So sánh hay còn gọi là tỉ dụ là “phương thức biểu đạt bằng ngơn từ một cách
hình tượng dựa trên cơ sở đối chiếu hai hiện tượng có những dấu hiệu tương đồng nhằm làm nổi bật đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng này qua đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng kia. Chính vì thế, so sánh thường có hai vế. Vế đầu là hiện tượng cần được biểu đạt một cách hình tượng. Vế sau là hiện tượng được dùng để so sánh. Hai vế này thường được nối liền với nhau bởi từ như hoặc bằng các từ so sánh khác: bằng, hơn, kém” [56, 282]. Nghiên cứu 114 bài thơ trong tập Thơ Y Phương, tổng số bài có
sử dụng biện pháp so sánh là 59 chiếm 51,75 %. Đặc biệt, nhà thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật này có khi như một phương tiện tạo hình, lại có khi như một phương tiện biểu hiện, bằng nhiều kiểu so sánh hết sức độc đáo.
“So sánh là một hình thức miêu tả nghệ thuật, nó chỉ ra sự tương đồng giữa
hai hiện tượng khác biệt, làm cho hiện tượng này nhờ hiện tượng kia mà được hình dung cụ thể” [52, 152]. Hầu hết khi sử dụng biện pháp so sánh Y Phương thường dùng
mơ hình so sánh kiểu A như (tựa) B. Đây là một cấu trúc tu từ được sử dụng một cách phổ biến trong thơ ca Việt Nam. Trong trường ca Chín tháng có đến 22 lần nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ này: Ngày vàng như trăng / Đi như bơi trong mây / Lưng như
một khoảng sân / Đôi chân như chồi như búp / Tôi lăn. Tôi ngã. Như bầu. Như bí / Từng đơi. Từng đơi. So le mọc. Như cây. Như lá / Ngủ như thế thì khơng say / Ngủ như thế thì say sao được / Ngày dài như tháng / Tóc chị vàng như nắng / Bỗng. Tơi chạm gì. Như người. Đã thối rữa. Cịn ơm lấy đất / Sống như những lồi khơng Tổ Quốc / Tôi vụt chạy như điên / Người như lửa. Như băng tan / Người đen như măng khô / Đêm như mực tàu / Tiếng gõ nhẹ và rõ. Như gõ lên hộp đàn / Từ người họ phát ra. Thứ ánh sáng lân tinh. Như đom đóm/ Khơng biết những bà mẹ khác. Có yêu con như
mẹ khơng. Có thương người như mẹ khơng. Có thèm cháu như mẹ khơng. Có ăn ở đạo lí như dân mình khơng / Người đâu mà e thẹn. Nhịp dồn như rồng cuốn. Nhịp khoan như gió lượn / Vừa đi vừa ơm ngực. Tồn thân cúi gập. Như con sâu đo / Con ơi. Mẹ gắng sức. Đừng như sáp ong. Đừng như chì nướng / Mẹ như trăng sao. Êm êm đi vào miền người đời. Bình dị. Cách sử dụng so sánh giúp người đọc nhận biết mới về đối
tượng, đồng thời làm nổi bật các sự vật, hiện tượng của thực tế khách quan.
Dưới ngịi bút Y Phương hình ảnh núi rừng và dòng suối trở nên sinh động hơn:
Núi như trăm voi rùng rình Suối như bạc ào ào chảy.
(Người vùng cao)
Ngày xuống núi chia tay bản làng, người lính mang theo nỗi nhớ, đặc biệt nỗi nhớ người mẹ thân yêu của mình. Nhà thơ Y Phương dùng phương thức tu từ so sánh để thể hiện nỗi nhớ này:
Mé già ơi nhớ Mé râm ran khắp người Như chàm đã kín nương
Như lúa trĩu đồi.
(Người vùng cao)
Quê hương là đề tài quen thuộc trong các sáng tác của Y Phương. Ơng xót xa khi viết về sự nghèo khổ của làng bản mình:
Dẫn em qua một vùng tồn đá Đá lơ nhơ như sóng triều dâng.
(Tiếng hát tháng giêng)
Cảnh rừng Pác Bó - Cao Bằng hiện lên trong thơ Y Phương thật thơ mộng, tràn đầy sức sống:
Cam qt chín như hịn đất đỏ Như ngọn lửa ngàn cây.
(Tiếng gọi trong rừng)
Khẳng định niềm tin tuyệt đối của người dân với đất nước bằng phương thức so sánh, nhà thơ viết:
Đời cây như đời người Thương nhau đến chết Tin nhau đến chết.
(Bài ca những người đi chân đất)
Rời mặt trận trở về làng, người lính cảm nhận hạnh phúc của cuộc sống riêng tư, hạnh phúc bình dị ở đây được so sánh với vũ trụ. Mặt trời cần cho sự sống, đem lại ấm áp cho mn lồi thì hạnh phúc gia đình cũng đem lại sự ấm áp cho trái tim tưởng như khơ cứng của người lính Tày Hứa Vĩnh Sước:
Hạnh phúc xinh xinh nho nhỏ ban đầu Như mặt trời nhô ra khỏi núi.
(Tên làng)
Trước mỗi trận đánh, tâm trạng của những người cầm súng sẽ khắc khoải lo âu bởi phân giới giữa sự sống và cái chết thật mỏng manh. Thế nhưng người lính trước khi vào trận trong thơ Y Phương tâm hồn thật thanh thản, thật vô tư với những việc làm tưởng như khơng có điều gì lớn sắp xảy ra với họ. Bằng hình ảnh so sánh nhà thơ thể hiện tâm trạng của họ:
Trận đánh sẽ ra sao Nung nấu như thơ
Cứ bồn chồn khắc khoải.
(Sơng Hiến đang u)
Dưới nét bút Y Phương hình ảnh người vợ được ví như cơn mưa rào và ngọn lửa. Ơng sử dụng hình ảnh so sánh gần gũi với người miền núi để diễn tả nỗi nhớ người vợ thân thương của mình một cách đầy ấn tượng:
Nhiều như nước suối Nhớ em
Nhiều như lá hoa Nhớ em.
(Em – cơn mưa rào – ngọn lửa )
Vẻ đẹp của chàng trai được ví như những con thú hoang - đó là cách nói đầy hình tượng của người dân miền núi:
Ôi chàng trai Đẹp như con hoang Buồn như con hoang.
Dùng biểu tượng vầng trăng để so sánh là cách nói đầy ẩn ý của nhà thơ, có thể tìm thấy một loạt cách so sánh này: Vầng trăng như người dưng (Người dưng), Yếu
như trăng rồi khỏe như trời (Đàn chim trắng), Cứ như vầng trăng héo (Gậy gió)…
Nói về ham muốn của con người cách so sánh của nhà thơ thật đặc biệt: Ham muốn
nhiều như tóc / Non yếu làm sao / Hỡi ơi / Loài người (Ham muốn).
Thể hiện cuộc hàn huyên giữa hai thế hệ, cuộc bàn giao giữa những nhà văn đi trước và thế hệ nối tiếp, Y Phương sử dụng liên tiếp 5 lần biện pháp so sánh, có những câu đầy ý nghĩa:
Tơi đi bên nhà văn già Như đi bên lèn núi Leo dốc
Chiều buông sau lưng Sao bừng trước mặt.
(Một cuộc hàn huyên)
Bên cạnh việc sử dụng biện pháp so sánh với mơ hình A như B, người đọc cịn tìm thấy cách so sánh mới lạ, lí thú tránh được lối mịn của sự so sánh thường thấy trong lời thơ giản dị như cách nói thường ngày. Bài thơ “Da thịt em” là một ví dụ:
Khi lửa tắt Nó thốt vào khơng khí Khi mặt trời lặn Nó thốt vào khơng khí Khi mặt trăng lặn Nó thốt vào da thịt em.
Có thể nhận thấy so sánh là thủ pháp nghệ thuật được Y Phương sử dụng nhiều nhất trong sáng tác. Chính thủ pháp nghệ thuật này góp phần tạo sự thành cơng trong sáng tác của nhà thơ.