Tình cảm đối với người thân

Một phần của tài liệu Luận văn thế giới nghệ thuật thơ y phương (Trang 52 - 59)

Thế giới nghệ thuật thơ Y Phương thân thuộc với người dân vùng cao vì ơng đưa vào thơ những hình ảnh, con người xung quanh mình. Viết về những người thân yêu ruột thịt của mình, Y Phương dành cho họ biết bao tình cảm yêu thương tha thiết. Hình ảnh người ơng, người bà, người cha, người mẹ, người vợ, con trẻ trong thơ Y Phương đã thật sự đánh thức trong người đọc tình cảm ruột rà, máu mủ.

Sự ra đời của cháu bé là niềm vui, nỗi mong đợi của cả nhà:

Báo cho cả làng biết

Trong nhà đang có hịn vàng. (Chín tháng)

Người Kinh thường ví mắt đứa trẻ như hạt nhãn, nhưng Y Phương lại ví cặp mắt cháu bé đen như chữ Hán.“Mắt đen như chữ Hán quả là cái đen rất lạ, rất gợi, rất ý nghĩa,

rất Y Phương vậy” [3, 304]. Cặp mắt thơ ngây của cháu bé thu hút cả ông ngoại lẫn

ơng nội:

Ơng nội một đầu nơi Ơng ngoại một đầu nơi Ề à ru cháu bé

Cháu bé vừa đầy tháng Non nỏn như vàng trăng Có lời chúc khẽ khàng Có lời chúc trầm trầm Như đường lăn trên lưỡi Của ông bà

Của cha mẹ

Rơi rào rào quanh nôi cháu bé Ơi à

Cháu bé tỉnh rồi Đôi mắt đen chữ Hán Hau háu nhìn

Những lời chúc bay bay. (Lời chúc)

Một ngày bình yên với đứa cháu yêu quý là niềm vui của ơng bà. Cảnh gia đình thật đầm ấm với hình ảnh đứa cháu bi bơ tập nói: Lại một ngày rồi / Cháu làm thơ chưa /

Con gà trống trú mưa / Bác Phương ngồi xuống giường đã thuộc (Một ngày bình

yên).

Kỉ niệm về người bà hằn sâu trong tâm trí nhà thơ. Lời ru của bà theo mãi nhà thơ: Bà ru / Tôi không ngủ / Nằm nghe / Tiếng ru hóm hém / Lập lịe / Bà trơng / Có

lần mưa bão sang sơng / Nửa đêm / Tơi đói / Nhưng khơng / Gọi bà / Bà tôi khuất núi / Tôi đi xa / Lời ru đau đáu la đà nhện giăng (Lời ru).

Trở về thăm quê, gặp lại cảnh cũ nhưng ơng bà khơng cịn nữa, nỗi buồn thương dâng tràn:

Ơng ngoại khơng cịn Bà ngoại cũng khơng ….

Tơi đi men men vách Nhìn thật lâu từng nhà Hình như

Từ lời ru bước ra

(Lời ru quê ngoại)

Hình ảnh in đậm trong lịng tác giả là hình ảnh người bà cùng bát cháo ốc: Bà ơi / Ai

biết bát cháo ốc đồng bà múc cho cháu lại là lần chót / Ngày ấy / Lưng bà còng / Mái đầu chạm đất / Cặp mắt đục / Bà lê tấm thân ra tận cửa / Giơ cả hai tay run run như cọng lá gianh / Cháu của bà còn bé kin kin / Chạy trốn nhanh như sóc / Bà cười / Miệng méo xệch / Dấn ra hai ngấn nước (Con ốc của bà).

Với Y Phương cô gái của riêng ông thật đặc biệt vừa hiền dịu, vừa cứng cỏi:

Em là mực trong ngòi Là cơm trong nồi Là gà gáy

Cũng là quả ớt.

(Em – cơn mưa rào – ngọn lửa)

Cô gái ấy đã “thâu lượm vào nhan sắc và phẩm hạnh mình những đường nét riêng của

dân tộc” [3, 264]: Em hiền lành Chậm chạp

Em đội chum rượu đến với anh Bằng đôi chân to khỏe

Lách qua đau khổ Đến với anh.

(Em – cơn mưa rào – ngọn lửa)

Hình ảnh người vợ được nhà thơ đưa ra so sánh với cơn mưa rào và ngọn lửa. Cách so sánh của Y Phương gây ấn tượng với người đọc. Sự xuất hiện của người vợ đã làm thay đổi hẳn người đàn ông trải qua cuộc chiến tranh ác liệt tưởng như khơng cịn biết rung động là gì:

Em mới nở cho anh một cơ nàng đa cảm Ơi! Em - cơn mưa rào - ngọn lửa

Có em về

Anh mất dần thói xấu

Biết ăn năn trước lúc bình minh. (Em - cơn mưa rào - ngọn lửa)

Hình ảnh người vợ tần tảo đi vào thơ Y Phương đại diện cho tất cả những người phụ nữ miền cao. Y Phương viết về người vợ với bao tình cảm yêu mến: Em lặn lội

giữa đàn chim trắng / Tấm thân gầy đi trong thung lũng xanh / Rét tím mơi / Nắng cháy người / Đường xa / Chậm đi / Lịng khơng dám mỏi (Đàn chim trắng). Niềm

mơ ước đôi khi thật giản dị:

Ước gì giường bé lại Chỉ bằng hai gang tay Ta nằm thương nhau Ngày nối ngày.

(Ước gì)

Hình ảnh đứa con tập đi trong sự dìu dắt của bố mẹ là cảnh gia đình thật hạnh phúc được Y Phương tái hiện trong bài thơ “Nói với con” – một bài thơ thành công trong đề tài viết về tình cảm gia đình:

Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước rụng tiếng nói Hai bước rơi tiếng cười.

Cha mẹ là chốn nương thân của con cái, bên cha mẹ người con bao giờ cũng thấy ấm áp, bình yên. Cha mẹ là nguồn động viên an ủi giúp con cái vươn lên trong cuộc sống, đồng thời con cái cũng là niềm vui và hi vọng của cha mẹ:

Con ơi

Cha muốn giữ nỗi buồn này lại

Rồi thả cái khao khát ra cùng với gió trời Nay mai con lớn bằng người

Tự con sẽ hiểu nỗi lịng này của cha…. Cám ơn con - ngọn gió mùa xuân Bạc mưa vàng nắng

(Tay trái)

Cảnh gia đình hạnh phúc quây quần quanh mân cơm là mơ ước của biết bao người. Hình ảnh người mẹ chờ con đã được nhiều nhà thơ khai thác, riêng với Y Phương lại là hình ảnh người cha trong cơng việc nội chợ mong ngóng con đi học về : Hơm nay con học muộn chưa về / Cha ủ nồi cơm, nấu nồi canh / Nước đã réo năm

lần bảy lượt / Cha lắng tai nghe / Tiếng chân con / Chạy vù vù rơi bình bịch / Cha đợi chờ mong khắc nữa chắc là con đến (Chờ con).

Một chuyện có khi thật bình thường nhưng dưới ngịi bút của Y Phương lại trở nên vơ cùng cảm động. Lời căn dặn của người cha khi con vào lớp ba thể hiện sự quan tâm, lo lắng, của tình phụ tử: Sớm mai con vào lớp ba / Lớp ba đằng sau nhà ta / Leo

hết dốc là con đến lớp / Đêm nay cha chong đèn ngồi thức / Làm cách nào để dốc thấp hơn / Khơng rắn rết khơng gai góc bất chợt dọc đường / Nhưng có điều làm cha lo hơn tất cả / Người bây giờ / Đừng cãi nhau đừng đánh nhau nghe con / Cô lỡ quát về với cha hãy khóc / Con có đói, áo con có rách / Đừng xấu hổ con ơi cứ đi mà học / Chữ của người đời không phân biệt giàu nghèo (Sớm mai con vào lớp ba). Đứa con chính

là sự ràng buộc cuộc đời cha và mẹ:

Con là sợi giây hạnh phúc Mảnh hơn sợi tóc

Buộc cuộc đời cha vào với mẹ. (Con là)

Y Phương viết về người mẹ với bao tình u mến. Đó là hình ảnh người mẹ chăm chút từng li từng tí cho đứa con, hình ảnh đẹp thể hiện tình mẫu tử: Mẹ bón cho

con hớp nước / Và mắng yêu “nhõng nhẽo vừa thôi” / Cơn mơ xanh sải cánh lên trời / Con xoay lưng chắn luồng gió lạnh / Mẹ ở đâu mẹ ơi / Sao cứ xa con xa con …cứ xa / Làm con thèm / Làm con khát / Làm con đói / Làm con mỏi / Con nát nhừ / Và người con chảy ra từng giọt (Nhớ mẹ).

Hạnh phúc khơng gì diễn tả nổi của người lần đầu tiên được làm cha được Y Phương ghi lại bằng những câu thơ khơng có gì đặc biệt nhưng dễ làm nao lòng người đọc:

Thức dậy đi hịn đất thó

Cha chỉ được về thăm con chốc lát Gió Co Xàu thổi cong tã lót

Đất trời cha trong tam giác xanh Đang thở

Thức dậy đi nào hịn đất thó

Con hãy đái cho cha một bãi thật to Để cha bôi lem lên hàng râu rậm Con đang mơ gì cha khơng hiểu nổi Hai tay nắm chặt

Cha đây.

(Hịn đất thó)

Với bao vất vả cực nhọc của cha mẹ, những đứa con dần lớn lên, sự trưởng thành của người con phải trả giá bằng mái tóc bạc của cha mẹ. Rời vòng tay yêu thương của người thân, con cái bước vào đời để lại nỗi nhớ mong cho cha mẹ :

Bây giờ củ khoai đi học xa

Đêm đêm nhớ củ khoai mang thư ra đọc Vừa bóc vừa thơm cười khà khà.

(Củ khoai)

Xúc động biết bao trước tấm lòng yêu thương bao la của cha mẹ. Chính sự yêu thương, chăm sóc của cha mẹ là cơ sở cho việc hình thành nhân cách của những đứa con trong cuộc sống sau này. Hình ảnh đứa con được nhà thơ so sánh với những hình ảnh cụ thể, thân thuộc: Cây gậy gió, miếng dứa: Con là cây gậy gió / Đỡ cha đi đường xa / Cái

thằng / Đêm ngủ ngáy / Khỏe hơn bễ lò rèn / Cứ như vầng trăng méo / Nhễ nhại nhơ dần lên (Gậy gió).

Viết về con, Y Phương thể hiện những tình cảm chân thật nhất của con người. Đứa con chính là sự sống, là sự tươi mát hồn nhiên, bất diệt. Những vần thơ viết về con của Y Phương ln ấm nồng tình cảm yêu thương, thể hiện hạnh phúc lớn lao nhưng bình dị trong cuộc sống đời thường.

Với đứa trẻ, mẹ, cha là người gần gũi nhất bởi lẽ họ vừa có cơng sinh thành lại có cơng ni dưỡng: Mẹ / Người bạn đầu tiên của tôi / Kho báu đầu tiên của tôi / Nghe tơi

khóc / Người vội vàng thả vào tôi nguồn nước / Và / Cha tôi / Đêm đêm chong đèn đọc sách / Dậy nấu cơm vào lúc bình minh (Chín tháng).

Mẹ ốm vốn là đề tài được nhiều nhà thơ khai thác. Với Y Phương, khi mẹ ốm, ý thức trách nhiệm của những đứa con thể hiện một cách rõ ràng:

Trưa nay mẹ ốm

Thằng em ngồi viết bài Suốt buổi chẳng cười đùa Chị đi tìm rau ngải

Mang về hơ lửa xông cho mẹ Trưa nay mẹ ốm

Chị gắp thịt cho mẹ Em gắp thịt cho mẹ Chị rủ em ăn toàn rau.

(Mẹ ốm)

Ca dao có nhiều lời khuyên về trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ, đọc thơ Y Phương cũng tìm thấy những lời khuyên ấy. Với cách nói khéo léo, mượn hình ảnh thiên nhiên để thể hiện tình cảm, nhà thơ nhắc nhở kín đáo:

Con ơi

Mẹ yêu con như nắng Nắng chẳng bao giờ buồn Nhưng con ơi

Con thương mẹ bằng mưa Mưa một ngày đã nhạt Mưa cả tháng thì sao.

(Lời mẹ)

Như thơ văn từ bao đời nay, người mẹ trong thơ Y Phương cũng vất vả, tần tảo, hi sinh nuôi con lớn lên: Sau khi cha đi lên xe / Mẹ bế thằng em nằm ngang / Cõng chị

Nhuệ nằm dọc / Mang trên mình cả trời khó nhọc / Nhưng khó nhọc biết nhường nào / Nếu ở xa / Cha khơng cịn thương con và nhớ mẹ (Lửa hồng một góc ).

Hay:

Những năm dài đất nước có chiến tranh Các con đều đi vắng

Mẹ bảy mươi đất rộng sơng dài Mỗi khi trái gió trở trời

Mẹ ở nhà không dám ốm Cố nuôi năm nuôi tháng

Giữ trong nhà có một tiếng người. (Con mắt)

Hình ảnh cha mẹ nghèo đi vào thơ Y Phương thật tự nhiên, chất chứa bao nỗi thương cảm: Mẹ ta nghèo / Cha ta cũng nghèo / Quanh năm chẳng có giầy / Đẽo gốc

tre làm guốc (Những con đường núi).

Cảm hứng về tình yêu là nguồn cảm hứng lớn thể hiện thế giới nghệ thuật thơ Y Phương phong phú sinh động. Ông thực sự là một nghệ sĩ sống hết mình cho nghệ thuật “vay ở đời sống và trả nợ bằng tác phẩm của mình – nợ càng nặng lãi bao nhiêu

thì lại càng hay cho nghệ thuật và cho cuộc đời bấy nhiêu” [74, 137].

Nói tóm lại, đến với thơ Y Phương là đến với nước non Cao Bằng, một địa danh nổi tiếng đi vào ca dao:

Nàng về nuôi cái cùng con

Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng.

Bởi lẽ:

Cao Bằng gạo trắng nước trong.

Đến với thơ Y Phương người đọc còn cảm nhận được nguồn cảm hứng lớn là tình yêu quê hương đất nước và cảm hứng về tình yêu – những đề tài quen thuộc của người cầm bút. Tuy nhiên, với Y Phương, tình cảm ấy thể hiện thật đặc biệt bởi phong cách xây dựng hình tượng và phương thức biểu hiện riêng trong các sáng tác của ông.

Chương 3

Một phần của tài liệu Luận văn thế giới nghệ thuật thơ y phương (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)