Tình hình sản xuất và sử dụng tinh bột biến tính trên thế giớ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TỐI ưu HÓA QUY TRÌNH OXY HÓA TINH BỘT HẠT MÍT BẰNG MỘT SỐ TÁC NHÂN HÓA HỌC (Trang 28 - 30)

Tinh bột được sử dụng nhiều trong cơng nghiệp do chi phí thấp, tính sẵn có cùng với một loạt các tính năng hấp dẫn. Tinh bột ln được coi là một thực phẩm chủ đạo và là thành phần thực phẩm. Bên cạnh đó, tinh bột biến tính cịn được xem như nguồn nguyên liệu đầy hứa hẹn cho các ngành công nghiệp phi thực phẩm khác. Tinh bột được sử dụng chủ yếu trong các ngành công nghiệp thực phẩm và giấy, 57% tinh bột sản xuất trên toàn cầu được tiêu thụ trong các ngành công nghiệp thực phẩm và 43% trong lĩnh vực phi thực phẩm [44].

Trên thực tế, một lượng lớn tinh bột từ nguồn không phổ biến bị bỏ qua hoặc bị lãng phí trong q trình tách chiết các hoạt chất sinh học từ nguyên liệu thô như các loại hạt, các loại đậu... Việc xử lý biến tính tinh bột khơng phổ biến có thể tận dụng được một lượng lớn nguyên liệu thơ, đồng thời mang lại nguồn tinh bột có nhiều tính chất độc đáo, có thể sử dụng để phát triển các quy trình mới và từ đó tạo ra nhiều sản phẩm mới.

Emmambux & Taylor [45] đã nghiên cứu tính chất của tinh bột được chiết xuất từ các loại ngũ cốc, các loại đậu và củ trồng ở châu Phi. Kết quả nghiên cứu cho thấy tinh bột từ ngũ cốc và tinh bột từ đậu giống nhau về kích thước hạt, có bề mặt hơi xốp và khả năng hồ hóa tốt. Cũng nghiên cứu về tinh bột từ các loại đậu, Granza và cộng sự [46] đã sử dụng phương pháp axetyl hóa và biến tính kép đối với tinh bột từ đậu carioca. Tinh bột đậu carioca biến tính có độ đền lạnh đơng/tan giá cao. Những tính chất này khiến chúng trở thành nguồn nguyên liệu thay thế đầy tiềm năng cho các ngành công nghiệp.

Tại các quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới, khoai mơn chính là một trong những nguồn tinh bột được quan tâm. Nhiều thí nghiệm thăm dị đã cho thấy tinh bột từ khoai mơn có một số tính năng ưu việt hơn các loại tinh bột khác. Tinh bột khoai mơn có khả năng tạo thành lớp phủ cứng, có độ trương tốt và độ bền gel cao. Feroz Alam [47] và cộng sự đã nghiên cứu sự thay đổi của tinh bột khoai môn được biến tính bằng các phương pháp xử lý nhiệt ẩm, oxy hóa bằng H2O2, axetyl hóa và tạo liên kết ngang. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy các phương pháp xử lý nhiệt ẩm, axetyl hóa và oxy hóa đã làm tăng độ tan của tinh bột khoai môn so với tinh bột thô, trong khi phương pháp tạo liên kết ngang lại làm giảm độ hòa tan của tinh bột. Độ hịa tan nhanh chóng của tinh bột khoai mơn biến tính giúp mở rộng khả năng ứng dụng của loại tinh bột này trong ngành cơng nghiệp thực phẩm. Ngồi ra, tinh bột khoai môn cũng được nghiên cứu làm tác nhân độn trong màng PE phân hủy sinh học và thay thế cho chất béo.

Tinh bột từ hạt mít chính là một trong những nguồn tinh bột khơng phổ biến đang được quan tâm nghiên cứu. So với các loại tinh bột khác, tinh bột từ hạt mít có nhiệt độ hồ hóa cao hơn và độ nhớt thối biến thấp hơn đáng kể. Nisit và cộng sự [48] đã biến tính thành cơng tinh bột hạt mít bằng phương pháp biến tính kép cacboxymetyl –liên kết ngang. Tinh bột hạt mít biến tính thu được có khả năng trương tốt hơn tinh bột mít nguyên thủy và có thể phát triển thành chất làm rã thuốc. Himjyoti Dutta và cộng sự đã nghiên cứu biến tính tinh bột hạt mít bằng phương pháp xử lý acid – ancol trong thời gian ngắn. Kết quả cho thấy các tính chất của tinh bột hạt mít biến tính phụ thuộc vào nồng độ của acid trong q trình thủy phân. Các ảnh hưởng tới tính chất cơ lý của tinh bột thể hiện rõ rệt hơn khi xử lý ngắn hạn. Các tính chất như độ nhớt, khả năng hồ hóa…có sự thay đổi đáng kể sau q trình biến tính bằng acid lỗng. Tinh bột hạt mít biến tính cho thấy khả năng ứng dụng đầy hứa hẹn trong các lĩnh vực sản xuất bánh kẹo, dược phẩm, giấy, dệt may…

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TỐI ưu HÓA QUY TRÌNH OXY HÓA TINH BỘT HẠT MÍT BẰNG MỘT SỐ TÁC NHÂN HÓA HỌC (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w