Nguyên nhân và một số kinh nghiệm bồi dưỡng y đức cho đội ngũ bác sỹ ở Học viện Quân y

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng y đức cho đội ngũ bác sỹ ở Học viện Quân y hiện nay (Trang 43 - 54)

ngũ bác sỹ ở Học viện Quân y

* Nguyên nhân ưu điểm

Một là, sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng, bồi dưỡng y đức cho đội ngũ cán bộ ngành Y tế

Đại hội XII của Đảng xác định, xây dựng Đảng là nhiệm vụ trọng tâm. Tăng cường rèn luyện đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội thực dụng là vấn đề hệ trọng, có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn vong của

Đảng, của chế độ. Đai hội khẳng định: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”; “Tập trung thực hiện mục tiêu: xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức”[9]. Để đội ngũ cán bộ, đảng viên thật sự thấm nhuần và rèn luyện đạo đức cách mạng Bộ Chính trị khóa XII đã ban hành Chỉ thị 05- CT/TW của về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” cùng các Quy định “Về những điều đảng viên không được làm”, Quy định số 101-QÐ/TW “Về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”, Quy định số 124-QĐ/TW về “Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện, đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên”, Quy định số 109-QĐ/TW về “Công tác kiểm tra của tổ chức đảng đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên” và gần đây nhất là Quy định số 08- QĐ/TW về "Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương"... Những nghị quyết của Đảng là định hướng chính trị cho xác định nội dung, phương thức bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS ở HVQY.

Hai là, sự lãnh đạo của QUTW; sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Quốc phịng, Tổng cục Chính trị mà trực tiếp là sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy Học viện Quân y, đảng ủy các bệnh viện

Quán triệt và thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về xây dựng rèn luyện đạo đức cách mạng, QUTW đã triển khai thực hiện quan điểm chủ trương của Đảng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn đẩy lùi sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”,

“tự chuyển hóa” trong nội bộ. Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII. Để đội ngũ cán bộ, đảng viên nói chung và ĐNBS nói riêng thật sự thấm nhuần và rèn luyện đạo đức cách mạng hiệu quả, thiết thực, Đảng ủy, Ban Giám đốc HVQY đã tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc trong toàn Đảng bộ và Học viện nghị quyết của Đảng, Nghị quyết của QUTW về xây dựng, chỉnh đốn Đảng ngăn chặn đẩy lùi tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị đạo đức lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Đã đánh giá thực trạng YĐ của ĐNBS, chỉ đạo tiến hành sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm, chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân; chỉ đạo khắc phục các hạn chế, tồn tại. Cấp ủy các bộ môn, khoa là người lãnh đạo các hoạt động bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS. Thực tế đã chứng tỏ rằng, nơi nào, ở đâu cấp ủy, cán bộ chủ trì nhận thức đúng đắn vị trí vai trị tầm quan trọng của bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS, quan tâm tạo điều kiện thì nơi đó hoạt động bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS có hiệu quả và nền nếp tốt. Do có nhận thức đúng, các cấp ủy đã luôn nắm chắc đối tượng, bám sát thực tiễn, chủ động sáng tạo, đề cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức các hoạt động bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS. Quán triệt các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, hướng dẫn của cấp trên, cấp ủy, chỉ huy bộ mơn, khoa đã phát huy vai trị lãnh đạo, cụ thể hóa và xác định mục tiêu, nhiệm vụ quan điểm bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS. Cơ quan chính trị đã phát huy được vai trò trong chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đôn đốc, phát hiện và uốn nắn kịp thời những sai lệch trong tổ chức thực hiện. Những hoạt động lãnh đạo và chỉ đạo sâu sát đó đã giúp cho hoạt động bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS ở HVQY đúng hướng, ngày càng sát thực, hiệu quả hơn. Đã tạo sự chuyển biến nâng cao nhận thức sang hành động cho mỗi cán bộ, đảng viên và ĐNBS ở mỗi tổ chức cơ sở đảng bằng cách gắn thực hành rèn luyện đạo đức cách mạng với phòng chống, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; phát huy cái tích cực, đẩy lùi

tiêu cực, lấy cái đẹp đẩy lùi cái xấu, góp phần quan trọng bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS ở HVQY theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.

Ba là, tính tự giác, tích cực tự bồi dưỡng, rèn luyện y đức của đội ngũ bác sỹ ở Học viện Quân y

Đội ngũ bác sĩ ở HVQY có động cơ, ý thức, trách nhiệm, nỗ lực phấn đấu, tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện vươn lên hoàn thiện bản thân. Phần lớn ĐNBS ở HVQY có lập trường tư tưởng vững vàng, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự thắng lợi của nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng XHCN. Trong học tập và rèn luyện ln có thái độ, động cơ đúng đắn, có ý chí quyết tâm cao, chủ động khắc phục khó khăn, có ý thức tự giác trong rèn luyện, tự bồi dưỡng YĐ của bản thân, nhờ đó đã tiến bộ trưởng thành về nhiều mặt. Hàng năm, tỷ lệ bác sĩ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ từ 15,2% đến 16,7 % [Phụ lục 4]. Nhiều người đã chủ động học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm, trau dồi y đức được đồng nghiệp và người bệnh tin yêu.

* Nguyên nhân của hạn chế, bất cập

Một là, do hạn chế về nhận thức, trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp uỷ, tổ chức đảng và một số cán bộ lãnh đạo, quản lý đối với việc bồi dưỡng y đức cho đội ngũ bác sỹ

Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS ở một số cấp ủy, chi bộ, bộ mơn, khoa có mặt chưa ngang tầm nhiệm vụ. Trong nghị quyết chuyên đề về xây dựng YĐ, chống tiêu cực ở Bệnh viện đã chỉ rõ: “Chỉ huy, lãnh đạo Bộ mơn, khoa cịn biểu hiện coi nhẹ cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, thiếu chủ động, chưa thường xuyên sâu sát để xử lý kịp thời, hợp lý các mối quan hệ giữa cán bộ, đảng viên, quần chúng với bệnh nhân và gia đình bệnh nhân”[13, tr.3]. Điều này biểu hiện ở nhận thức, trách nhiệm của một số cấp ủy về bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS chưa thật đầy đủ và sâu sắc. Một số cấp ủy, chỉ huy bộ môn, khoa chỉ tiến hành các hoạt động bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS ở HVQY theo sự chỉ đạo của cấp trên mà chưa chủ động nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng YĐ của ĐNBS của cấp mình để có những hình thức, biện pháp cụ thể để bồi dưỡng YĐ cho họ.

Một số cấp ủy, chỉ huy bộ môn, khoa cịn nặng về cơng tác chun mơn mà chưa nhận thức đầy đủ vai trò vị trí, tầm quan trọng của bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS. Do vậy, sự quan tâm đầu tư cơng sức, trí tuệ, cơ sở vật chất chưa đúng mức, việc bồi dưỡng nâng cao hiểu biết, kinh nghiệm rèn luyện YĐ cho ĐNBS còn hạn chế, chưa phát huy hết khả năng sức mạnh của các tổ chức, các lực lượng cùng tham gia. Tiến hành bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS chưa thường xun, liên tục, đơi khi cịn nặng về hình thức, gây tốn kém về thời gian, công sức mà chưa thực sự coi trọng chất lượng và hiệu quả.

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để phát hiện các khuyết điểm, khâu yếu, mặt yếu về YĐ của ĐNBS để có các giải pháp khắc phục khuyết điểm cịn hạn chế. Qua điều tra xã hội học, có tới 9% số ý kiến được hỏi cho rằng một trong những nguyên nhân hạn chế kết quả bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS ở HVQY là do hạn chế về nhận thức, trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy, tổ chức đảng và một số cán bộ lãnh đạo, quản lý đối với việc bồi dưỡng YĐ còn hạn chế [Phụ lục 2]. Cán bộ chủ trì bộ mơn, khoa cịn thiếu kinh nghiệm thực tiễn bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS thuộc quyền. Do nhiều nguyên nhân, một số cán bộ chủ chốt chưa thực hiện tốt việc chấn chỉnh uốn nắn những sai sót về YĐ của ĐNBS thuộc quyền. Đây cũng là nguyên nhân làm cho việc bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS ở HVQY còn hạn chế, bất cập, hiệu quả thấp.

Hai là, một số bác sỹ thiếu tích cực, chưa tự giác trong tự học tập, rèn luyện mình theo các chuẩn mực y đức của người thầy thuốc - Bộ đội Cụ Hồ

Một bộ phận trong ĐNBS ở HVQY chưa thật sự nỗ lực phấn đấu học tập, rèn luyện về YĐ chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội thực dụng; chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vai trò của YĐ, thiếu nỗ lực phấn đấu học tập, rèn luyện, tự bồi dưỡng YĐ của bản thân. Ở một bộ phận bác sĩ trẻ kết quả học tập và rèn luyện chưa tốt, đã xuất hiện tâm lý tự ti, cho rằng bản thân cịn có nhiều hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm, gặp quá nhiều khó khăn trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ. “Vẫn cịn một số cán bộ, cơng nhân viên chưa thực sự quán triệt nội dung yêu cầu của nghị quyết xây dựng y đức, chống tiêu cực: Biểu hiện ở tinh thần thái độ tiếp xúc với bệnh nhân và

người nhà bệnh nhân chưa tốt” [13, tr.3]. Do vậy, số này khơng chủ động, tích cực tư bồi dưỡng YĐ, chỉ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao, chưa thực sự quan tâm đến việc tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân. Bên cạnh đó, một số trong ĐNBS ở HVQY cho rằng bồi dưỡng YĐ chưa phải là vấn đề đặt ra cấp thiết đối với họ mà vấn đề cần thiết là năng lực chun mơn, từ đó chưa thật sự nỗ lực phấn đấu học tập, rèn luyện YĐ của bản thân. Một vấn đề đáng quan tâm khác là khơng ít trong ĐNBS ở HVQY có sự mâu thuẫn trong tự bồi dưỡng YĐ của bản thân. Số này cho rằng, vì cơng việc q vất và những khó khăn về kinh tế đời sống của gia đình, những tác động tiêu cực từ mơi trường....dẫn đến thiếu tích cực tự giác trong nghiên cứu, học tập và rèn luyện YĐ. Kết quả trưng cầu ý kiến cho thấy có 30% ý kiến cho rằng nguyên nhân làm hạn chế đến kết quả bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS là do một số bác sỹ thiếu tích cực, chưa tự giác trong tự học tập, rèn luyện mình theo các chuẩn mực y đức của người thầy thuốc - Bộ đội Cụ Hồ [Phụ lục 2].

Ba là, do những tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường và tiêu cực trong đời sống xã hội

Những mặt trái của nền kinh tế thị trường đã và đang tác động mạnh đến các lĩnh vực của đời sống văn hóa - xã hội. Đó là sự phân hóa xã hội do các nguyên nhân khách quan và chủ quan trong các tầng lớp nhân dân; là thương mại hóa các quan hệ xã hội; là xu hướng chạy theo đồng tiền. Động cơ lợi nhuận sai lệch trong kinh tế thị trường đã kích thích thêm các hiện tượng khơng lành mạnh trong đời dống xã hội như: thói ích kỷ, tham nhũng, hưởng lạc, gian lận thương mại, buôn lậu, làm hàng giả....đang lấn át truyền thống nhận đạo, nhân văn, đồn kết, u nước, thương nịi sống hịa thuận thủy chung, “thương người như thể thương thân” của dân tộc.

Trong ngành y, chúng ta cũng thấy mặt trái của nền kinh tế thị trường tác động tiêu cực đến việc xây dựng, phát triển về đạo đức, nhân cách của người thầy thuốc. Các giá trị đạo đức trong truyền thống của dân tộc đã bị coi nhẹ, thậm chí bị bỏ qua. Thương mại hóa mối quan hệ thầy thuốc với bệnh nhân. Những cơ sở khám, chữa bệnh ngoài nhà nước mọc lên như nấm. Hiệu

quả hoạt động của một số cơ sở khám, chữa bệnh này, chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà không quan tâm đến hiệu quả xã hội. Đã xuất hiện những hiện tượng sản xuất thuốc giả, chữa bệnh vì tiền mà bất chấp đạo lý, coi nhẹ tính mạng con người. Thực tế cho thấy đã có những thầy thuốc do bản lĩnh nghề nghiệp kém giác ngộ về YĐ đã rơi vào bệnh thực dụng, cá nhân chủ nghĩa làm tổn hại đến uy tín thanh danh của người thầy thuốc. “Hiện tượng lấy tiền của bệnh nhân khi phẫu thuật, thay băng tiêm, tiêm truyền… ngồi quy định của bệnh viện cịn khá phổ biến”; “vẫn còn biểu hiện khám bệnh, viết phiếu xét nghiệm, kê đơn cho các phòng khám tư để lấy tiền hoa hồng”, “Hiện tượng làm xét nghiệm, chiếu, chụp X quang, siêu âm… hoặc làm các kỹ thuật chuyên sâu, thu tiền của bệnh nhân khơng qua tài chính của Bệnh viện vẫn còn, tinh thần thái độ tiếp xúc bệnh nhân cịn biểu hiện chưa tốt, gây phiền hà, sách nhiễu, có lời nói, cử chỉ thiếu văn hóa”[13, tr.3,4]. Kết quả trưng cầu ý kiến cho thấy có 21% ý kiến cho rằng nguyên nhân làm hạn chế đến kết quả bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS là do những tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường và tiêu cực trong đời sống xã hội [Phụ lục 2].

* Một số kinh nghiệm bồi dưỡng y đức cho đội ngũ bác sỹ ở Học viện Quân y

Từ những ưu điểm và kết quả đạt được, bước đầu rút ra một số kinh nghiệm bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS ở HVQY. Nắm vững và vận dụng những kinh nghiệm đã được đúc kết là một cơ sở quan trọng để xác định những yêu cầu, giải pháp đẩy mạnh bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS ở HVQY hiện nay.

Một là, đảm bảo sự thống nhất về nhận thức; xác định rõ trách nhiệm của chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo, đối tượng và lực lượng tham gia đối với bồi dưỡng y đức cho đội ngũ bác sỹ ở Học viện Quân y

Đây là một nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định kết quả bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS ở HVQY. Một thực tế dễ nhận thấy là bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS ở HVQY sẽ khơng thể có quả tốt nếu như khơng có sự thống nhất về nhận thức và hành động của lãnh đạo, chỉ huy, quan lý, các tổ chức quần chúng và ĐNBS. Đây là cơ sở cho sự nghiên cứu, tìm tịi, phối hợp hành động

giữa các cấp lãnh đạo, quản lý trong bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS ở HVQY. Tránh được tình trạng phân tán về thời gian, sức lực và trí lực, thiếu trách nhiệm trong bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS ở HVQY.

Nội dung kinh nghiêm này chỉ rõ cần phải thường xuyên chăm lo nâng cao nhận thức trách nhiệm và năng lực cho chủ thể, trước hết là cấp uỷ, đội ngũ cán bộ chủ trì đối với bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS ở HVQY. Cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, là người lãnh đạo, chỉ đạo bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS ở HVQY. Năng lực lãnh đạo của cấp ủy có ý nghĩa quyết định đến chất lượng và hiệu quả bồi

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng y đức cho đội ngũ bác sỹ ở Học viện Quân y hiện nay (Trang 43 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w