Quy trình tách và thu hồi tinh bột từ hạt mít

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TỐI ưu HÓA QUY TRÌNH OXY HÓA TINH BỘT HẠT MÍT BẰNG MỘT SỐ TÁC NHÂN HÓA HỌC (Trang 43 - 45)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1.1. Quy trình tách và thu hồi tinh bột từ hạt mít

+ Xử lý sơ bộ nguyên liệu:

Hạt mít được lựa chọn cịn tươi, ngun hạt, khơng bị vỡ hay hư hỏng. Sau khi tách bỏ lớp vỏ trắng, ngâm trong dung dịch NaOH 0.5% trong 30 phút, đem chà xát để bóc tách hết phần vỏ nâu.

a. Hạt mít cịn tươi ngun hạt b. Hạt mít sau khi bóc vỏ trắng

c. Hạt mít được ngâm trong kiềm d. Hạt mít sau khi tách vỏ nâu

Rửa sạch phần thịt hạt và đem nghiền cùng nước nhằm phá vỡ cấu trúc tế bào hạt và giải phóng tinh bột tự do, trong quá trình nghiền bổ sung nước có chứa NaHSO3 0.5% để tránh q trình tạo màu tinh bột, tỷ lệ nguyên liệu : nước dùng để nghiền là 1:5 (kg/L).

Hình 3.2. Hạt mít sau khi nghiền

+ Phân ly:

Dịch bột sau khi đã được nghiền mịn gồm bã lớn, bã nhỏ, tinh bột tự do và protein chưa hịa tan vì vậy ta tiến hành lọc dịch bột để thu hỗn hợp tinh bột và protein.

Tiến hành phân ly tách dịch bào ngay sau khi nghiền xong, tách rửa tinh bột bằng túi lọc để loại bỏ các bã lớn, tinh bột tự do và protein chưa hòa tan ra khỏi dịch bào nhằm đảm bảo chất lượng tinh bột. Để dịch bào lắng khoảng 16 giờ, rồi loại bỏ phần nổi chứa protein và lượng xơ lơ lửng cịn lại ở phía trên, thu phần tinh bột lắng cặn thành khối đem hồ tan vào nước. Lặp lại q trình lắng và lấy cặn bột thêm 3 lần để rửa sạch tinh bột.

+ Sấy:

Sau khi rửa, tinh bột được đem đi sấy khô ở 50oC trong 16 giờ nhằm mục đích giảm độ ẩm của tinh bột, tiêu diệt vi sinh vật, tăng thời gian bảo quản tinh bột.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TỐI ưu HÓA QUY TRÌNH OXY HÓA TINH BỘT HẠT MÍT BẰNG MỘT SỐ TÁC NHÂN HÓA HỌC (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w