Quê hương trong truyền thống văn hóa

Một phần của tài liệu Luận văn thế giới nghệ thuật thơ y phương (Trang 36 - 43)

Nhà thơ Y Phương là người dân tộc Tày, cảm hứng về quê hương trong truyền thống văn hóa cũng là văn hóa của người Tày. Tác giả từng tự hào: “Người Tày - một

trong những nhánh tộc người thuộc nhóm ngơn ngữ Tày – Thái. Nhóm ngơn ngữ này kéo dài thành một vệt từ miền Nam Trung Quốc đến Việt Bắc, Tây Bắc của Việt Nam. Kéo đến Lào sang Thái Lan qua Mianma. Thậm chí đến tận Ấn Độ cũng có một nhóm tộc người San, thuộc ngữ hệ Tày – Thái” [35]. Ở Việt Nam, theo số liệu điều tra năm

1989 thì người Tày có khoảng 1.190.342 người và địa bàn cư trú chủ yếu ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Thái, Lào Cai, Quảng Ninh, Yên Thái, Hà Bắc, Lâm Đồng, Sơn La, Đắc Lắc.

Văn hóa có thể hiểu “là một hệ thống các giá trị vật chất và các giá trị tinh

thần do con người sáng tạo ra và sử dụng các giá trị ấy trong quá trình hoạt động thực tiễn của mình” [48]. Nghiên cứu cảm hứng về truyền thống văn hóa của quê

hương nhà thơ Y Phương cần dựa trên cơ sở này. Tìm hiểu văn hóa của người Tày ta thấy có những nét tương đồng trong quan niệm với người Kinh. Chẳng hạn, cả người Kinh và người Tày đều cho là đàn ơng có 3 hồn 7 vía, đàn bà có 3 hồn 9 vía. Hồn gốc có thể rời khỏi xác đi lang thang ở trần gian, lên Mường trời, sang thế giới bên kia rồi lại về nhập vào xác người sống có hồn ấy.

Để tìm hiểu tác phẩm văn học được kĩ lưỡng người nghiên cứu cần đặt tác phẩm dưới nhiều góc độ khác nhau và cần nghiên cứu theo phương pháp liên ngành. Một trong những liên ngành hay được áp dụng chính là văn học và văn hóa học. Hầu hết sáng tác thơ văn đều chứa dấu ấn văn hóa. Ý thức bảo tồn văn hóa của Y Phương thật lớn. Điều này thể hiện rõ khi nhà thơ sáng tác. Theo Y Phương, “muốn sống đàng

hồng như một con người, tơi nghĩ phải bám vào văn hóa. Phải tin vào những giá trị tích cực vĩnh cửu của văn hóa” [12].

Riêng bài “Nói với con” được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 9 thì ngồi tình cảm đơn thuần của người cha tâm sự với đứa con gái của mình thì ý nghĩa sâu hơn mà tác giả muốn truyền đến người đọc chính là dù khó khăn đến mấy cũng khơng nên đánh mất đạo đức, văn hóa bởi vì theo ơng “văn hóa dân tộc là tài sản

lớn”. Lời khuyên đầy ý nghĩa khi ơng nói với con: Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung khơng chê thung nghèo đói.

Điều ơng tự hào là phong tục người Tày, một nét đẹp truyền thống văn hóa:

Người đồng mình tự đục đá kê cao q hương Cịn q hương thì làm phong tục.

Và để bảo tồn nét đẹp văn hóa của dân tộc mình, sống giữa thủ đô Hà Nội, ông vẫn giao tiếp với các thành viên trong gia đình bằng tiếng Tày.

Có thể áp dụng phương pháp liên ngành khi tiếp cận bài thơ “Nói với con” để hiểu một cách tường tận tác phẩm. Khi giảng, ngồi chú thích trong sách giáo khoa giáo viên cần nắm bắt thêm một số nét đẹp văn hóa liên quan đến ý thơ. Chẳng hạn, câu “Vách nhà ken câu hát” là yếu tố phi vật thể. Y Phương lấy chính phong tục của dân tộc mình để diễn ý câu thơ này. Những cuộc hị hẹn của những đơi trai gái diễn ra rất nên thơ. Chàng trai ngồi ngoài vách, cô gái ở bên trong vách, hai người hát cho nhau nghe, họ có thể hát thâu đêm đến khi trời sáng. Vì thế, theo tác giả “bức vách ở

đây không chỉ là một bức vách cụ thể bằng đất bằng đá nữa. Nó đã trở thành một chủ thể văn hóa” [12]. Nếu khơng áp dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành Văn học –

Văn hóa học thì bài giảng của giáo viên sẽ khơng được sâu, không gây được ấn tượng đối với học sinh, và đặc biệt khơng truyền được vốn văn hóa dân tộc Tày theo dụng ý của nhà thơ.

Yếu tố văn hóa này cịn được Y Phương thể hiện trong bài “Có một mối tình”:

Tơi cịn nhớ Có một mối tình

Cứ đêm đêm đèn đuốc đến tìm Vách nhà rách người hát tình ca

Năm chị tơi mười tám.

Y Phương trong bài “Thưa mẹ chúng con đã lớn” gắng ghi lại sự hình thành, từng bước đi và bộ mặt tinh thần của dân tộc qua hơn bốn ngàn năm lịch sử. Ông tìm về với truyền thống dân tộc bằng cảm hứng dạt dào, yêu thương:

Mẹ

Người con gái Âu Lạc Trâm bằng đồng Trống bằng đồng

Đám cưới sang sơng đằm nhịp chèo hị hụi Vó ngựa sắt bay lên đỉnh núi

Tre ngà mọc với đoàn quân

Chúng con đi nhớ rét nàng Bân.

Trang phục thể hiện phong tục tập quán của một dân tộc. Trang phục của những thiếu nữ Tày là chiếc áo chàm xinh xắn góp phần tôn thêm nét thanh xuân của người thiếu nữ và “là cảnh đẹp thơ mộng của cuộc sống núi rừng” [3, 284]:

Những cô gái áo chàm Lơ ngơ đi trên cỏ Ơ hay trời chẳng gió Áo chàm tung cánh bay.

(Áo chàm bay)

Để có được những chiếc áo chàm là cả một kì cơng, từ khâu thu hoạch chàm đến khâu chế biến đòi hỏi sự điêu luyện. Đây là một nghề thủ công truyền thống dệt vải - nhuộm vải “Cơ hàng xóm ít ẹt dệt vải” (Lời ru quê ngoại), một nét đẹp văn hóa của người vùng cao. Nói đến áo chàm người đọc liên tưởng đến giếng chàm: “Giếng chàm là nơi

tự tình, trở thành công viên đá của tuổi trẻ. Giếng chàm cũng là nơi cung cấp mọi thông tin cho làng” [25]. Để rồi mỗi dịp được trở về thăm làng nhà thơ Y Phương lại

bần thần đứng bên giếng làng.

Theo phong tục của người Tày hầu như tháng nào cũng có tết, nhưng tết tháng giêng là cái tết to nhất: “Cái tết anh cả. Tết khởi đầu trong năm” [36]. Chính vì thế:

Mỗi năm mười hai tháng vận chuyển Bướm ong tìm làm bạn với hoa Trai gái dù mấy xa cũng về trẩy hội…

(Tiếng hát tháng giêng)

Khơng khí ngày tết thật vui nhộn: Tết đến làng / Eng éc tiếng lợn kêu / Thụp thùm

chày giã gạo / Ơi ới người gọi người / Khắp cánh đồng râm ran tiếng núi / Tết đến nhà / Lá vừa thơm / Hoa vừa non / Quả vừa giòn / Con cái nhà ai đi ngang qua e thẹn / Tết vào nhà / Bố lửa cười / Cột nhà hồng / Con dao cái cuốc nghỉ chơi ăn bánh / Tết ở lại / Mưa sương như hoa rơi / Trời dần ấm / Rừng đào ló lé nụ / Muôn mặt cười (Mặt hồng cười).

Phong tục tập quán là nét đẹp văn hóa, cũng là nguồn tư liệu để nhà thơ Y Phương khai thác. Ngày lễ tết ở buôn làng hầu như nhà nào cũng chuẩn bị kĩ lưỡng thậm chí chuẩn bị cho tết tháng giêng ngay từ sau rằm tháng bảy: “Tết tháng giêng hẹn

từ tháng bảy” (Lên Cao Bằng). “Đàn bà con gái lo chắp vải quả còn. Họ thường thêu đơi chim hịa bình đậu trên cành hoa đào. Cành hoa rũ xuống ôm lấy hình quả trám. Hình quả trám lọt vào ngôi sao tám cánh. Họ cho rằng đây là số mệnh của người con gái trên vng vải nhỏ. Nó sẽ là quà lưu niệm cho người mình yêu” [36]. Nét đẹp văn

hóa này đi vào thơ Y Phương thật dễ thương:

Mẹ sinh anh làm trai Cha sinh em làm gái Em là quà của núi Cho không anh mang về.

(Qùa của núi)

Tháng hai có tết Thanh Minh. Thời tiết trong tết Thanh Minh thường ấm áp, xen lẫn khí núi thanh sạch và lịng người thanh thản. Một trong những nét đẹp văn hóa vùng cao khác không thể thiếu cần được bảo tồn là chợ tình. Nét đẹp văn hóa này từng gợi sự tị mị của biết bao du khách trong và ngồi nước. Chợ tình là nơi gặp gỡ của biết bao đôi lứa yêu nhau, cũng là nơi hị hẹn của những người khơng đến được với nhau:

Em như rượu ngọt làm anh say Anh sơ ý em tuồn qua kẽ hở Từ đấy

Em lấy chồng anh cưới vợ Từ đấy

Dù ốm Dù đau

Cố lết mà đi gặp lại bạn tình. (Ngày chợ Thanh Minh)

Tết Tảo mộ vào tháng ba, “con cháu dù có đi làm ăn nơi xa cũng lặn lội tìm về

cội nguồn… Đến ngày Tảo mộ mà vắng mặt, lập tức bị người làng chê cười. Người anh em trong họ mạc trách mắng. Người trong nhà thì bực tức và giận dữ. Cả năm có một ngày gặp lại tổ tiên, ông bà cha mẹ…thế mà khơng thấy tăm hơi đâu” [38]. Tín

ngưỡng là nét đẹp văn hóa tồn tại lâu đời. Cúng giỗ ông bà tổ tiên đã khuất là biểu hiện của văn hóa tâm linh cịn tồn tại đến cả thời hiện đại. Có thể thấy đây là nét đẹp văn hóa cần được giữ gìn và phát huy để hướng về cội nguồn, vì con người phải có tổ có tơng. Nét văn hóa này khơng chỉ ở người Tày mà cả ở người Việt:

Mồng một hôm rằm Con thắp hương cúng cha.

(Ngựa hồng)

Không chỉ thờ cúng tổ tiên, người Tày cịn có những nét văn hóa tâm linh đặc biệt khác như chuyện sinh nở được em bé cũng khấn vái, niệm thần phật: Khúc củi

hừng hực cháy / Còn gang nữa đến trời / Bà rút ra / Dí xuống đáy nồi / Niệm thần phật / Trăm ngày thì cháu tơi biết ngồi / Ngàn ngày thì biết chạy / Vạn ngày biết bay / Bay lẫn vào rừng cây / Nhòa vào rừng hoa / Lúc lỉu bám lên cành làm ngọt / Tao treo mày lên cửa / Báo cho cả làng / Trong nhà đang có hịn vàng (Chín tháng).

Theo phong tục của người Tày hầu như mỗi tháng âm lịch đều có một ngày tết. Ngồi những cái tết kể trên thì tháng tư có tết Hạ Chí, tháng năm tết Đoan ngọ, tháng sáu tết Vía trâu. Tết Vía trâu diễn ra vào ngày 6 tháng 6 âm lịch. Có nơi gọi là Tết rửa cày bừa. “Cả làng cả tổng ai cũng gọi trâu ơi. Gọi trâu như gọi người” [23]. Tết Vía trâu gợi cho con người lịng biết ơn sâu sắc. Nếu khơng hiểu cái tết Vía trâu thì khơng thể cảm nhận được cái hay, sâu sắc trong những câu thơ:

Bài hát chăn trâu Một thời ai cũng hát Vọng từ núi Lũng Ang Truyền sang Kéo Tác

(Bài hát chăn trâu)

Cũng như người Kinh vào rằm tháng bảy người Tày có Tết Xá tội vong nhân. Tháng tám tháng chín có Tết Cơm mới, tết cúng ông trăng, ba tháng cịn lại có tết Đơng chí. Đọc thơ Y Phương ta dễ dàng tìm thấy văn hóa lễ hội. “Lễ mang ý nghĩa tín

ngưỡng: cầu xin và tạ ơn quỷ thần phù trợ cho việc làm ăn và cuộc sống con người; hội là vui chơi, thưởng thức, xem gì xảy ra trong dịp diễn xướng lễ hội” [48,44].

Ngồi ra các thú vui chơi, văn hóa ẩm thực được đề cập đến khơng ít thì nhiều, đó chính là việc ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của nhà thơ Y Phương. Ngày tết, bánh trái trở thành một phong tục không thể thiếu với người Tày. Đó là các loại bánh gai nhân đỗ xanh, bánh dày nhân trứng kiến…:

Mùa xuân lò dò về Sưởi ấm cả rừng đào

Này mùa xuân ơi ăn hết bánh Tày rồi hãy đi

(Làng hoang)

Ngoài ra ta cịn tìm thấy văn hóa ẩm thực trong bài “Mường Khương”:

Đường mờ sương

Bà cụ xám thái bánh khoải.

Nét văn hóa ẩm thực của người Tày còn ở việc uống rượu cần. Y Phương đề cập đến vấn đề này như một thú vui ẩm thực khơng thể thiếu:

Vị rượu cần Từ từ nóng Từ từ uống Từ từ say

Không rõ đêm hay ngày

Từ từ nắm tay em hay em nắm tay ta Là là bay vào cõi tiên

Trời khi tỉnh dậy

Chỉ cịn mình ta nằm cịng queo trên giường ơm rượu rỗng. (Rượu cần)

Ngày tết là dịp diễn ra các trò chơi dân gian “tham gia các trò chơi đấu vật, kéo

co, đua ngựa, múa chim, chơi cờ tướng… dành cho đàn ơng. Ném cịn, chơi cầu lơng gà, thêu thùa may vá, gấp chim , gấp hoa… dành cho đàn bà con gái. Đánh khăng

đánh đáo, bịt mắt bắt dê, dành cho các em, các cháu thiếu niên, nhi đồng” [36]. Y

Phương không chỉ tái hiện phong tục tập quán của người Tày mà còn giới thiệu với bạn đọc phong tục của người Dao. Ngày đầu năm mọi tập tục kiêng cữ của người Dao cũng được thể hiện: Đêm cuối năm / Người Mông uống rượu với thịt gà / Đợi sáng /

Ngày mai / Ngày đầu năm / Người Mông không đánh Pao / Không cắt cỏ ngựa / Trong nhà không đốt lửa / Ngày mai / Ngày đầu năm / Chỉ thổi khèn / Nhảy múa / Rã rời / Lời / Tình yêu (Ngày đầu năm). Trong dịp tết trai gái người Dao tập hợp

thành đoàn đi từ bản này sang bản khác, họ hát Páo Dung tràn đêm sang ngày. “Hát

đến dài tóc xanh râu. Hát rè cả tiếng khan giọng. Sau mỗi cuộc hát có đơi thành vợ thành chồng. Cuối năm có cháu cõng bi bơ mang về khoe nhà ngoại” [37].

Còn với người Tày sau hội tung còn là đêm hát lượn ngay sau khi quả còn làm thủng hồng tâm. “Bên thắng hát đố bên thua. Bên thua lại lên tiếng đố bên thắng.

Cuộc hát này không phân thắng bại mà chỉ để làm cho nhau xanh da đỏ mắt. Suốt đêm hai phe ngồi đối diện nhau quanh bếp than hồng. Miệng thì hát cịn đơi tay vân vê quả cịn chắp mười hai mâm vải” [26]. Trong lời hát lượn ấy có sự hứa hẹn “Tình anh u em rộng lớn như trời xanh. Tình em yêu anh ấm nồng như lửa đỏ. Lửa sẽ thiêu rụi tình u chúng mình nếu anh ăn ở hai lịng” [26]. Lời hát lượn, hát sli ấy theo mãi nhà thơ: Câu hát lượn chậm rãi

Câu hát lượn nặng nề Còn buồn đến bao giờ “Anh hỡi ơi anh hỡi Em hỡi ơi em hỡi” Nghe hát lúc chập tối Bây giờ đã sớm mai Câu hát lượn rõ dài.

(Người làm bài hát lượn)

Làng Hiếu Lễ, quê hương Y Phương xưa kia là đất của quan Châu quan Phủ. Một vùng quê có mỏ nước ăn quanh năm đầy ăm ắp, nước vừa trong vừa ngọt bởi nó được chắt ra từ các kẽ chân núi đá. Y Phương tự hào nguồn nước tạo ra chất giọng đặc biệt của quê mình: “Từ lâu tôi đã nghe mọi người đồn rằng thứ nước ấy ăn vào thì

ngọt giọng. Thảo nào đàn ông làng tôi giọng trầm và ấm. Khi họ nói họ cười tiếng to vang như giọng ca sĩ opera. Tiếng lượn tiếng hát của các cơ gái chàng trai thì đầy ma

lực. Nó cuốn hút người nghe. Nó làm mê đắm người xem. Nó làm mềm đá vơi. Nó làm tươi tốt cây cối và hoa màu” [26]. Nhà thơ tự hào viết:

Đất Hịa An cho giọng nói mềm sao Đất Trùng Khánh, giọng miền cao Nghe hơi cứng

Câu Hà Lều nghiêng ngã. (Lên Cao Bằng)

Giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc là nét đẹp luôn ánh lên trong thơ Y Phương, bởi thế tìm hiểu thơ ơng, ta thêm u văn hóa của dân tộc Tày. Ta có dịp hiểu thêm một loại nhạc cụ của người dân tộc miền núi là đàn then. Đàn then đã thành tên một tập thơ của Y Phương. Cấu tạo đàn then khá đơn giản nhưng sức biểu cảm của âm thanh lại rất phong phú, có thể diễn tả niềm vui và nỗi buồn. Theo nhà nghiên cứu Thái Vĩnh Linh, “phải chăng tác giả dùng hình ảnh cây đàn này, đặt tên cho cả tập

thơ của mình, như thể nói thay cho cả lịng mình?” [ 3, 286]. Với nhà thơ Y Phương,

lời cây đàn quả có thể nói hộ lịng tác giả:

Một phần của tài liệu Luận văn thế giới nghệ thuật thơ y phương (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)