 cm-1 đặc trưng cho dao động biến dạng của liên kết C–H no.; nhóm pic 1154 cm-1, pic 1062 cm-1 và pic 1024 cm-1 đặc trưng cho dao động hóa trị đối xứng của liên kết C- O-C. Tuy nhiên, trên phổ hồng ngoại của hai tinh tinh bột mít oxy hóa có xuất hiện pic 1734 cm-1 đặc trưng cho dao động hóa trị của nhóm carbonyl (C=O) trong khi phổ hồng ngoại của tinh bột hạt mít tự nhiên hồn tồn khơng xuất hiện píc này. Các nghiên cứu đo phổ FTIR cũng cho kết quả tương tự đối với tinh bột oxy hóa tạo ra từ tinh bột chuối [56], tinh bột ngô [55, 59], tinh bột đậu và tinh bột khoai tây [55].

Ngoài ra, kết quả đo phổ FTIR cịn cho thấy trong phổ của JOHS 2% có độ lớn pic của nhóm carbonyl lớn hơn trong JOJS 3%. Kết quả này một lần nữa chứng tỏ hàm lượng carbonyl tạo thành khi thực hiện oxy hóa tinh bột mít bằng tác nhân H2O2 lớn hơn khi sử dụng tác nhân NaClO. Sự hấp thụ ở số sóng 1637 cm-1 (tương ứng với liên kết hydro nội phân tử) của ba loại tinh bột có độ lớn cũng như cường độ khác nhau, độ lớn của các pic theo thứ tự: JS > JOJS > JOHS. Điều đó có nghĩa là lượng nhóm hydroxyl tham gia liên kết hydro nội phân tử giảm đáng kể trong tinh bột hạt mít oxy hóa. Trong q trình oxy hóa tinh bột hạt mít, nhóm hydroxyl đã bị oxy hóa để tạo ra các nhóm carbonyl và carboxyl.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TỐI ưu HÓA QUY TRÌNH OXY HÓA TINH BỘT HẠT MÍT BẰNG MỘT SỐ TÁC NHÂN HÓA HỌC (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w