Những vấn đề cơ bản bồi dưỡng y đức cho đội ngũ bác sỹ ở Học viện Quân y

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng y đức cho đội ngũ bác sỹ ở Học viện Quân y hiện nay (Trang 27 - 33)

Học viện Quân y

* Quan niệm bồi dưỡng y cho đội ngũ bác sỹ ở Học viện Quân y

Trong từ điển tiếng Việt từ bồi dưỡng được định nghĩa là: “Làm tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất” [51, tr.79]. Thực chất của bồi dưỡng là hoạt động có mục đích của chủ thể hoặc đối tượng xác định các giải pháp tác động nhằm phát triển phẩm chất, năng lực nào đó của con người đáp ứng yêu cầu của hoạt động xã hội.

Từ quan điểm và phương pháp tiếp cận trên có thể quan niệm: Bồi dưỡng y

đức cho đội ngũ bác sỹ ở Học viện Quân y là sự tác động một cách có hệ thống, có mục đích và thường xun của chủ thể, đối tượng, lực lượng tham gia nhằm bổ sung, phát triển ở họ những chuẩn mực y đức của người thầy thuốc đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ khám, chữa bệnh cho bộ đội và nhân dân, góp phần phát triển nền y học của quân sự trong công cuộc xây dựng quân đội, phát triển đất nước, sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân .

Mục đích bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS ở HVQY là nhằm củng cố niềm tin khoa học, bù đắp những thiếu hụt, khắc phục những khuyết điểm, nâng cao tính tích cực, tự giác của ĐNBS trong học tập, rèn luyện theo tiêu chuẩn YĐ người thầy thuốc – “Bộ đội Cụ Hồ”; góp phần hồn thiện phẩm chất, năng lực của ĐNBS ở HVQY.

Chủ thể bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS ở HVQY bao gồm: Cấp uỷ các cấp từ Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện đến cấp ủy bộ mơn, khoa, cơ quan chính trị, cán bộ chủ chốt bộ môn, khoa. Cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp là chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS thông qua việc ra nghị quyết lãnh đạo, xác định các chủ trương, biện pháp bồi dưỡng; giáo dục cán bộ, đảng viên phát huy; lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức quần

chúng và Hội đồng quân nhân tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS; kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết của cấp uỷ về bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS.

Đội ngũ cán bộ chủ trì các bộ mơn, khoa là người trực tiếp, có trách nhiệm triển khai thực hiện nghị quyết của cấp uỷ về bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS theo quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ. Cơ quan chính trị có trách nhiệm trong việc nghiên cứu, tham mưu, đề xuất, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nghị quyết của cấp uỷ về bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS.

Đội ngũ bác sĩ vừa là đối tượng bồi dưỡng, đồng thời là chủ thể tự bồi dưỡng thông qua tự học tập, tự rèn luyện YĐ dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra giám sát của của cấp ủy, cán bộ chủ trì và tập thể bộ môn, khoa.

Đối tượng bồi dưỡng YĐ là tồn thể ĐNBS với các cương vị cơng tác khác nhau. Tránh nhận thức cho rằng đối tượng bồi dưỡng YĐ chỉ đơn thuần là những bác sĩ không giữ chức vụ, chức danh lãnh đạo quản lý.

Lực lượng tham gia bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS bao gồm các cơ quan, đơn vị, các tổ chức quần chúng và Hội đồng quân nhân ở HVQY và người bệnh. Các đơn vị này có vai trị đặc biệt quan trọng trong bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS. Điều này thể hiện ở chỗ, những tổ chức này thường xuyên trực tiếp tiếp xúc với ĐNBS. Phẩm chất đạo đức lối sống, năng lực của ĐNBS được thể hiện qua mối quan hệ với các cơ quan, đơn vị, tiếp xúc với người bệnh.

Nội dung bồi dưỡng y đức cho đội ngũ bác sỹ ở Học viện Quân y

Bồi dưỡng đạo đức học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, YĐ của người thầy thuốc; quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước về phát triển đội ngũ cán bộ ngành y tế.

Đây là điều kiện, là nền tảng để nâng cao giác ngộ, củng cố tình cảm, niềm tin của ĐNBS ở HVQY đối với các giá trị chuẩn mực YĐ của người thầy thuốc quân đội.

Bồi dưỡng làm cho đội ngũ ĐNBS ở HVQY nắm vững và thực hiện đúng các quy định về YĐ trong thực thi công vụ. Những quy định về YĐ trong

06/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế được chắt lọc từ các giá trị nhân loại, giá trị dân tộc; là sự cụ thể hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về YĐ của người thầy thuốc; quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước về YĐ. Đây là những văn bản pháp lý bắt buộc ĐNBS phải thực hiện. Việc bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS ở HVQY phải làm cho mỗi BS nhận rõ đây là yêu cầu khách quan của xã hội; trên cơ sở đó chuyển những chuẩn mực ấy thành động cơ bên trong, nhu cầu nội tại, khát vọng vươn lên của mỗi người để phấn đấu rèn luyện theo các chuẩn mực YĐ.

Bồi dưỡng các kỹ năng quan hệ xã hội, giao tiếp, ứng xử. Nội dung bồi dưỡng này giúp cho ĐNBS ở HVQY có cách ứng xử đúng đắn, thích hợp đối với mọi mối quan hệ trong quá trình thực thi cơng vụ. Trên cơ sở đó phát triển ở ĐNBS những nhận thức đúng đắn, những tình cảm tốt đẹp, những thái độ và hành động đúng đắn trong mọi tình huống khác nhau trong thực tiễn thực hiện chức trách, nhiệm vụ của người thầy thuốc.

Bồi dưỡng những kinh nghiệm hoạt động, những tấm gương YĐ của các thế hệ thầy thuốc. Sự lĩnh hội vấn đề này giúp cho ĐNBS ở HVQY có khả năng

nghiên cứu vận dụng những kinh nghiệm một cách sáng tạo làm cho chúng được phong phú hơn sâu sắc hơn. Đồng thời việc bồi dưỡng những kinh nghiệm hoạt động, những tấm gương YĐ của các thế hệ thầy thuốc cịn có ý nghĩa bảo tồn và phát huy các giá trị YĐ, làm cho các giá trị ấy phát triển khơng ngừng.

Hình thức, biện pháp bồi dưỡng YĐ cho đội ngũ BS ở HVQY.

Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng, muốn có đạo đức cách mạng thì phải giáo dục, rèn luyện, bởi "đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển, củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” [43, tr.612]. Tựu chung lại có các hình thức, biện pháp chủ yếu sau đây:

Về công tác tư tưởng: Tổ chức nghiên cứu học tập các chuyên đề tư

tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức; quan điểm; chủ trương của đảng về đạo đức cách mạng; chính sách pháp luật quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn đạo đức ngành y; quán triệt chỉ thị, nghị quyết của Đảng, QUTW; Bộ Quốc

phòng; nghị quyết của Đảng ủy HVQY, quy định của Giám đốc HVQY về tiêu chuẩn YĐ và bồi dưỡng YĐ đức cho ĐNBS. Đấu tranh phòng chống các quan điểm sai trái về YĐ. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền cổ động về YĐ thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền trực tiếp, cấp trên bồi dưỡng cấp dưới. Tổ chức các phong trào thi đua học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm khích lệ, thúc đẩy ĐNBS tích cực hăng hái phấn đấu rèn luyện theo các chuẩn mực YĐ của người thầy thuốc. Làm tốt việc phát hiện và bồi dưỡng phát huy vai trị của các điển hình tiên tiến về YĐ. Kịp thời động viên khen thưởng những tấm gương tiêu biểu về YĐ trong ĐNBS ở HVQY.

Về công tác tổ chức: Phần lớn ĐNBS ở HVQY là đảng viên ĐCS Việt

Nam. Vì vậy phát huy vai trị của cấp ủy, chi bộ trong giáo dục rèn luyện, quản lý phân công công tác cho đảng viên. Cấp ủy chi bộ, bộ mơn, khoa quản lý đảng viên về chính trị - tư tưởng, thực hiện chức trách, nhiệm vụ của người BS; các mối quan hệ xã hội của ĐNBS thể hiện qua việc tham gia vào các hoạt động khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, GD-ĐT, các phong trào thi đua. Việc quản lý này giúp cho cấp ủy, chi bộ, bộ mơn, khoa đánh giá đúng ĐNBS, ngăn ngừa, đề phịng và ngăn chặn những tiêu cực về YĐ, những tệ nạn xã hội đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ tác động vào mỗi người làm tha hóa YĐ của ĐNBS. Đánh giá ĐNBS của cấp ủy, chi bộ, bộ môn, khoa là để khơng ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ và hiệu quả cơng tác của ĐNBS. Đánh giá ĐNBS phải theo quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể; trung thực, công tâm, công khai, minh bạch khơng cảm tính cá nhân, thành kiến, hẹp hịi; dựa vào các chuẩn mực cụ thể về chun mơn, nghiệp vụ và YĐ để đánh giá phẩm chất, năng lực của ĐNBS. Thơng qua các hoạt động đó giúp cho ĐNBS thấy được những ưu điểm, khuyết điểm; từ đó đề ra các biện pháp phát huy tốt những ưu điểm, khắc phục những hạn chế, tồn tại phấn đấu vươn lên hồn thiện mình đáp ứng các tiêu chuẩn YĐ của người thầy thuốc.

người bệnh tham gia giám sát, phát hiện kịp thời những BS non yếu về trình độ năng lực, sa sút về phẩm chất YĐ để xử lý kịp thời. Thực hiện biện pháp này cấp ủy bộ mơn, khoa, cơ quan chính trị tổ chức nghiên cứu dư luận xã hội thể hiện những ý kiến đánh giá, phán xét của cá nhân, tổ chức có liên quan về các hiện tượng YĐ xảy ra trong ĐNBS ở Học viện. Trên cơ sở những thơng tin đầy đủ chính xác về tình hình YĐ của ĐNBS để xây dựng các chủ trương, giải pháp bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS ở HVQY một cách thiết thực, hiệu quả.

Về cơng tác chính sách: Giáo dục làm cho ĐNBS nắm vững quan điểm,

đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội đối với ĐNBS. Tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách hiện hành đối với ĐNBS bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch. Kiểm tra việc thực hiện chính sách đối với ĐNBS. Giải quyết hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền giải quyết chính sách có liên quan đến ĐNBS ở HVQY.Thực hiện tốt các vấn đề đó sẽ tạo động lực thúc đẩy ĐNBS ở HVQY phấn đấu rèn luyện theo các tiêu chuẩn YĐ.

Bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS ở HVQY thông qua hoạt động thực tiễn, tự phê bình và phê bình. Tự phê bình và phê bình là biện pháp thiết thực bồi dưỡng YĐ

cho ĐNBS ở HVQY. Đảng ta xác định, tự phê bình và phê bình là một nguyên tắc trong xây dựng Đảng, là quy luật phát triển của Đảng. Trong sinh hoạt Đảng, tự phê bình và phê bình nhằm tìm ra ưu điểm của tổ chức đảng và đảng viên để phát huy, tìm ra khuyết điểm, nhược điểm để khắc phục, tăng cường đoàn kết thống nhất trong nội bộ, không ngừng nâng cao chất lượng công tác, giúp cho cán bộ, đảng viên và tổ chức của Đảng tiến bộ. Đối với cấp ủy, chi bộ bộ mơn, khoa và ĐNBS, tự phê bình và phê bình rất cần thiết. Tự phê bình và phê bình là “vũ khí” sắc bén để xây dựng tư tưởng, đạo đức, phẩm chất cách mạng, lối sống, năng lực công tác của ĐNBS. Tự phê bình và phê bình khơng phải chỉ để riêng bản thân một tổ chức mình hoặc cá nhân mình tiến bộ mà cịn có trách nhiệm giúp cho tổ chức khác, đồng chí khác học tập, rút kinh nghiệm để cùng tiến bộ. Tác dụng của tự phê bình và phê bình để ln ln trau dồi đạo đức, phẩm chất cách mạng, nâng cao hiệu suất công tác, cống hiến ngày càng nhiều vào sự

nghiệp cách mạng. Mọi quan niệm và nhận thức không đúng, tách rời riêng rẽ hai mặt tự phê bình và phê bình, coi tự phê bình và phê bình là việc làm bất đắc dĩ phải làm trong sinh hoạt đảng; thủ tiêu hoặc làm cho qua loa, chiếu lệ, có tính chất hình thức tự phê bình và phê bình đều phải đấu tranh khắc phục.

Trong sinh hoạt cấp ủy, chi bộ bộ mơn, khoa, tự phê bình và phê bình trước hết nhằm quán triệt và chấp hành đúng đắn đường lối, chính sách và nghị quyết của Đảng, góp phần tăng cường sự đồn kết thống nhất trong Đảng. Đây là vấn đề hết sức trọng yếu, nhưng không phải cấp ủy, chi bộ nào cũng đều đã làm tốt sinh hoạt tự phê bình và phê bình. Trong thực tế hiện nay, nhiều tổ chức khi tự phê bình và phê bình thường chưa xuất phát đầy đủ từ tình hình YĐ và nhiệm vụ để đề ra yêu cầu cho chính xác, chưa đi vào những nội dung chủ yếu, chưa nắm chắc phương châm, phương pháp tự phê bình và phê bình, cịn có thái độ khơng đúng đắn trong tự phê bình và phê bình; sau khi tự phê bình và phê bình thường thiếu biện pháp tổ chức để bảo đảm việc sửa chữa khuyết điểm. Để tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt của các cấp ủy, chi bộ bộ mơn, khoa có tác dụng thiết thực ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thối tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống nảy sinh trong ĐNBS, điều mấu chốt là các cấp ủy, chi bộ bộ môn, khoa cũng như mỗi BS cần phải thấu suốt mục đích, yêu cầu và vận dụng đúng đắn các nguyên tắc, phương châm, phương pháp, thái độ tự phê bình và phê bình. vì vậy trong sinh hoạt của cấp ủy, chi bộ bộ môn, khoa không được coi nhẹ mặt nào mà phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa hai mặt đó. Để thực hiện tốt tự phê bình và phê bình, mỗi cấp ủy, chi bộ bộ môn, khoa và ĐNBS trước hết phải coi trọng tự phê bình đối với bản thân, vì có tự phê bình tốt thì mới tự giác sửa chữa những khuyết điểm về YĐ đã phạm phải. Nếu mỗi cấp ủy, chi bộ bộ môn, khoa, ĐNBS không thấy rõ ý nghĩa tác dụng của tự phê bình và phê bình sẽ khơng thấy được hết tác dụng và kết quả của cơng việc mình làm, khơng thể tự đánh giá được đúng mức ưu điểm, khuyết điểm của chính mình. Do đó, việc thực hiện tốt tự phê bình và phê bình là biện pháp cần thiết để bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS ở HVQY.

YĐ cho ĐNBS ở HVQY. Biện pháp này có tác dụng giáo dục đối với những

người lơ là, thiếu trách nhiệm hoặc vi phạm nghiêm trong các chuẩn mực YĐ nhằm ngăn ngừa sai phạm và giúp họ sửa chữa khuyết điểm để mau chóng tiến bộ. Biện pháp này biểu thị sự phê phán lên án đối với những hành vi sai trái về YĐ; buộc những người mắc khuyết điểm phải điều chỉnh hành vi, cách ứng xử của mình theo đúng các giá trị chuẩn mực YĐ. Biện pháp xử lý nghiêm minh những vi phạm về YĐ không trái với bản chất nhân đạo, nhân văn của của chế độ XHCH, không trái với bản chất truyền thống tốt đẹp của quân đội cách mạng. Trên cơ sở dùng biện pháp giáo dục thuyết phục cần thấy rõ vai trò tác dụng của xử lý nghiêm minh những vi phạm về YĐ đối với việc kích thích và điều chỉnh hành vi của những người vi phạm YĐ. Tuy nhiên xử lý nghiêm minh những vi phạm về YĐ phải trên cơ sở giáo dục thuyết phục kết hợp với các phương pháp giáo dục khác. “Chúng ta chỉ áp dụng sự cưỡng bức được đúng đắn và có hiệu quả khi nào biết đặt sự cưỡng bức trước hết trên cơ sở thuyết phục”[32, tr.30]

Trên đây là những biện pháp chủ yếu bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS ở HVQY. Những biện pháp đó cần được thực hiện đồng bộ. Nếu xem nhẹ, buông lỏng một biện pháp nào đó hoặc tách rời các biện pháp đó với nhau thì bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS ở HVQY khơng thể đạt chất lượng, hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng y đức cho đội ngũ bác sỹ ở Học viện Quân y hiện nay (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w