Những yếu tố tác động đến bồi dưỡng y đức cho đội ngũ bác sỹ ở Học viện Quân y hiện nay

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng y đức cho đội ngũ bác sỹ ở Học viện Quân y hiện nay (Trang 54 - 63)

Y ĐỨC CHO ĐỘI NGŨ BÁC SĨ Ở HỌC VIỆN QUÂN Y HIỆN NAY

2.1. Những yếu tố tác động và yêu cầu đẩy mạnh bồi dưỡng y đứccho đội ngũ bác sỹ ở Học viện Quân y hiện nay cho đội ngũ bác sỹ ở Học viện Quân y hiện nay

2.1.1. Những yếu tố tác động đến bồi dưỡng y đức cho đội ngũ bác sỹở Học viện Quân y hiện nay ở Học viện Quân y hiện nay

Có nhiều nhân tố tác động đến bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS ở HVQY. Ở đây chỉ bàn đến những yếu tố tác động trực tiếp.

Một là, tình hình kinh tế, xã hội của đất nước tác động đến bồi dưỡng y đức cho đội ngũ bác sỹ ở Học viện Quân y

Sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng lãnh đạo đã và đang phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng của đại đa số quần chúng nhân dân, với lợi ích dân tộc và xu thế thời đại sẽ tiếp tục quy tụ được sự thống nhất, sự đồng thuận xã hội thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh. Q trình đổi mới hệ thống chính trị, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là cơ sở để nâng cao ý thức chính trị của nhân dân, phát huy tiềm năng sáng tạo của quần chúng và khơi dậy niềm tự hào, truyền thống của dân tộc, tạo nên động lực tinh thần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Đại hội Đảng lần thứ XII của Đảng đã xác phương hướng nhiệm vụ của ngành y đến năm 2020 và những năm tiếp theo: “Huy động các nguồn lực tiếp tục xây dựng phát triển hệ thống các bệnh viện, trạm y tế phòng khám chữa bệnh... và các dịch vụ y tế hiện đại... Tăng cường cơ sở hạ tầng trang thiết bị y tế nhân lực ..Có chính sách hợp lý trong đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, đãi ngộ thỏa đảng đối với đội ngũ cán bộ y tế” [9]. Quán triệt quan điểm của Đảng, Nhà nước tiếp tục đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành y và

hiện đại hóa các cơ sở y tế. Đó là những nhân tố, điều kiện nền tảng để chính quy hố, hiện đại hố Qn đội và bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS ở HVQY.

Bên cạnh những thuận lợi của quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước là những tác động tiêu cực, trái chiều gây ảnh hưởng không nhỏ đến bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS ở HVQY. Mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường đã đang và sẽ tác động kích thích lối sống thực dụng, hưởng thụ, chạy theo đồng tiền. Nó đã và đang lơi cuốn các tầng lớp xã hội vào lối sống hưởng thụ cá nhân, quên đi các nghĩa vụ của mình, ít quan tâm đến lợi ích đất nước, cộng đồng, lơ là với lý tưởng chính trị mơ hồ dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng lôi kéo.

Trong lĩnh vực quản lý Nhà nước là những hiện tượng vi phạm nguyên tắc quản lý, tệ quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu đang là những vấn đề nhức nhối, gây tâm lý bực bội, bất bình trong nhân dân. Những thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp gây mất thời giờ, lãng phí tiền bạc của nhân dân…. Những tiêu cực đó nếu khơng được khắc phục kịp thời sẽ làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và chế độ XHCN.

Cùng với những tác động từ mặt trái kinh tế thị trường, các tiêu cực xã hội là sự phá hoại của các thế lực thù địch trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, quản lý xã hội. Một trong những âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hồ bình” phá hoại Việt Nam của các thế lực thù địch là chúng lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, kích động ly khai, chống đối chính quyền. Trong lĩnh vực quản lý Nhà nước và xã hội là chúng cổ s lối sống tự do vơ chinh chính phủ, coi thường kỷ cương, phép nước. Chúng bài bác luật pháp, chính sách của Nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Lợi dụng những thiếu sót, khuyết điểm của một bộ phận cán bộ, đảng viên trong thi hành công vụ, chúng phủ nhận các nguyên tắc quản lý hành chính của Nhà nước, chia rẽ, đối lập giữa sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của ĐCS Việt Nam chỉ rõ: “Tình trạng suy thối về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí là nghiêm trọng. Các thế lực

thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hồ bình”, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta. Trong nội bộ, những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội “tự diễn biến”, “tự chuyển hố” có những diến biến phức tạp” [9, tr.185].

Hai là, chủ trương, giải pháp của Đảng về tăng cường rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội thực dụng

Nhận thức đúng đắn, sâu sắc vị trí, vai trị quan trọng của đạo đức cách mạng, từ ngày thành lập đến nay, nhất là trong những năm qua, Đảng ta luôn quan tâm đến bồi dưỡng rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta giáo dục, rèn luyện, được thử thách tôi luyện trong thực tiễn đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ, nhiều thế hệ cán bộ, đảng viên đã phấn đấu quên mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của Tổ quốc và nhân dân, xứng đáng là người chiến sĩ tiên phong có phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống trong sạch, lành mạnh, mẫu mực về kỷ luật, tác phong, được nhân dân tin yêu, mến phục.

Tuy nhiên, khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, phát triển kinh tế thị trường một bộ phận khơng nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, thối hố, biến chất, lập trường tư tưởng khơng vững vàng, hoang mang, dao động trước những tác động từ bên ngồi. Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII đã nhấn mạnh: “Tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận cịn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn cịn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước… Nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có người đứng đầu chưa thể hiện tính tiên phong, gương mẫu; cịn biểu hiện quan liêu, cửa quyền, chưa thực sự

sâu sát thực tế, cơ sở”. Đó là những người sa vào “cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân, khơng quan tâm đến lợi ích tập thể; ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, khơng muốn người khác hơn mình”[9, tr.30]; lời nói khơng đi đơi với việc làm, nói giỏi về đạo đức cách mạng nhưng thực tế thì rời xa những phẩm chất tốt đẹp của người cách mạng; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, gây mất đoàn kết nội bộ; đồn kết xi chiều, dân chủ hình thức; cục bộ, bè phái, kèn cựa địa vị, tranh chức, tranh quyền; luôn đe nẹt, phê bình người khác mà khơng muốn người khác phê bình mình, khơng lắng nghe ý kiến của quần chúng, coi khinh quần chúng, tự cho mình nhiều đặc quyền, đặc lợi, hưởng thụ một cách xa hoa từ vị trí được giao phụ trách, trở thành những con sâu mọt đã và đang đưa lại những tổn thất rất lớn cho sự nghiệp cách mạng. Chính vì vậy Đại hội Đảng lần thứ XII xác định cần phải tăng cường giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức cách mạng và cụ thể hoá những chuẩn mực đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với yêu cầu của cách mạng trong tình hình mới để cán bộ, đảng viên lấy đó làm tiêu chí phấn đấu, tu dưỡng rèn luyện.

Tuy nhiên cần thấy rõ những khó khăn của cuộc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên hiện nay. Ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên trong Đảng, bộ máy Nhà nước hiện nay diễn ra trong điều kiện kinh tế - xã hội còn tồn tại đan xen giữa cái tốt và cái xấu, tiên tiến và lỗi thời, đan xen các lợi ích. Đây là cuộc đấu tranh diễn ra trong mỗi con người, mỗi tổ chức, giữa đúng và sai, tự giác khắc phục và cố tình. Địi hỏi mỗi tổ chức, cấp uỷ và cá nhân cán bộ, đảng viên và tồn Đảng phải có nỗ lực rất cao, mỗi cá nhân và tập thể phải quyết tâm rất lớn, phấn đấu bền bỉ, kiên trì với những biện pháp thật kiên quyết và tích cực.

Sự chống phá điên cuồng và quyết liệt của các thế lực thù địch trong chiến lược “diễn biến hồ bình” với tham vọng thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” nội bộ Đảng, Nhà nước, đảng viên, cán bộ của Đảng đang là trở

lực lớn trong ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Trong chiến lược này, hoạt động chống phá ta về tư tưởng - văn hóa được chúng coi là lĩnh vực hàng đầu hịng làm tan rã niềm tin, gây hỗn loạn về tư tưởng, lý luận tạo ra khoảng trống để dần dần đưa hệ tư tưởng tư sản vào, rồi cuối cùng xóa bỏ hệ tư tưởng XHCN. Chúng lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tơn giáo làm địn đột phá khẩu để chọc thủng mặt trận tư tưởng chính trị đạo đức lối sống của chúng ta. Chúng còn lợi dụng các tiêu cực xã hội, yếu kém trong công tác quản lý xã hội và đặc biệt là các tệ nạn xã hội như tham nhũng, hối lộ, ma túy, mại dâm, sự phân hóa giàu nghèo… để chống phá ta. Những thủ đoạn nham hiểm đó của các thế lực thù địch sẽ làm tăng khó khăn trong cuộc đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên.

Để bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS ở HVQY địi hỏi các cấp lãnh đạo, chỉ đạo phải có phải có tư duy khoa học, quyết tâm chính trị cao, nhạy bén với cái mới và lập trường kiên định, vững vàng; nhận thức đúng đắn về những điều kiện thuận lợi, khó khăn. Trên cơ sở đó có giải pháp phát huy thuận lợi, khắc phục vượt qua những khó khăn, thách thức để khơng ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS ở HVQY hiện nay.

Ba là, tình hình, nhiệm vụ của Học viện Quân y tác động đến bồi dưỡng y đức cho đội ngũ bác sỹ ở Học viện hiện nay

Những năm qua, bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS ở HVQY đã góp phần quan trọng vào nâng cao đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị, sự kiên định vững vàng, lòng trung thành với mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Đảng, với Tổ quốc Việt Nam XHCN, với nhân dân, nhất trí cao và quyết tâm thực hiện thắng lợi Cương lĩnh chính trị, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước của ĐNBS. Đội ngũ BS luôn luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, xây dựng ý chí quyết tâm chiến đấu, ra sức học tập nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, rèn luyện đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh, củng cố đoàn kết nội bộ vững chắc, quan hệ mật thiết với nhân dân, chấp hành triệt để mọi chỉ thị,

nghị quyết của Đảng.

Trong những năm tới HVQY tiếp tục được Đảng, Nhà nước; QUTW, Bộ Quốc phòng đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại, cơ sở vật chất; bổ sung hồn thiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, nhân viên. Quán triệt các chủ trương, giải pháp của Bộ Quốc phịng về chương trình cải cách hành chính nhà nước trong lĩnh vực qn sự, quốc phịng giai đoạn 2011- 2020. Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện tiếp tục tập trung lãnh đạo hoàn thiện thể chế quản lý ở tất cả các khâu, các bước. Đổi mới quy trình, thủ tục hành chính trong giải quyết cơng việc, nhất là việc khám chữa bệnh, quản lý cơ sở vật chất, trang bị, ngân sách. Đây chính là điều kiện thuận lợi để bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS ở HVQY.

Tuy nhiên cũng cần thấy, những khó khăn, thách thức của bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS ở HVQY. Nhiệm vụ khám, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, GD-ĐT ngày càng nặng nề. Những vấn đề về cơ sở vật chất, trang bị cho hoạt động chun mơn nói chung và bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS nói riêng vẫn tiếp tục là những khó khăn, thách thức mà HVQY phải tích cực chủ động có những chủ trương, giải pháp đúng đắn để giải quyết. Để có thể hồn thành chức trách, nhiệm vụ ĐNBS ở HVQY phải có thế giới quan khoa học, phương pháp xem xét đúng đắn, năng lực sáng tạo, có YĐ của người thầy thuốc cách mạng - Bộ đội Cụ Hồ. Chính vì thế việc bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS ở HVQY càng phải được đặc biệt coi trọng.

So với những yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ chính trị thì phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực của ĐNBS ở HVQY cịn có mặt bất cập. Những tồn tại, những vấn đề đã và đang nảy sinh trong đời sống đất nước, trong ngành y tế đều xuất hiện trong ĐNBS ở HVQY với mức độ khác nhau. Một số bác sĩ cũng bị thoái hoá biến chất, cơ hội thực dụng, thu vén cá nhân, bè phái, vi phạm kỷ luật quân đội và pháp luật Nhà nước. Hiện tượng thực hiện chức trách, nhiệm vụ theo kiểu “giữ cho tròn” bổn phận, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai khơng dám đấu tranh đang tồn tại khơng ít ở một bộ phận ĐNBS. Một số biểu hiện khác như ngại đấu tranh, né tránh, “dĩ hồ vi

q” trong tự phê bình và phê bình; dựa dẫm, ỷ lại tập thể, không dám chịu trách nhiệm cá nhân. Bên cạnh những người miệng nói tay làm, tận tụy với cơng việc, mẫu mực trong lối sống thì vẫn cịn có người “nói nhiều, làm ít”, thậm chí có người nói một đằng, làm một nẻo.

Thực tiễn cho thấy bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS ở HVQY chỉ có hiệu lực, hiệu quả khi đặt hoạt động này trong tổng thể các mặt hoạt động của Học viện. Tuy nhiên việc xây dựng chính quy, chấp hành kỷ luật và cải cách hành chính cịn chưa đồng bộ chưa tạo được sự thống nhất cao và chuyển biến rõ nét về nhận thức, tư tưởng và hành động. Việc giáo dục pháp luật Nhà nước, điều lệnh, điều lệ, quy định của quân đội; gắn trách nhiệm của cán bộ trong việc lãnh đạo, chỉ đạo quản lý chấp hành và rèn luyện kỷ luật, xây dựng nền nếp chính quy của cơ quan, đơn vị cịn có mặt hạn chế. Cơng tác thanh tra việc chấp hành chỉ thị, mệnh lệnh, Điều lệ công tác quân y, quy chế, quy định khám, chữa bệnh, công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, tổ chức xây dựng lực lượng, bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, tài chính có lúc có nơi chưa chặt chẽ. Những tồn tại, hạn chế đó nếu khơng được khắc phục sẽ là trở ngại cho bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS ở HVQY hiện nay.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng y đức cho đội ngũ bác sỹ ở Học viện Quân y hiện nay (Trang 54 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w