1.2.1. Thực trạng bồi dưỡng y đức cho đội ngũ bác sỹở Học viện Quân y ở Học viện Quân y
* Những ưu điểm
Một là, các chủ thể đã có nhận thức đúng về vai trò, tầm quan trọng của y đức, có chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo bồi dưỡng y đức cho đội ngũ bác sỹ ở Học viện Quân y
Quán triệt và thực hiện nghị quyết của các nhiệm kỳ Đại hội Đảng về xây dựng rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, công tác bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS ở HVQY đã từng bước được đổi mới và nâng cao chất lượng. Đảng ủy, Ban Giám đốc HVQY đã ban hành nhiều văn bản nhằm cụ thể hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS.
Các cấp ủy, chỉ huy, cán bộ chủ chốt các bộ môn, khoa đã có nhận thức đúng, trách nhiệm cao đối với hoạt động bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS ở HVQY. Qua khảo sát và trao đổi với cán bộ lãnh đạo, quản lý đều thống nhất cho rằng bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS hiện nay là vấn đề quan trọng và cấp thiết nhằm bảo đảm cho họ khơng ngừng hồn thiện phẩm chất, năng lực. Kết quả trưng cầu ý kiến cho thấy, có 5% số người được hỏi cho rằng việc bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS là đặc biệt quan trọng, 86% cho rằng YĐ của ĐNBS có vai trị quan trọng trực tiếp quyết định việc hoàn thành nhiệm vụ, rèn luyện, phát triển nhân cách của họ. Trên cơ sở nhận thức đúng về sự cần thiết phải bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS các cấp ủy bộ mơn, khoa, cơ quan chính trị và các tổ chức, lực lượng tham gia đều đề cao trách nhiệm trong việc bồi dưỡng YĐ của ĐNBS theo chức trách, nhiệm vụ, phạm vi, quyền hạn quy định cho từng cấp. Thường xuyên có chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo sát đúng và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Đã tổ chức động viên các tổ chức, lực lượng tham gia bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS. Thường xuyên giáo dục cho ĐNBS về tầm quan trọng và vai trò của y đức, xác định rõ ý thức trách nhiệm của ĐNBS đối với học tập, rèn luyện, chủ động tìm hiểu, tiếp nhận kiến thức y đức, kinh nghiệm rèn luyện, tích cực học hỏi, mở
rộng tri thức hiểu biết về y đức. Kết quả khảo sát cho thấy có 36% ý kiến đánh giá Đảng ủy, Ban Giám đốc HVQY đã đặc biệt quan tâm và 56% ý kiến đánh giá là quan tâm lãnh đạo,. chỉ đạo bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS [Phụ lục 2].
Cấp uỷ các bộ mơn, khoa ln tích cực, chủ động, sáng tạo trong xác định nội dung vận dụng linh hoạt các hình thức dưỡng YĐ cho ĐNBS phù hợp với đặc điểm, nhiệm vụ. Nội dung, hình thức, biện pháp bồi dưỡng ngày càng thiết thực, hiệu quả. Nhờ đó đã trực tiếp góp phần làm chuyển biến mạnh mẽ về YĐ của ĐNBS ở HVQY, gắn chặt bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS với xây dựng bộ mơn, khoa vững mạnh tồn diện, xây dựng tổ chức đảng TSVM, hồn thành tốt nhiệm vụ chính trị; góp phần to lớn vào việc giáo dục, bồi dưỡng phẩm chất, ý thức tự giác, năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, tôn trọng thương yêu người bệnh của ĐNBS. Kết quả trưng cầu ý kiến cho thấy, có 85% đánh giá cấp ủy, tổ chức đảng đã tổ chức thực hiện tốt trong chỉ đạo bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS [Phụ lục 2].
Cơ quan chính trị của HVQY đã chủ động tham mưu, đề xuất chủ trương, kế hoạch bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS. Xác định nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS. Sau khi có nghị quyết của Đảng ủy HVQY, Phịng Chính trị đã chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan chính trị Bệnh viện Quân y 103 và Bệnh viện Bỏng Quốc gia nghiên cứu, đề xuất chủ trương biện pháp phòng chống tiêu cực ở các bệnh viện và hướng dẫn tổ chức thực hiện có chất lượng hiệu quả. Kết quả trưng cầu ý kiến cho thấy, có 76% đánh giá cơ quan chính trị HVQY đã thực hiện tốt chức năng tham mưu, hướng dẫn chỉ đạo bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS [Phụ lục 2].
Hai là, nội dung, hình thức, biện pháp bồi dưỡng y đức về cơ bản phù hợp đặc điểm, nhiệm vụ, tính chất hoạt động của đội ngũ bác sỹ ở Học viện Quân y
Nội dung, hình thức, biện pháp bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS ngày càng phong phú, đa dạng, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với đặc điểm của ĐNBS và thực tiễn ở HVQY. Về cơ bản nội dung bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS đã bảo đảm tính hệ thống, toàn diện cả kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng. Các vấn đề bồi dưỡng đều có nội dung yêu cầu cụ thể, ĐNBS đều có những tài liệu cần thiết về YĐ để
nghiên cứu, học tập. Nội dung bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS đã tập trung vào đạo đức học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và đạo đức cách mạng, quan điểm chủ trương giải pháp của Đảng về xây dựng rèn luyện đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân cơ hội, thực dụng. Các quy, định hướng dẫn của Bộ Y tế, Cục Quân y về tiêu chuẩn YĐ và thực hành công vụ của bác sĩ; các kiến chức, kỹ năng, kinh nghiệm rèn luyện trau dồi y đức. Nhờ đó đã giúp cho ĐNBS, củng cố tình cảm niềm tin của mình vào đạo đức cách mạng YĐ của người thầy thuốc - Bộ đội Cụ Hồ; định hướng cho họ cách thức, phương pháp rèn luyện theo các tiêu chuẩn YĐ; giúp họ tránh được những sai sót trong thực thi cơng vụ.
Về nội dung bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS, kết quả khảo sát: có 76% đánh giá việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức ở mức tốt; bồi dưỡng ý thức YĐ là 64%; Bồi dưỡng hành vi YĐ là 72%; Bồi dưỡng quan hệ YĐ là 66%; Bồi dưỡng thói quen chấp hành kỷ luật, pháp luật là 72%; Bồi dưỡng kỹ năng, kinh nghiệm ứng xử, giao tiếp là 65%; Bồi dưỡng tinh thần đoàn kết, lối sống và nếp sống văn minh là 71%; Bồi dưỡng nâng cao ý thức đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực về YĐ là 78%; Bồi dưỡng nâng cao ý thức tự giác học tập, rèn luyện YĐ là 81% [Phụ lục 2].
Thông qua sinh hoạt học tập các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và trong sinh hoạt tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII cho ĐNBS ỏ HVQY, đạo đức nghề nghiệp trong thực thi công vụ của ĐNBS ở HVQY đã có những chuyển biến tích cực. Các kỹ năng mềm như: kỹ năng giải quyết công vụ, kỹ năng giải quyết tình huống YĐ… đã được vận dụng vào khám chữa bệnh giao tiếp, ứng xử với bệnh nhân đã tạo được niềm tin của người bệnh và các cơ quan đơn vị.
Hệ thống các hình thức biện pháp bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS như tổng kết, học tập chính trị, sinh hoạt chính trị, kiểm tra, giám sát.. đã được tiến hành thường xuyên với hiệu quả khá cao. Những hình thức này đã thực sự trở thành phương tiện có hiệu quả tốt để bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS. Điều tra thực tế cho thấy, việc chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên có tác dụng tốt đối với bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS. Sự chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp của cấp
trên có hiệu quả khá cao đối với bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS. Các hoạt động thực thi chức trách, nhiệm vụ có tác dụng thiết thực bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS buộc họ phải chủ động, sáng tạo vận dụng các kiến thức, kinh nghiệm để giải quyết những “tình huống” cụ thể có hiệu quả thiết thực. Thơng qua đó mà họ có thể rút ra kinh nghiệm, rèn luyện các kỹ năng, trau dồi kinh nghiệm góp phần bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS. Cấp ủy, chỉ huy bộ môn, khoa đã thực hiện tốt việc giám sát, kiểm tra, cập nhật những kiến thức, thơng tin về thời sự, chính sách mới, kinh nghiệm thực tiễn YĐ cho ĐNBS. Các buổi sinh hoạt đảng, sinh hoạt chính trị, sinh hoạt tự phê bình và phê bình là những hoạt động thực tiễn sinh động, giúp cho ĐNBS tích luỹ kinh nghiệm trong giao tiếp ứng xử với người bệnh đặc biệt là thái độ cởi mở ân cần tân tuy đối với bệnh nhân. Về phương pháp đã đề cao trách nhiệm của ĐNBS trong nghiên cứu, trao đổi, học tập kinh nghiệm và kỹ năng vận dụng được ngay vào công việc. Nội dung bồi dưỡng đã tập trong vào bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh nghề nghiệp. Bồi dưỡng YĐ trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý. Bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Cấp ủy, chỉ huy bộ môn, khoa đã lãnh đạo chỉ đạo phát huy vai trò của cá tổ chức quần chúng tham gia. Kết quả khảo sát cho thấy có 45% ý kiến đánh giá tổ chức Cơng đồn có trách nhiệm cao trong tham gia bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS; Đoàn thanh niên là 23%; Hội phụ nữ là 31% , Hội đồng quân nhân là 64% [Phụ lục 2].
Ba là, bồi dưỡng y đức cho đội ngũ bác sỹ ở Học viện Quân y đã trực tiếp góp phần phát triển nhân cách bác sỹ, xây dựng môi trường đạo đức ở Học viện quân y lành mạnh
Nhận thức, trách nhiệm, tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng YĐ của ĐNBS ở HVQY đã từng bước được nâng lên. Tuyệt đại đa số ĐNBS ở HVQY đã có nhận thức đúng về vị trí, vai trị của YĐ. Tình cảm niềm tin đối với các chuẩn mực YĐ của người thầy thuốc - Bộ đội Cụ Hồ ngày càng được củng cố. Đội ngũ bác sĩ ở HVQY đã tiếp thu và nắm được các các tri thức đạo đức, các chuẩn mực YĐ. Thái độ, kỹ năng ứng xử, giao tiếp với bệnh nhân có chuyển biến tích cực.
Đại bộ phận ĐNBS ở HVQY nắm được phương pháp, cách thức quy trình, chấp hành nghiêm các quy định hướng dẫn trong khám chữa bệnh. Kết quả khảo sát cho thấy có 54% ý kiến đánh giá ĐNBS ở HVQY ln tỏ rõ lịng trung thành với Đảng, với chế độ xã hội chủ nghĩa, lòng yêu nghề; Thương yêu bệnh nhân là 51%; Có ý thức trách nhiệm cao đối với cơng việc 51%; Có tinh thần đấu tranh với những tiêu cực 42%; có ý thức đồn kết, tơn trọng, giúp đỡ đồng nghiệp 87%; Có ý thức học tập nâng cao trình độ chun mơn 68% [Phụ lục 2].
Theo báo cáo của Phịng Chính trị kết quả đánh giá bác sĩ ở HVQY từ năm 2014 đến năm 2018 có 638 BS hồn thành xuất sắc nhiệm vụ, 3055 BS hoàn thành tốt nhiệm vụ, 285 BS hoàn thành nhiệm vụ, 8 BS khơng hồn thành nhiệm vụ [phụ lục 4]. Năm 2014 có 395 BS được khen thưởng; Năm 2015 có 401 BS được khen thưởng; Năm 2016 có 398 BS được khen thưởng; Năm 2017 có 397 BS được khen thưởng; Năm 2018 có 402 BS được khen thưởng [phụ lục 6]. Như vậy, có thể thấy rằng, phần lớn ĐNBS ở HVQY đã rèn luyện cho mình theo các tiêu chuẩn YĐ của người thầy thuốc - Bộ đội Cụ Hồ.
* Những hạn chế
Một là, một số chủ thể chưa thường xuyên quan tâm đúng mức đến bồi dưỡng y đức cho đội ngũ bác sỹ ở Học viện Quân y
Đảng ủy, Ban Giám đốc HVQY đã có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS, song ở cấp cơ sở vẫn còn những biểu hiện xem nhẹ, chưa đánh giá đúng vai trò tầm quan trọng của bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS. Trong thực tế vẫn còn một số cấp ủy, chỉ huy bộ môn, khoa chưa coi trọng đúng mức bồi dưỡng bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS. Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ cịn làm lướt, chưa thiết thực chưa gắn với tình hình đội ngũ cán bộ, đảng viên, ĐNBS ở cơ sở. Việc lãnh đạo quán triệt nhiệm vụ của bệnh viện, triển khai các chỉ thị, Nghị quyết của
cấp trên đến cán bộ, đảng viên có đơn vị chưa làm tốt cịn trong chờ ỷ lại cấp trên. “Việc giáo dục phẩm chất, đạo đức cao đẹp của người thầy thuốc...có lúc chưa nhạy bén, kịp thời; chỉ đạo khắc phục những tác động từ mặt trái cơ chế thị trường và những biểu hiện của lối sóng thực dụng trong cơng tác điều trị có làm nhưng hiệu quả cịn thấp” [13, tr.3].
Hai là, nội dung, hình thức, biện pháp bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS có mặt chưa thật phong phú, sinh động, hiệu quả chưa cao
Xác định nội dung, hình thức, biện pháp bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS có mặt chưa thật phù hợp với thực tiễn, chưa sát với đối tượng, hiệu quả còn hạn chế. Biểu hiện rõ nhất là nội dung, hình thức bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS chưa thật phong phú, sinh động. Nội dung bồi dưỡng chưa thật phù hợp với vị trí, việc làm từng BS. Việc bồi dưỡng nhìn chung vẫn cịn nặng về lý thuyết, tính thực tiễn khơng cao, chưa chú trọng tính đặc thù riêng biệt của từng vị trí, việc làm của ĐNBS; chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn của từng ngành, chưa đáp ứng yêu cầu từng vị trí việc làm của ĐNBS. Việc bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS chưa được thực hiện đồng bộ, mới chỉ chú ý về lý luận quan điểm và chuyên môn nghiệp vụ mà chưa chú ý bồi dưỡng về kỹ năng, kinh nhiệm xử lý những tình huống về YĐ trong thực tiễn. Chưa có những bài tập tình huống để bồi dưỡng, rèn luyện YĐ cho ĐNBS. Một số nội dung, hình thức bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS thường được áp dụng cho toàn bộ đội ngũ, chưa tập trung vào từng đối tượng. Trong khi đó, do đặc điểm về chức trách, nhiệm vụ của từng người có sự khác biệt, mang sắc thái riêng. Vì thế bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS thường gặp nhiều khó khăn và trong một số trường hợp ít có hiệu quả. Điều đó đã làm hạn chế đến chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS.
Tuy các hình thức, biện pháp bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS có sự cải tiến, nhưng các hình thức, biện pháp bồi dưỡng này thường được sử dụng qua các năm mà ít có sự thay đổi, chủ yếu tập trung vào các hình thức như sinh hoạt học tập, tự phê bình và phê bình kiểm tra, giám sát, nhận xét, đánh giá cán bộ... Các hoạt động thi đua học tập, rèn luyện, cơng tác có vai trị quan trọng đối với bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS nhưng chưa được tiến hành thường xuyên mà chỉ được tổ
chức như một phong trào trong một thời hạn xác định. Trong khi đó, tại một số thời điểm, các hoạt động này lại chỉ tập trung vào một số ít người có năng lực và kết quả học tập, rèn luyện tốt, chưa thu hút được đại bộ phận ĐNBS tham gia. Ở một số bộ môn, khoa việc bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS mới chủ yếu dừng lại ở hướng dẫn, bồi dưỡng những kỹ năng, kiến thức chung. Tổ chức các hoạt động thực tiễn chưa thực sự hiệu quả trong việc cung cấp cho ĐNBS những kinh nghiệm cụ thể, chưa tạo ra cho họ khả năng ứng phó, xử lý nhanh, chuẩn xác những tình huống có thể phát sinh trong thực tế. Khảo sát thực tế cho thấy, có 33% ý kiến thừa nhận nội dung bồi dưỡng quan hệ YĐ; 27% đánh giá hình thức, biên pháp bồi dưỡng hoạt động của các tổ chức lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, tổ chức quần chúng trong bồi dưỡng YĐ cho ĐNBS chưa thật phong phú, sinh động, hiệu quả chưa cao [Phụ lục 2].
Ba là, Y đức của đội ngũ bác sỹ ở Học viện Quân y mặt còn hạn chế, chuyển biến chậm so với sự phát triển của yêu cầu nhiệm vụ ngày càng phát triển của Học viện.
Nhìn chung YĐ của đội ngũ BS ở HVQY có sự chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn cịn một số trong ĐNBS cịn có sự thiếu hụt về phẩm chất YĐ theo tiêu chuẩn quy định. Vẫn còn một bộ phận trong ĐNBS ở HVQY việc