Thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Luận văn thế giới nghệ thuật thơ y phương (Trang 68 - 73)

Thế giới nghệ thuật “có các tọa độ của nó, khơng gian, thời gian của nó, có con

người, lịch sử, xã hội, thiên nhiên, đồ vật… của nó, để hồn tồn phân biệt với tọa độ, các chiều, số đo… của thế giới thực tại ngoài nghệ thuật” [80, 58]. Không gian nghệ

thuật và thời gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Thời gian và không gian nghệ thuật khơng tách rời nhau, vì thế có thể xem xét một cách tổng hợp chúng qua phạm trù không – thời gian. Tuy nhiên, phương thức và phương tiện biểu hiện của không gian và thời gian có những nét riêng. Người nghệ sĩ thể hiện quan niệm của mình về con người và thế giới thơng qua không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật được “đo bằng nhiều thước đo khác nhau, bằng sự

lặp lại đều đặn của các hiện tượng đời sống được ý thức: Sự sống, cái chết, gặp gỡ, chia tay, mùa này, mùa khác,…tạo nên nhịp điệu trong tác phẩm. Như vậy, thời gian nghệ thuật gắn liền với tổ chức bên trong của hình tượng nghệ thuật” [56, 322]. Con

người cảm nhận thời gian từ những đổi thay, biến cố trong tự nhiên như sáng, trưa, chiều, tối, xuân hạ, thu đông; trong đời người như lọt lịng, lớn lên, lập gia đình, già, chết; trong phong tục xã hội như các ngày lễ, các phiên chợ… Nghiên cứu thời gian nghệ thuật trong thơ Y Phương, người đọc tìm thấy sự cảm thụ độc đáo của Y Phương về phương thức tồn tại của con người trong thế giới. Với Y Phương đây là vấn đề có vai trị quan trọng trong q trình sáng tác và là phương tiện hữu hiệu giúp ông phản ánh hiện thực, tổ chức nội dung của tác phẩm.

Bởi đối tượng chiếm lĩnh của văn học là đời sống của con người nên văn học ít khi thể hiện đời sống theo thời gian một chiều từ quá khứ đến hiện tại rồi tương lai mà “sự cảm thụ thời gian gắn liền với ý thức về ý nghĩa của cuộc đời, với quan niệm về

thế giới và lịch sử, với ước mơ, lý tưởng và năng lực hoạt động của con người”[82,

242]. Khi ý thức về thời gian, Y Phương ý thức về sự tồn tại của con người, giúp người đọc nhận thức sâu sắc hơn về cuộc sống. Nghiên cứu thơ Y Phương, thời gian nghệ thuật hiện lên rõ nhất là thời gian lịch sử, thời gian đời tư, thời gian hoài niệm và chiêm nghiệm về thời gian.

Thời gian lịch sử là kiểu thời gian nghệ thuật đặc trưng của thơ ca cách mạng. Thời gian lịch sử thường gắn liền với thời gian đời tư. Chính điều này đã làm xuất hiện các trường ca nghiêng về phía trữ tình. Sẽ khơng q “khi coi các tác phẩm trường ca

là một bộ sử thi hồnh tráng xây dựng tập trung và thành cơng những hình tượng tiêu biểu của một giai đoạn lịch sử hào hùng” [49, 317]. Và điều đáng lưu ý, “trong các trường ca này các tác giả đã trình bày thời gian lịch sử chiến tranh cách mạng thông qua cảm nhận cá nhân, số phận cá nhân của nhân vật trữ tình” [46, 150]. Trường

ca “Chín tháng” của Y Phương giới thiệu với người đọc thời gian lịch sử, không dựng những cảnh chiến trường dữ dội, mà chỉ chắt lọc những chi tiết nổi bật, dễ gây ấn tượng. Điều đáng nói nhất khi nhắc đến trường ca này là “sau tất cả những hình tượng

con trẻ, người trai, người lính; những tình cảm của kháng chiến, là hình tượng người mẹ âm thầm, bền bỉ, cao cả mà vẫn rất riêng của Y Phương” [3, 297]. Đọc thơ Y

Phương, đặc biệt bài “Ngày xuống núi”, người đọc cảm nhận thời gian lịch sử được tái hiện bên cạnh những chiến thắng hào hùng thì những mất mát hi sinh của người lính, của nhân dân khơng thể kể hết. Gắn với thời gian lịch sử là sự hi sinh của người mẹ, cô gái, và em bé:

Sau trận tập kích Giặc lui về

Dưới chân cơ gái nhiều em bé Trong lịng cơ gái – một bà mẹ Tất cả đều đã chết

Nhưng không ai nhắm mắt. (Nhật ký chiến tranh)

Ý thức về trách nhiệm của tuổi trẻ trước số phận của dân tộc được Y Phương biểu hiện bằng những câu thơ hết sức xúc động:

Cầm chắc súng nào em

Câu hát tháng Giêng cất vào hoa đá Đứng vững ở đây mà chiến đấu Tựa lưng vào vách đỏ chiến hào Ta quyết khơng lùi

Cả đất nước trong vịng tay ta giữ (Tiếng hát tháng giêng)

Quá khứ gắn với mất mát, hi sinh thì tương lai biểu trưng bằng sự tươi sáng: Chúng con no như hạt mùa màng / Đi từ nhà ra đồng / Đi từ sông ra biển / Từ

đêm tới ngày / Đem chiến thắng về đầy hai tay mẹ (Thưa mẹ chúng con đã lớn).

Bước vào cuộc sống hiện đại “thời gian lịch sử đã chuyển dần sang quan niệm

thời gian là thời gian của đời người” [46, 153]. Thơ Y Phương cũng nằm trong quy

luật ấy. Thời gian đời tư xuất hiện trong sáng tác của ơng và có khá nhiều tác phẩm thành công. Thời gian được cảm nhận mang đậm sắc thái cá nhân. Thời gian trơi qua nhanh chóng, đời người thật ngắn ngủi trong quãng thời gian ấy:

Thế là Tết sắp đến Tết đang

Tết đi rồi Nao nao khói Vơi vơi người

Lá bánh cành đào se nẫu ruột Hôm nay nữa là mai

Sang mốt

Cứ đều đều mai mốt dẫn nhau đi. (Chiếc lá non)

Thời gian trôi nhanh, một đi không trở lại, để rồi khi con người đi vào cõi vĩnh hằng thì sự thương tiếc cịn đeo đẳng mãi: Cả một đời chắp vá / Cả một đời tạm bợ /

Bà cụ cười giòn tan / Tám mươi năm sống trong thế gian / Tay vặt lá / Ngủ ổ rơm / Bà cụ cười / Hơm nay khuất núi rồi / Hịn đá như con người / Đứng âm thầm thương cụ (Đá).

Cịn có thể tìm thấy thời gian hồi niệm trong thơ Y Phương. Cũng giống như thơ đương đại, thời gian hoài niệm trong thơ Y Phương thường “gắn với tuổi thơ và

làng quê, là nơi mà con người dù nghèo cực đã được sống trong khơng gian đầy bóng mát của thiên nhiên, sự ấm áp của tình người và sự êm ái của niềm vui cộng cảm văn hóa truyền thống” [46, 159]. Bài thơ “Bài hát chăn trâu” chứa đầy thời gian hoài niệm

về tuổi thơ của Y Phương cùng với dấu ấn văn hóa Tày:

Bài hát chăn trâu Một thời ai cũng hát Vọng từ núi Lũng Ang Truyền sang Kéo Tác

Tiếng trẻ trâu long lanh hoi hoi như đồng cỏ. ….

Núi âm âm truyền đi Núi nọ liền núi kia

Ông Hời chống gậy sướng Quên đuổi trâu ăn lúa.

Hoài niệm về tuổi thơ nơi làng quê thường gắn với hình ảnh người thân trong gia đình. Với Y Phương đó là những kỉ niệm về người bà thân thương :

Ngày ấy Lưng bà còng Mái đầu chạm đất Cặp mắt đục

Bà lê tấm thân ra tận cửa

Giơ cả hai tay run run như cọng lá gianh. (Con ốc của bà)

Nhà thơ Ngơ Minh cho rằng: “Để cho thơ có chiều sâu thâm thúy, người làm thơ phải

có những câu thơ chiêm nghiệm, chiêm cảm” [15]. Thật đúng vậy, những vần thơ

mang đầy tính triết lí qua sự cảm nhận về thời gian của Y Phương khiến người đọc nhiều suy ngẫm: Có người / Cả một đời / Ngậm miếng nước / Nhai đi nhai lại / Ngẫm

nghĩ mãi về điều hay lẽ phải / Rồi chẳng dám làm gì / Có người / Cả một đời / Cắn miếng cơm / Không làm nát hạt cơm / Ngẫm nghĩ người nằm dưới người không chết /

Nằm dưới cây mới chết / Rồi chẳng dám làm gì / Có những người / Cả một đời / Bỏ phí (Có người cả một đời).

Cũng như nhiều nhà thơ khác, Y Phương “có thể miêu tả thời gian thuận chiều,

đồng dạng, đồng nhịp với thời gian tự nhiên nhưng nhiều khi lại miêu tả thời gian ngược chiều từ hiện tại trở về quá khứ rồi từ quá khứ đi tới tương lai. Và có lúc cả quá khứ, tương lai có thể đồng hiện tại trong một thời khắc của hiện tại” [52, 88]. Bốn

mùa xuân, hạ, thu, đông đều được thể hiện trong thơ Y Phương, nhưng có lẽ thời gian vào tháng giêng để lại ấn tượng sâu sắc nhất:

Mỗi năm mười hai tháng vận chuyển Bướm ong tìm làm bạn với hoa Trai gái dù mấy xa cũng về trẩy hội…

(Tiếng hát tháng giêng)

Trong dòng chảy của thời gian ấy con người tồn tại như một chứng nhân lịch sử luôn suy ngẫm về quá khứ, hiện tại và tương lai. Qúa khứ hào hùng của dân tộc hiện ra với bao nỗi gian truân, vất vả: Đất nước / Chưa một ngày yên nghỉ (Chín tháng). Y Phương tái dựng quãng thời gian quá khứ chiến tranh khi sự sống và cái chết của con người chỉ cách nhau trong tấc gang. Tất nhiên nhà thơ “không nhất thiết khắc họa thời

gian đang qua một cách như thật” [76, 104]. Tìm hiểu thời gian nghệ thuật trong thơ

Y Phương rất cần lập mối quan hệ giữa thời gian nghệ thuật với những phạm trù và ý nghĩa triết lí. Bài thơ thể hiện rõ vấn đề này là “Một cuộc hàn huyên” giữa hai thế hệ:

Tôi đi bên nhà văn già Như đi bên lèn núi Leo dốc

Chiều buông sau lưng Sao bừng trước mặt.

Chưa bao giờ yên vui như chiều nay Bước hết sỏi

Đến bậc thềm hoa đá

Thanh thản uống trà nói chuyện. Cuộc hàn huyên giữa hai thế hệ Băn khoăn riêng lên trời Cái gạt tàn đầy khói.

Qua đoạn thơ “Y Phương đã nhận thức được khá đầy đủ về trách nhiệm của thế hệ

mình trong sự nghiệp chung về văn học của dân tộc, của đất nước” [3, 258].

Tóm lại, quan niệm thời gian nghệ thuật trong thơ Y Phương phong phú, đa dạng, gần gũi với con người miền núi. Nhiều câu thơ nói về thời gian của Y Phương được người đọc tâm đắc, có thể xem đó là thành cơng lớn của người cầm bút.

Một phần của tài liệu Luận văn thế giới nghệ thuật thơ y phương (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)