Ngôn từ nghệ thuật

Một phần của tài liệu Luận văn thế giới nghệ thuật thơ y phương (Trang 59 - 61)

Thành công của một tác phẩm văn học phải có sự góp mặt của cả nội dung và hình thức. Đây là hai mặt gắn bó khăng khít của cùng một vấn đề, nên sẽ phiến diện nếu xem xét thơ Y Phương chỉ chú ý tới nội dung mà khơng chú ý tới hình thức. Vì thế “khi chú ý đến mối quan hệ này cần phải quan tâm đến cả hai mặt: mặt hình thức của

hình thức và mặt hình thức của nội dung”[49, 7], có như vậy việc tìm hiểu thơ Y

Phương mới thật sự thấu đáo.

Nghiên cứu thơ Y Phương điều nhận thấy lớn nhất là hình thức thơ của ơng luôn gắn với nội dung. Thể thơ thường được sử dụng trong thơ Việt Nam hiện đại là thơ tự do. “Trong Tuyển tập thơ Việt Nam 1975 - 2000 thơ tự do chiếm tỉ lệ cao nhất:

186]. Thể thơ Y Phương sử dụng trong hầu hết các sáng tác cũng là thơ tự do bởi nhu cầu đòi hỏi thơ đi sát cuộc đời hơn, phản ánh những khía cạnh mới của cuộc sống một cách đa dạng. Vì “thơ tự do chẳng những nói được những mặt gồ ghề, gân guốc của

cuộc sống mà cịn nói được những mặt đổi thay của cuộc đời một cách nhẹ nhàng thấm thía”[49, 307]. Sáng tác thơ theo thể tự do, Y Phương thể hiện được cách nhìn

nghệ thuật mới của mình. Thơ tự do là “thơ phân dịng nhưng khơng có thể thức nhất

định. Nó có thể là hợp thể, phối xen các đoạn thơ làm theo các thể khác nhau, hoặc hoàn toàn tự do”[56, 319].

Biện pháp nghệ thuật là “những nguyên tắc thi pháp trong việc tổ chức một

phát ngôn nghệ thuật, người ta thường nói đến biện pháp nghệ thuật khi xác định những hình thức mới hoặc khi nói đến việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật đã ổn định, cố định vào mục đích mới”[56, 21]. Những biện pháp nghệ thuật được Y Phương

vận dụng vào tác phẩm theo cách đặc biệt, gây được ấn tượng, tạo phong cách riêng của nhà thơ. Phong cách của Y Phương trực tiếp biểu hiện qua việc sử dụng ngơn ngữ. Phân tích phương thức biểu hiện của ngơn ngữ thơ thực chất bao gồm hai mặt, “mặt

thứ nhất: phải phân tích những kiểu diễn đạt cơ bản trong thơ ca. Chẳng hạn như những kiểu so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, tỉ dụ, khoa trương…là những kiểu diễn đạt hay được dùng phổ biến nhất, mang đặc điểm ngôn ngữ thể loại. Mặt thứ hai: cần phải phân tích những biện pháp chuyển nghĩa mà nhà thơ áp dụng để biểu thị những suy nghĩ, tình cảm của mình trước đối tượng, cũng như việc miêu tả những tính chất và phẩm cách của đối tượng”[49, 95]. Khi sáng tác tác phẩm, Y Phương vận dụng

phương thức tu từ một cách linh hoạt để thể hiện một cách sinh động, sâu sắc hiện thực khách quan và thế giới nội tâm của con người. Ngoài việc lựa chọn và sử dụng những phương tiện ngơn ngữ có sẵn trong kho tàng ngơn ngữ dân tộc, Y Phương còn sáng tạo ra những yếu tố mới trong ngơn ngữ để diễn đạt sinh động và có sức truyền cảm nội dung thơng báo. Vì vậy “sự lựa chọn từ ngữ, phương thức tu từ trong thơ bao giờ cũng

nhằm làm cho nội dung cảm xúc, thái độ đánh giá, sự đồng cảm hoặc phê phán của chủ thể trở nên nổi bật”[81, 193].

Biện pháp nghệ thuật chính Y Phương sử dụng trong sáng tác là so sánh. Ơng ln nhìn sự vật, hiện tượng trong thế so sánh, đối lập, liên hệ, đối chiếu. So sánh nghệ thuật góp phần quan trọng tạo cho người đọc ấn tượng thẩm mĩ phong phú khi tìm hiểu các sáng tác của Y Phương. Cịn các hiện tượng chuyển nghĩa trong thơ Y Phương là

khả năng sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ, là kết quả của một thao tác trong quá trình sáng tạo nghệ thuật của ông. Hiện tượng chuyển nghĩa thuộc phạm trù lời nói in đậm dấu ấn cá nhân của nhà thơ Y Phương. Đặc biệt cần nghiên cứu việc sáng tạo ra yếu tố mới trong ngôn ngữ ở những sáng tác của Y Phương để thấy được nét đặc sắc về nghệ thuật của thơ ông. Thơ Y Phương “tác động đến người đọc vừa bằng sự nhận thức

cuộc sống, vừa bằng khả năng gợi cảm sâu sắc, vừa trực tiếp với những suy nghĩ cụ thể, vừa gián tiếp qua liên tưởng và những tưởng tượng phong phú, vừa theo những mạch cảm nghĩ, vừa bằng sự rung động của ngôn từ giàu nhạc điệu” [52, 165].

Một phần của tài liệu Luận văn thế giới nghệ thuật thơ y phương (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)