Cảm hứng chung về quê hương đất nước

Một phần của tài liệu Luận văn thế giới nghệ thuật thơ y phương (Trang 27 - 36)

Quê hương là nguồn cảm hứng của những người cầm bút sáng tác, đây là đề tài khơng mới. Mỗi nhà thơ góp vào thi đàn những cảm nhận vừa mới mẻ vừa riêng tư làm cho hình tượng đất nước hiện lên trong thơ ca sinh động, đa dạng và tươi đẹp. Điều quan trọng là làm thế nào để tạo được những tác phẩm gây ấn tượng với người đọc. Y Phương đã làm được điều đó. Tên tuổi của ông gắn với bài thơ “Tên làng” và vinh dự đối với nhà thơ là bài thơ này đã được tuyển chọn trong số 100 bài thơ hay thế kỉ XX – do Trung tâm Văn hóa Doanh nhân Việt Nam và Nhà xuất bản Giáo dục phối hợp tổ chức bình chọn. Trong “Tên làng” Y Phương đã giới thiệu với bạn đọc một cách tự hào về nơi chôn nhau cắt rốn của mình, một miền q:

Có ngơi nhà xây bằng đá hộc

Có con đường trâu bị vàng đen đi kìn kịt Có niềm vui lúa chín tràn về

Có tình u tan thành tiếng thác Vang lên trời

Vọng xuống đất

Cái tên làng Hiếu Lễ của con.

Trưởng thành trong những năm chống Mĩ, Y Phương vào cuộc kháng chiến với sức mạnh của niềm tin và tuổi trẻ. Từ đó, đúng như Nguyễn Hữu Tiến nhận xét ông trở thành “một cây bút chung thủy với quê hương” [3, 270].

Từ quê hương Cao Bằng nhà thơ Y Phương đến với đất nước Việt Nam. Ơng gửi gắm tình cảm về đất nước qua cách sử dụng từ “nước” một cách khéo léo: Mười

tám tuổi lần đầu lo gạo muối / Cõng nước lên lưng / Giữ Nước cao vời (Tiếng gọi

trong rừng).

Chữ nước viết thường là nước uống, chữ Nước viết hoa là Đất nước - Tổ Quốc. Y Phương lúc nào cũng thấy làng bản quê mình, dân tộc mình lẫn trong cái chung của cả đất nước và cả dân tộc Việt Nam.

Đất nước có chiến tranh, Y Phương rời bản làng cầm súng chiến đấu bảo vệ

quê hương, đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của người thanh niên đối với quê hương đất nước và đó cũng là nhận thức của người mẹ:

Sớm nay Mẹ thả ra đồng Đứa con phổng phao Trao cho Đất nước.

(Chín tháng)

Đứa con ra đi với niềm mơ ước và hi vọng: Con mơ đi xa thật xa / Mơ về một chiều /

Không nhớ chiều nào / Thung lũng A Sao hoa mua ngăn ngắt tím (Chín tháng).

Với tình yêu quê hương tha thiết, Y Phương đặc biệt nhạy cảm với những nỗi đau, cơ cực của đất nước do chiến tranh tàn phá. Là một nhà thơ đồng thời cũng là một chiến sĩ, Y Phương cũng như bao nhà thơ - chiến sĩ cùng thời khác, giáp mặt với thực tế chiến đấu, ý thức sâu sắc vị trí, vai trị của thế hệ mình đối với đất nước trong hồn cảnh lúc bấy giờ. Cùng với việc “nói nhiều hơn về nỗi buồn nhân sinh về những cảm

nhận của cái tôi trước một thực tại khắc nghiệt” [65, 380], nhà thơ còn ghi lại cảm xúc

của mình về quê hương, cảnh thanh bình giờ nhường chỗ cho cảnh tan hoang do bom giặc tạo nên:

Mặt trận đây rồi giữa ngàn cây Bom giặc nổ không sao nhớ nổi Máu loang mặt đường tóc rối Nóng gai người

Khơng chim Khơng bướm Bay

Như ngọn núi

Người vùng cao thành đá. (Người vùng cao)

Tình cảm của Y Phương dành cho dân tộc là tình cảm đặc biệt, vì thế đất nước có chiến tranh, nỗi buồn đau, nỗi lo lắng trong ông lại trào dâng:

Bài ca ấy ở trong tơi

Mỗi khi hát đầm đìa nước mắt

Thương cho dân tộc mình lao đao bốn mặt Những phương trời lửa vừa tắt, lại bừng lên. Ngày ăn không yên

Đêm ngủ không yên.

(Người sinh ra bài ca)

Vùng quê ấy từ khi có giặc tàn phá đã cướp đi niềm vui của người dân Tày trong mùa trẩy hội tháng giêng, họ đành chấp nhận để “Câu hát tháng giêng cất vào hoa đá”. Đọc thơ của các nhà thơ hiện đại khi viết về đất nước Việt Nam thì hầu như nổi lên hình ảnh đất nước nghèo khó. Y Phương cũng thế: Dẫn em qua một vùng toàn đá / Đá

lơ nhơ như sóng triều dâng / Em có buồn? sao em bâng khuâng / Quê hương mãi nghèo thế ( Tiếng hát tháng giêng).

Quê hương Phủ Trùng với khí hậu khắc nghiệt đi vào thơ Y Phương thật tự nhiên. Chính “màu sắc đời thường trong thơ đã giúp cho thơ trở nên đời hơn, gần gũi

hơn với cuộc sống” [65, 386]. Những vần thơ viết về quê hương rất thật: Mùa đông / Qua Phủ Trùng / Thổi ầm ầm / Dội ào ào / Chén rượu vừa rót ra / Đã lạt đi một nửa / Chén trà vừa rót ra / Đã nguội tanh nguội ngắt / Có thứ gió làm da người mốc thếch / Lửa lung lay khơng chín được nồi cơm (Gió Phủ Trùng).

Đến với Cao Bằng - quê hương ruột thịt của mình, cảm giác đầu tiên của Y Phương chính là nỗi buồn vơ hạn bởi cảnh sắc mịt mù mây trắng, hơi núi lạnh buốt xương. Từ đó, người đọc dễ đồng cảm với nhà thơ khi ơng khơng kìm nén nổi:

Tơi thét lên một tiếng Buồn

Núi trước mặt

Sau lưng đều nghe tiếng Lá mục trên đầu

Gỗ nát dưới chân nghe tiếng. (Nỗi buồn tan ra)

Nhưng sau tiếng thét, nỗi buồn tê tái ấy là tình cảm u thương q hương da diết của ơng. Tạ Duy Anh trong bài viết “Người gảy khúc đàn trời” từng nhận xét: “Sau khi

thét lên, hơn lúc nào hết, ông thấy thương quê hương mình da diết, một tình thương chỉ có ở tấm lịng hướng về cội nguồn” [3, 289]. Y Phương viết:

Buồn thì buồn Đất mẹ ta ở đây

Mai ta lên rừng chặt cây. (Nỗi buồn tan ra)

Y Phương không ngần ngại khi nói về sự thiếu thốn của người dân làng bản quê mình: Trưa nay ở q tơi / Thóc gạo trong nhà cạn vơi / Trẻ con mót sắn trên đồi /

Người lớn vác thuổng vào rừng đào củ mài / Các mẹ các chị mặc vải rách / Các em các con đi chân đất (Giữa tiếng chào mời).

Nhà Mạc rút khỏi Thăng Long cịn duy trì sự tồn tại ở Cao Bằng một thời gian. Cuộc giao tranh giữa quân nhà Mạc và các tướng nhà Lê đã để lại đây nhiều dấu vết văn hóa. Dấu tích văn hóa nơi quê hương Cao Bằng là niềm tự hào của nhà thơ Y Phương. Cảm xúc khi đứng trước đền vua Lê được Y Phương khắc họa:

Thành cổ đổ nát Những viên gạch vồ Những viên đá tảng

Lăn lóc trong cỏ cây lúp xúp

Bỗng có con trăn mào đỏ Ngóc đầu dậy

Thành cổ lung linh (Ảo giác thành cổ)

Cao Bằng trong kháng chiến thuận lợi về địa hình vì thế nơi đây từng là căn cứ địa Cách mạng, nơi Bác Hồ sống và làm việc tại hang Pác Bó. Nhà thơ Y Phương có dịp đề cập tới trong bài “Tiếng gọi trong rừng”:

Tình yêu đầu tiên Từ núi Các Mác

Suối Lênin

Bác là đầu nguồn

Lời hiệu triệu tạc mòn đá tảng.

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa” là cảm giác của Bác khi nghe tiếng suối. Nhiều người nghe tiếng suối lại thấy như tiếng đàn, “Y Phương thấy tiếng đàn ấy phải cụ thể

là đàn tính và bản đàn kia phải là đàn then” [3, 265]. Nhớ về quê hương Cao Bằng

trong kháng chiến thì đàn then vẫn ln giữ một ấn tượng sâu sắc:

Một điệu then nghe xa xưa Một giọng hò nghe lơ mơ Tiếng mõ trâu nhột nhạt Ánh mặt trời xòe nan quạt Rừng một thời kháng chiến Tiếng gọi nhau vách đá Âm vang như trống đồng

(Tiếng gọi trong rừng)

Y Phương từng được trao giải nhất về thơ trong cuộc thi của tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1983-1984 với chùm thơ Phòng tuyến Khau Liêu, Tên làng, Nói với

con. Cả ba bài nhà thơ đều giới thiệu về quê hương của ơng – Cao Bằng. Có thể nói, Y

Phương là nhà thơ chung thủy với quê hương. Miêu tả Phòng tuyến Khau Liêu rất chân thực vì ơng vừa trực tiếp cầm súng, vừa trực tiếp cầm bút. Ông kết hợp bút pháp hiện thực và bút pháp lãng mạn tạo cho bài thơ một dấu ấn riêng:

Phòng tuyến thứ nhất Nhọn hoắt lá

Sáng những mắt cườm Bàn tay nhuộm chàm Bàn tay hoa ra mặt vải Bàn tay như củ gừng đẽo đá

Phòng tuyến thứ hai

Mỗi mỏm đá một người cầm súng. (Phòng tuyến Khau Liêu)

“Khơng một nhà thơ nào khơng có một phần cuộc đời của mình sống ở những vùng

quê hoặc là nơi chôn rau cắt rốn, hoặc là những miền quê tản cư, sơ tán trong những năm chiến tranh” [53, 64]. Sự rung động của hồn thơ Y Phương khi đề cập tới vấn đề

trung tâm của thời đại, khi đối diện với sự sống còn của quê hương, đất nước là những rung động chính trị. Vì thế, cảnh giặc tàn phá quê hương là nỗi căm hờn của mỗi người dân. Chỉ bằng một nét vẽ đơn giản Y Phương đã phác họa cảnh tan tác của bản làng:

Cái tàu bay Mĩ ác hơn beo Ném bom cây cháy khóc xèo xèo

(Bếp nhà trời)

Chiến tranh vơ cùng thảm khốc, hình tượng quê hương đau thương trong khói lửa chiến tranh được Y Phương diễn tả bằng những câu thơ đầy ấn tượng. Điều này chứng tỏ “nhà thơ càng giàu cảm xúc, tức là sự nhạy cảm càng mạnh thì thơ càng dồi dào” [15] : Năm 1969 / Dọc đường Một / Lác đác tiếng chim / Mặt đường mốc meo da trâu /

Những người lính lom khom / Súng báng gập / Vượt qua đường / Thoắt hiện nơi này / Thoắt biến đằng kia / Biển ầm ì / Trời ầm ì / Làng Quảng Trị nhào trong đất bột (Chín

tháng).

Trong cảnh chiến tranh ấy người dân chịu nhiều đau thương mất mát nhất:

Giặc lại đến Ầm ì quần đảo Bom lại rơi

Người chết oằn lên. (Chín tháng)

Tội ác hủy diệt của giặc được phơi bày thật thương tâm:

Sau trận tập kích Giặc lui về

Dưới chân cơ gái nhiều em bé Trong lịng cơ gái – một bà mẹ Tất cả đều đã chết

Nhưng không ai nhắm mắt.

(Nhật kí chiến tranh)

Viết về đất nước, thơ Y Phương không chỉ thể hiện sự mất mát đau thương bởi chiến tranh, người đọc cịn tìm thấy niềm tự hào, niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh bất

diệt, tiềm tàng của dân tộc: Tiếp cho Đất nước / Là bàn tay chú bé / Vẽ lên trời chữ A

/ Muôn vàn tinh tú mờ đi / Đọng lại niềm vui long lanh mắt mẹ / Làm hồng ngọn lửa / Thắp lên sáng đèn / Lịch sử hiện dần trên mặt vải / Dân tộc vừa bơi thuyền vừa hát trường ca Khảm hải / Búa có vai / Cày có lưỡi giúp người / Đi hết đất / Đến mút trời / Tòe bàn chân Giao Chỉ / Đất nước / Chưa một ngày yên nghỉ (Chín tháng).

Y Phương nói lên cái bi tráng của cả dân tộc trong những năm đánh giặc. Dân tộc phải để những chàng trai cơ gái cịn rất trẻ ra mặt trận. Biết bao người chưa kịp sống hết tuổi thơ của mình đã ý thức được trách nhiệm. Và biết bao nhiêu người lên đường không về mà người người vẫn nối tiếp ra đi. Những chàng trai, cô gái nguyện hi sinh cho đất nước khi tuổi mới mười tám đôi mươi:

Hát nữa đi Múa nữa đi

Hát bừa phứa chơi chơi Múa bừa phứa chơi chơi Chiến trường cần tiếng cười Dẫu có chết đâu phải là hết

(Chín tháng)

Dẫu biết rằng sự hi sinh của những người lính trẻ là vì chính nghĩa, sự hi sinh là hào hùng nhưng những dòng thơ trên của Y Phương khiến người đọc không khỏi xót thương.

Y Phương viết về quê hương với tất cả niềm tự hào và đầy trách nhiệm. Niềm tự hào của nhà thơ về đất nước với những người con anh dũng, quên mình để Tổ Quốc quyết sinh:

Tôi lớn lên đánh giặc xa nhà Đêm đêm nghe tiếng nước Hát bài ca

Những người đi chân đất

(Bài ca những người đi chân đất)

Người lính Tày Hứa Vĩnh Sước cũng như bao đồng đội khác để đổi lấy cuộc sống bình n có khi phải hi sinh một phần thân thể. Vết thương ấy là nỗi nhức nhối đối với người lính cho dù chiến tranh đã lùi xa. Trở về quê hương mang theo ba mươi sáu vết thương trên mình, nhà thơ Y Phương đã được chính cây cỏ quê nhà chữa lành tật bệnh:

Con là con trai của mẹ

Người đàn ơng ở làng Hiếu Lễ Mang trong mình cơn sốt cao nguyên Mang trên mình ba sáu vết thương Ơn cây cỏ quê nhà

Chữa cho con lành lặn. (Tên làng)

Cảm hứng về đất nước trong thơ thường được khơi nguồn từ những con người thân quen, cảnh vật gợi kỉ niệm cho đến những dịng sơng, cánh đồng, con đường… Y Phương cũng vậy, ông thường viết về những dịng sơng. Bởi lẽ, q hương ai cũng có một dịng sơng. Dịng sơng q hương là kí ức, nỗi nhớ của chàng trai trẻ Hứa Vĩnh Sước:

Con sơng Quy cịm nhom Cõng người sang ràn rạt

(Tiếng hát tháng giêng)

Ngồi con sơng Quy người đọc cịn tìm thấy trong thơ Y Phương con sông Bằng, sông Hiến, sơng Hồng... Mỗi con sơng dưới ngịi bút của nhà thơ hiện lên với dáng vẻ khác nhau. Nếu như sơng Quy được tác giả nhân hóa như con người với vóc dáng “cịm nhom” thì sơng Bằng dù gọi là sông nhưng nhà thơ mô tả ở thời điểm đặc biệt - nước sông không chảy:

Chẳng hiểu sao

Những mùa dài sơng Bằng khơng chảy Nước đóng băng như thể chết rồi

(Những mùa sông Bằng không chảy)

Trong thơ trữ tình, có thể có tả cảnh, kể việc. Những yếu tố này chỉ có ý nghĩa phụ thuộc và đều hòa vào tâm trạng, suy nghĩ chủ quan của nhà thơ. Bài thơ “Bằng Giang

biếc xanh” là một ví dụ. Con sơng Bằng do thiên nhiên ban tặng dưới cái nhìn của nhà

thơ trở nên một kì quan thiên nhiên. Bằng Giang bận rộn bốn mùa nhưng lúc nào cũng hát: Bao nhiêu trời ghé xuống / Bao nhiêu rừng lội qua / Bao nhiêu đá chắt ra / Mới

biếc xanh Bằng Giang / Bằng Giang / Con sông quê / Bốn mùa bận rộn / Nhận cơn mưa từ trên ngàn về / Đầu nguồn sáng / Bất ngờ / Cơn lũ dữ / Bằng Giang vẫn bình n đưa đón / Những mảng bè xi ngược.

Sông Hồng từng là nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều nhà thơ, có khi hiền hịa, êm ả nhưng cũng có lúc cuồn cuộn hung hãn. Sơng Hồng mang biết bao phù sa bồi đắp cho cuộc sống. “Đã có nhiều người làm thơ về con sông vốn là hiện thân của

đồng bằng Bắc Bộ, hơn thế, còn là một trong những biểu tượng của Tổ Quốc Việt Nam yêu dấu của chúng ta. Thế mà bài thơ của Y Phương vẫn giành được chỗ đứng danh dự nhờ có được sự hài hịa giữa cái chung và cái riêng” [87, 173]. Dưới ngịi bút Y

Phương sơng Hồng hiện lên dưới nhiều góc độ khác nhau:

Em vừa chảy qua nhiều miền nóng Nên quả gì cũng chóng chín

Nơi có mặt trời mặt trăng nhịp nhàng rơi Xuống bơng hoa xoay trịn

Thèm làm bầy ong bay bay tìm mật Em tự đốt đời mình đỏ rực

Làm con sơng nhỏ nhoi của cha Chảy hiền hòa cho mẹ

Từng ồn ào náo nhiệt trong anh Em vỗ đến chân trời xa tắp Em vừa đi vừa sinh ra đất.

(Sông Hồng)

Sơng Hiến được nhân hóa như con người cũng biết yêu thương:

Từ hai bờ sông Hiến vọt lên

Chỗ hàng tre xanh chồm tung vó ngựa Vườn tơi ra quả hồng quả nhớ

Trông cây mưa lá nắng giữa đời.

(Sông Hiến đang yêu)

Từ quê hương Cao Bằng nhà thơ liên tưởng đến đất nước Việt Nam. Phải thật sự gắn bó và yêu thương đất nước mãnh liệt Y Phương mới có cách so sánh thật đặc biệt, ví mối quan hệ giữa dân tộc Việt Nam với đất nước như tằm và tơ:

Ai cũng như con tằm Nhả tơ cho dân tộc

Tổ quốc Việt Nam vàng ươm. (Tổ quốc)

Đất nước Việt Nam, Tổ quốc Việt Nam là người mẹ lớn, với Y Phương người mẹ ấy là

Một phần của tài liệu Luận văn thế giới nghệ thuật thơ y phương (Trang 27 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)