Tình yêu đôi lứa

Một phần của tài liệu Luận văn thế giới nghệ thuật thơ y phương (Trang 44 - 52)

Buổi đầu quen nhau, cái tên người con gái cũng tạo được ấn tượng, là đề tài để Y Phương sáng tác. “Chỉ cái tên người con gái - cũng là tên một dịng sơng đã gợi lên

bao điều kì diệu” [3, 252]: Tên em lẫn một câu hị

Cất lên lại lắng chẳng dò được đâu Sơng dài bởi lượn vịng quanh Em làm quãng ngắn để anh tìm về.

(Tên em là dịng sơng)

Khơng chỉ cái tên, hình ảnh mái tóc cơ gái cũng theo suốt chàng trai trên từng chặng đường hành quân. Điều đặc biệt ở đây là Y Phương khơng nói thẳng ra điều muốn diễn tả mà “diễn đạt ý mình thật mạch lạc và kín đáo” [280,3]: Ngày ấy / Tóc

đi sam / Vắt dài / Trời ngát xanh / Rừng ngát thơm / Con đường bỗng dưng quanh / Bỗng dưng quành / Bỗng dưng co mình lên vách núi / Người bước trước / Tôi bước sau / Giữ khoảng cách xa nhau đều đặn (Lá vàng lại bay).

Trong quá trình sáng tác, bằng chất liệu ngôn từ, Y Phương “không những tái

manh, mơ hồ nhất mà các loại hình nghệ thuật khác bất lực” [52, 85]. Diễn tả tình yêu

nhà thơ mượn hình ảnh gió, nhân hóa gió để miêu tả một cách tinh tế khát vọng của con người:

Gió đực cuốn gió cái Xoắn vào nhau Cắn vào nhau Đã đời cơn khát

(Gió hoang)

Hay mượn hình ảnh hai con rắn quấn nhau trên cát: Hai con rắn trườn đâu rồi / Chỉ

thấy bời bời / Trắng đêm (Trắng đêm).

Viết về trai gái quê hương mình tự tình, những dòng thơ sau của Y Phương làm người đọc thật bất ngờ, thú vị:

Sáng sớm trong rừng Lá rụng

Hoa rụng Qủa rụng

Chim chóc cáo chồn ngơ ngác Suối chở đầy hương thơm nhàu nát.

(Chín tháng)

Hình ảnh suối chở đầy hương thơm nhầu nát là hình ảnh đẹp. Theo Đỗ Trung Lai “đây

là một ẩn dụ khoái thú nữa của hạnh phúc lứa đôi trong lối sống phồn thực thơ ngây của dân tộc anh” [3, 295].

Lời tỏ tình cũng mang dáng dấp của người vùng cao, thật chân thành, thẳng thắn mà khơng ít ý vị:

Em có u tơi khơng?

- Hãy hỏi các vì sao Em có lấy tơi khơng?

- Hãy hỏi các vì sao

Em về đây ở với tôi được không?

- Yêu nhau thì đừng hỏi

Những vì sao trên trời Nhấp nháy cười

- Đàn ông các người ngốc nghếch lắm!

(Đàn ơng ngốc nghếch lắm)

Khi u thì:

Nhưng em đâu biết

Trái tim anh ln ở gót chân em.

(Trái tim)

Người con gái đem lại cho nhân vật “tôi” cảm giác “Tỏa sáng”, “Ấm lên”, “Cồn cào” và đặc biệt: Này em / Người con gái châu Á mắt rắn ơi / Quả gì túng tính chạm vào

mơi / Vừa uống xong / Lạ chưa / Tôi đã khát (Người con gái châu Á mắt bé).

Nhà thơ thể hiện nỗi nhớ:

Một người nhớ một người Làm trái đất nghiêng

Cả nhân loại khơng hay biết. (Trái đất nghiêng)

Tình yêu đơn phương được rất nhiều nhà thơ đề cập. Bài thơ “Người khơng

thấy thì trời thấy” viết về tình u một phía “vẫn len lỏi tìm được đất sống cho riêng mình. Người viết khéo lí giải, tự nhiên cứ như khơng ấy” [87, 175]. Cơ gái trong bài

thơ mới kiêu kì làm sao, thế nhưng chàng trai cảm thấy đau xót khi người yêu xưa da mồi tóc bạc vẫn sống một mình: Anh u em nhưng em khơng u anh / Thơi đành vậy

/ Người khơng thấy thì trời thấy / Em dửng dưng bước qua / Em khinh khỉnh bước qua / Em cau có giậm chân quay ngoắt / Thơi đành vậy / Người khơng thấy thì trời thấy / Em kiêu kì / Em đỏng đảnh làm sao / Không một chàng trai nào làm em run rẩy / Thôi đành vậy / Người khơng thấy thì trời thấy / Hơm nay nghe tin em / Tóc bạc da mồi / Vẫn nằm một mình / Trời thấy sao trời khơng nói (Trời thấy). Điều đáng nói là ta

khơng tìm thấy sự hả hê của chàng trai khi cô gái vẫn cô đơn, ngược lại lời trách cứ kết thúc bài thơ “Trời thấy sao trời khơng nói” càng làm người đọc quặn lịng. Thành cơng của bài thơ là ở “khả năng chạm khắc vào trí nhớ của người đọc, hồn tồn xứng

đáng góp mặt trong Tuyển những bài thơ tình hay nhất của xứ ta” [87, 176].

Đọc mảng thơ tình của Y Phương, nói như nhà nghiên cứu Phạm Quang Trung, tác giả của nó rơi vào một trạng huống đặc biệt “đúng là tâm thế của một kẻ tử vì Đạo

– Đạo yêu” [87, 170]. Vì thế, nếu khơng có Y Phương, “chúng ta đã không thể có những bài thơ thắt lịng vì tha thiết u mà khơng thể sống cùng nhau, song vết thương

lịng thì chừng như khơng lành theo năm tháng. Cứ nhức nhối hồi. Mỗi khi trái gió trở trời. Và cả những khi trời yên biển lặng”[87, 170]:

Người ta yêu nhau cho nhau quả chua Người ta mến nhau cho nhau quả đắng Anh yêu em sao mà khổ thế

Nói qua kẽ tay.

(Hạt chia tay)

Mối tình thật đằm thắm trong sự diễn tả rất Y Phương:

Bắt được em rồi Anh ơm chặt Chết thì chết

Anh khơng bng em ra

Buông em khác nào thả cá xuống sông, thả chim lên trời. (Ngày chợ Thanh Minh)

Tưởng có thể giữ được người con gái ấy nào ngờ chỉ vì vơ tình sơ ý, họ phải xa nhau và nỗi tiếc nhớ đeo đuổi mãi chàng trai để rồi họ chỉ có thể gặp nhau mỗi năm một lần vào ngày chợ Thanh Minh:

Em lấy chồng anh cưới vợ Từ đấy

Hàng năm ngày chợ Thanh Minh Dù ốm

Dù đau

Cố lết mà đi gặp lại bạn tình. (Ngày chợ Thanh Minh)

Gặp lại nhau khi mái đầu đã bạc nhưng tình cảm của họ vẫn như xưa: Tơi bàng hồng

/ Mặt tôi đỏ như mặt trời sắp rụng / Tôi bối rối hôn lên vầng trán / Tôi lập cập hôn lên đôi môi / Nước mắt cùng trào vỡ ra / Buồn buồn tơi kể / Có một thời xa… / Bất ngờ / Em đỗ vào tôi / Củi mục cành khơ xanh lại rồi / Hịn đá vỡ mọc lên cây nghiến (Yêu

muộn). Hình ảnh cơ gái in mãi trong tâm trí của người yêu, trở thành nỗi nhớ để rồi

khi cô xuất hiện đem lại sự ấm áp cho chàng trai:

Đêm nay ngồi một mình Mùa đơng em đến

Làm quả tim nóng lên.

(Ngọn đèn đường mùa đông)

Trong những năm tháng hành quân đầy gian nan vất vả, ở nơi những cánh rừng sâu nước độc, hình ảnh cơ gái chính là ngọn lửa rừng sưởi ấm lịng chàng trai:

Một thời Nơi rừng sâu

Có lúc nào anh quên được em đâu Không quên được dẫu về gặp biển Lửa bừng lên rồi khuôn mặt đẹp Đừng tàn đi

Xin đừng tàn đi. (Lửa rừng)

Ta bắt gặp một cách nói riêng, rất lạ, diễn tả nỗi luyến tiếc vì mất người u khi người lính từ chiến trường trở về trong bài “Sám hối”:

Tơi sẽ có với người ấy một đứa con Nhiều đứa con

Thế rồi

Khơng có đứa nào

Khơng có đứa nào có mặt trên đời này Sau bao nhiêu năm

Tôi đi xa

Người ấy phải bùa người ta Săn tìm người ta

Bỏ qn tơi đắm chìm nơi lửa đạn.

Những lời than trách về sự bội bạc của cô gái khiến người đọc cũng cảm thông với chàng trai bị phụ tình: Trời ơi / Em quên hết rồi sao / Em ăn phải bùa mê thuốc lú /

Nhớ lại đi / Cái đêm hai chín nói gì / Thế mà / Anh chờ em / Như hòn đá (Những hòn

đá héo).

Trong thơ viết về tình u mơtip kẻ ở - người đi để lại sự nhớ nhung là rất quen thuộc. Trong thơ Y Phương, sự thờ ơ, vô tâm của người đi để lại nỗi tiếc nhớ cho người ở lại, với tâm trạng rối bời:

Người đi đành thế rồi Nhưng trái tim người ơi

Cầm làm sao giữ làm sao bây giờ …..

Người đi không bận tâm

Khơng ngối lại làm yên người ở Khơng ngối lại để nhìn nỗi nhớ Đang cồn cào ngồi xuống lại đứng lên.

(Người đi khơng mang áo bơng)

Tình yêu tan vỡ để lại vết thương lòng cho người con gái. Nỗi buồn vì bị phụ tình khơng thể giải tỏa cùng ai, để rồi khi màn đêm bng xuống thì nỗi buồn lại trào dâng. “ Người tình trong thơ Y Phương ln là người tình lí tưởng. Họ khơng ưa ba hoa, mà

trước người u họ thường nói ít hoặc nói một cách ấp úng. Chủ yếu là im lặng… Khi bị phụ tình típ người này thường đau khổ hơn người khác” [87, 174]:

Đêm đêm

Người đàn bà khóc trong mơ Cười trong mơ

Vã mồ hơi tỉnh dậy Đấm vào ngực mình Cào cấu vào ngực mình.

(Người đàn bà bị phụ tình)

Nỗi lo lắng khơng giữ được người u, Y Phương diễn tả thật khéo: Vàng bạc

với đá q / Anh cất vào rương hịm khóa kĩ / Nhưng em, anh biết giấu vào đâu / Thôi đành / Nuốt em vào trong bụng (Cất giấu).

Thơ tình Y Phương rất đa dạng trong các cung bậc biểu hiện như niềm vui, hạnh phúc, đau khổ, chia li… Một khía cạnh khác của tình yêu mà Y Phương khai thác rất đời: đó là những phút giây ngoài chồng ngoài vợ: Nào / khuya rồi / em về đi /

chồng và con đang chờ / Nào / Sắp sáng rồi / Sương rụng ướt mà không hề lạnh / Co đôi vai lại / Ấm rất lâu / Vai mình cịn hơi ấm / Tình yêu là gì, trời ơi ! (Biết gọi tình

yêu là gì). Cũng vẫn đề tài trên: Kẻ trốn chồng / Người lừa vợ / Trong xó tối / Tỏ tình /

Sau cuộc tỏ tình / Họ lại đàng hồng đóng vai cha mẹ / Khuyên răn lũ trẻ / Rằng (Rằng).

Y Phương cho rằng:

Tình yêu đi tìm nhau Tình u khơng cách mặt.

(Tình yêu)

Nhận xét về thơ tình của Y Phương, Trần Mạnh Hảo khẳng định: “Y Phương là

một nhà yêu học, một người sinh ra để yêu và để làm thơ, để ca ngợi vẻ đẹp của đàn bà” [3, 307]. Thơ tình Y Phương thường ngắn nhưng hay, với cách nói rất riêng:

Khi lửa tắt Nó thốt vào khơng khí Khi mặt trời lặn Nó thốt vào khơng khí Khi mặt trăng lặn Nó thốt vào da thịt em. (Da thịt em)

“Tấn công em” là bài thơ hàm xúc, cô đọng, hầu như không một chữ thừa, nhằm “lí giải sự thể mà bất kì người đàn ơng nào từng trải qua đều cảm thấy” [87, 174]: Rừng làm gió / Biển làm sóng / Ta làm lửa / Cả ba / Hợp sức / Tấn công em /

Rừng phờ phạc / Biển mệt nhồi / Cịn ta / Gió thổi qua tai (Tấn cơng em).

Những chuyện riêng tư được Y Phương đề cập đến trong thơ thật tinh tế:

Mong sao trời đừng sáng Những tia hồng le lói Thấy bóng chồng lên bóng Người chập vào người Mờ dần

Mất hút

(Làng hoang)

Cảnh chợ tình được tái hiện chân thực, mỗi khi nhà thơ nghĩ về chợ tình cịn “Tiếc mãi

thời trai”: Chợ đây ư Sao không kẻ bán

Không người mua

Chỉ rặt ngời ngời môi đỏ Những con mắt liếc nhau Chập vào nhau

Dính vào nhau Cấu véo nhau.

(Chín tháng)

Trong thơ Y Phương “mặt trời cơ đơn như gã thất tình suốt một đời đi tìm mặt

trăng mà khơng thấy”. Bài thơ “Đi tìm” mang tư duy giản dị, cụ thể của người vùng

cao, qua sự tự tin của chàng trai trên đường đến với người mình u. Bài thơ “nói

chuyện tình yêu của con người với con người mà kết hợp với thiên nhiên, với tự nhiên như vậy vừa cổ xưa vừa hiện đại” [3, 278]: Nhà em tận miền đông / Nhà anh mãi miền tây / Từ anh sang em / Đi hỏng đôi giày / Anh đi quên vung tay / Cởi áo vắt vai / Phăm phăm bước / Mặt trời cũng một mình / Đi tìm / Mặt trăng (Đi tìm).

Một bài thơ tình khác - “Mùa hoa” với “đậm sắc thái dân tộc lại có thêm chất

uymua” [3, 279]. Thành công của bài thơ bởi cây bút tài hoa Y Phương diễn tả chuyện

tế nhị riêng tư thật tinh tế. “Mùa xuân, mùa hoa, mùa ân ái, mùa của những người đàn

bà thừa sức vác núi non, vác chồng lên đỉnh trời hoan lạc, mùa của đàn ơng sau cuộc tình mệt như chiếc áo rũ. Khi những người đàn ông trong bài thơ Y Phương vừa vịn rào đi vừa ngái ngủ là lúc những câu thơ của ông dù say khướt vẫn phải tỉnh thức mà tìm đường vào hồn vía người đọc” [3, 308].

Mùa hoa Người đàn bà Mặt đỏ phừng phừng Đủ sức vác ông chồng Chạy phăm phăm lên núi Mùa hoa

Người đàn ông Mệt như chiếc áo rũ

Vừa vịn rào đi vừa ngái ngủ. (Mùa hoa)

Đọc “Mùa hoa” cũng như một số bài thơ tình khác của Y Phương ta thường thấm thía, vì “một bài thơ hay là khi người ta cảm thấy tất cả là phải như thế đấy, khơng xê xích

vào đâu được, không thể thay thế dù chỉ là một từ, một chỗ ngắt giọng nào” [74, 132].

Những việc làm thời tuổi trẻ nhiều khi là nỗi ám ảnh đeo đuổi con người suốt cuộc đời. Cơ gái trong “Có một mối tình” chịu bao nỗi ám ảnh do sự bồng bột của tuổi trẻ: Lời cha tôi dao búa / Đằng hắng ho / Nhưng họ vẫn hát tình ca / Gần sáng chị tơi

dỡ ván xuống chuồng trâu trốn nhà / Giờ lưng còng mắt lòa / Con cháu dắt chị về thăm ngoại/ Nhớ cái đêm liều mình / Sáu mươi năm sau / Vẫn ù tai, sét đánh (Có một

mối tình).

Y Phương đã mượn bức tường vơi trắng để nói về nỗi cơ đơn của con người:

Mùa thu năm nay dường ngắn hơn năm ngoái Bạn gái đi làm nón đã bấy lâu

Bức tường vẫn trắng sang nhau

Mặt trời mỗi ngày nghiêng vào nỗi nhớ. (Nón mùa thu)

Tìm hiểu thơ viết về tình u đơi lứa của Y Phương, người đọc cảm nhận được thế giới thơ vô cùng phong phú và đa dạng với nhiều cung bậc khác nhau của tình cảm con người. Nhân vật trữ tình trong thơ Y Phương yêu mãnh liệt. Những bài thơ mang dáng dấp phong vị của người vùng cao chân thực, mộc mạc dễ đi vào lòng người.

Một phần của tài liệu Luận văn thế giới nghệ thuật thơ y phương (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)