Không gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Luận văn thế giới nghệ thuật thơ y phương (Trang 73 - 85)

Không gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật, là phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Thế giới nghệ thuật là thế giới của cái nhìn và mang nghĩa thì “khơng gian nghệ thuật là trường nhìn mở ra từ một điểm nhìn,

cách nhìn” [79, 42]. Khơng gian trong tác phẩm văn học cũng như các sáng tác của Y

Phương có một ranh giới phân biệt với không gian vật chất bên ngồi. Khơng gian nghệ thuật trong thơ Y Phương được khắc họa rất đa dạng, phong phú, đan xen nhau giữa các mặt đối lập: cõi âm – cõi dương, chiến tranh – hịa bình, đời tư – thế sự,… Khơng gian nghệ thuật được biểu hiện bằng các khơng gian điểm mang tính ước lệ, tượng trưng như núi non Cao Bằng, dịng sơng, làng bn, thành phố, trận mạc…

Hình tượng nghệ thuật là “sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ, là đứa con tinh thần

của nghệ sĩ trong quá trình nhận thức và tái hiện cuộc sống” [52, 27]. Khi phân tích

thơ cần phân biệt hình tượng nghệ thuật nói chung với hình tượng văn học. Hình tượng văn học được xây dựng từ chất liệu là ngơn ngữ. Hình tượng thơ có phần giống hình tượng của văn học nói chung. Hình tượng thơ là “một bức tranh sinh động và tương

đối hoàn chỉnh về cuộc sống được xây dựng bằng một hệ thống các đơn vị ngơn ngữ có tính chất vần, điệu với trí tưởng tượng sáng tạo và cách đánh giá của nhà nghệ sĩ”

[49, 127].

Hình tượng khơng gian xun suốt nhiều bài thơ Y Phương là hình tượng con đường. Con đường trong thơ Tố Hữu là con đường cách mạng, trong thơ Inrasara là “hình tượng con đường dẫn con người đi tìm sự sống đích thực, con đường sáng tạo

thơ” [78, 80], còn trong thơ Y Phương là con đường ra trận, con đường làng, con

đường tương lai của dân tộc… Khảo sát 114 bài thơ trong tập “Thơ Y Phương” có tới 22 bài chiếm 19,29 % xuất hiện hình ảnh con đường.

Với tư cách là hình thái ý thức phản ánh cuộc sống, hình tượng nghệ thuật “bao

quá trình sáng tạo” [68, 298]. Con đường trong thơ Y Phương cũng vậy, nó mang tính

đa nghĩa. Đó là con đường ra trận của những người lính trẻ:

Núi một bên Thác một bên

Con đường mềm chảy giữa ….

Đường đi trăm nẻo

Nẻo nào cũng trập trùng non. (Tiếng vó ngựa trên đèo heo)

Con đường đến với Cao Bằng đầy ngoằn nghoèo, khó khăn nhưng nơi ấy mãi chứa dấu ấn không phai: Vầng trăng đi tắt rừng sâu / Đôi đũa hai đầu bền bỉ / Pho sách que

diêm kì tích đường đèo / Hang lạnh / Có hiền tài / Đến ở (Tiếng gọi trong rừng).

Tên tuổi Y Phương gắn liền bài “Phòng tuyến Khau Liêu” mà một phần nội dung của bài thơ gắn với hình ảnh con đường:

Mẹ già em nhỏ Đèo đầy nhớ thương Cong cả đường cái quan.

Những câu thơ mộc mạc, giản dị khắc vào tâm trí bạn đọc khi liên tưởng đến quê hương nhà thơ Y Phương: Ơi cái làng của mẹ sinh con / Có ngơi nhà xây bằng đá hộc

/ Có con đường trâu bị đi vàng đen kìn kịt (Tên làng). Cách nói rất Y Phương khơng

lẫn vào đâu được khi diễn tả con đường quanh co:

Trời ngát xanh Rừng ngát thơm

Con đường bỗng dưng quanh Bỗng dưng quành

Bỗng dưng co mình lên núi vắng. …….

Ngày ấy

Mặt đường in rời rạc Những dấu chân bé xinh.

Con đường chất chứa biết bao kỉ niệm, bao niềm vui, nỗi buồn. Con đường là nơi nhà thơ đã cất dấu mối tình đầu để rồi thời gian trơi qua nhưng kỉ niệm mãi cịn đó, hơm nay bước trên con đường xưa ơng vẫn cịn mãi bồi hồi:

Tôi đi trên con đường xưa Tránh đứa trẻ đang bị chơi bi Tránh ơng già lim dim sưởi nắng

Tránh người yêu xưa đầu đường áo trắng. (Phố xưa)

Mỗi người sinh ra đều được cha mẹ đặt cho một cái tên, cái tên ấy sẽ theo suốt con người trên mỗi chặng đường đời. Với nhà thơ nhà văn ngồi tên khai sinh họ cịn tự đặt cho mình những bút danh khác nhau đó cũng là cách tự làm mới mình. Y Phương cũng vậy, khi mới chào đời cha mẹ đặt cho ơng cái tên Hứa Vĩnh Sước, đó là tên: Dùng để gọi mỗi khi người âu yếm / Dùng để la mỗi khi người trách mắng / Một

cái tên không được phép lãng quên (Cái tên). Nhưng rồi Y Phương tự đặt cho mình

một cái tên:

Ấm nóng

Rạo rực một thời… Và bây giờ

Khi gọi cái tên ấy lên

Con đường đang đi bỗng mở ra… (Cái tên)

Sau cái tên “lang bang” Y Phương tự đặt cho mình thì con đường đang đi - Con đường thơ, con đường nghệ thuật mở ra với ông. Đúng như nhà thơ đã nói, cả người biết và người chưa biết khi nhắc đến tác phẩm của Y Phương là gắn liền tên Y Phương. Một lần nữa hình ảnh con đường mang nghĩa bóng: con đường thơ.

Một nghĩa khác của hình tượng con đường là đường đời. Đường đời thường lắm gian truân, trắc trở, hầu như ai cũng phải vượt qua sóng gió thì mới tới qng đời bình yên. Điều đáng nói là khi diễn tả đoạn đường đời sống vợ chồng, nhà thơ cảm nhận được sự vất vả của người vợ tần tảo hi sinh vì chồng vì con:

Em lặn lội giữa đàn chim trắng

Tấm thân gầy đi trong thung lũng xanh Rét tím mơi

Nắng cháy người Đường xa Chậm đi

Lịng khơng dám mỏi. (Đàn chim trắng)

Phố phường tấp nập là hình ảnh của đơ thị phồn hoa, là kinh đô Hà Nội, những nẻo đường ngược xuôi đi vào thơ Y Phương với dấu ấn riêng:

Ở dưới xi Những nẻo đường

Có ai đang đi vào Hà Nội. (Nhớ Hà Nội)

Để đất nước khơng cịn chiến tranh, nhiều người lính đã vĩnh viễn ra đi khơng bao giờ trở lại. Con đường đi của họ là con đường yêu nước có mất mát hi sinh nhưng đầy hào hùng, để lại bài ca bất tử:

Trăm năm sau Ngàn năm sau Nhớ một thời chiến sĩ

Muôn năm muôn năm họ không nghỉ Đi trên đường yêu nước thương nhà.

(Người sinh ra bài ca)

Có con đường đi vào thơ Y Phương là con đường siêu thực của thế giới bên kia: Giờ bà đã đi con đường lên trời (Con ốc của bà).

Đến với Cao Bằng ấn tượng đầu tiên chính là núi, đèo mờ lẫn trong sương và đây là con đường theo nghĩa đen:

Lên Cao Bằng chưa rõ phố phường đâu Sương tháng Chạp mịt mù sông Hiến Chỉ lấy đường

Chỉ lấy đèo làm vui Làm đẹp.

Hình tượng con đường xuyên suốt bài thơ “Những con đường núi” một phần thể hiện con đường làng lồi lõm. Đó là con đường thực. Đoạn cuối là hình ảnh con đường thật xa, thật dài, là con đường đi đến tương lai, con đường đi của dân tộc:

Bàn chân quen đi đường lồi lõm Leo lên

Tụt xuống …..

Có năm tháng ta đi thật xa Trên con đường thật dài Nhẵn.

(Những con đường núi)

Con đường là không gian chủ đạo gợi mở cho những không gian khác xuất hiện trong thơ Y Phương. Con đường cũng là điểm tựa để nhìn về quá khứ hào hùng và trông tới tương lai tốt đẹp của dân tộc. Với chất liệu là ngơn từ, Y Phương “có thể dễ

dàng chuyển từ không gian này tới một không gian khác mà không gây sự hụt hẫng, gián cách trong tâm trí người đọc” [52, 89]. Từ khơng gian con đường Y Phương dẫn

dắt người đọc đến những vùng miền khác nhau của đất nước, những nơi ông từng đặt chân qua. Trong thơ Y Phương có khơng gian thực với màu sắc đa dạng. Đó là khơng gian làng quê với “Ngôi nhà xây bằng đá hộc / Có niềm vui lúa chín tràn trề / Có tình

u tan thành tiếng thác”(Tên làng), của làng Hiếu Lễ nơi chôn nhau cắt rốn của nhà

thơ. Trong khơng gian đó hình ảnh con sơng hiện lên thật hiền hịa:

Sông lằng lặng

Càng về đêm càng sáng. (Dáng một dịng sơng)

Không gian làng quê là nơi lưu giữ những kỉ niệm cùng với những trầm tích của văn hóa dân gian:

Đêm nay làng hội hát Đèn đuốc thắp sáng trưng Đêm xanh vàng lốm đốm Đàn bật tửng từng tưng Nhạc xốc vang chộn rộn Bắt đầu vào màn múa

Múa hài bjooc hải woa Vịng ngồi dậm chân hát Vòng trong hừ hê ha.

(Chín tháng)

Rời làng bản, Y Phương xuống núi hịa vào cuộc sống đơ thị nhưng hồn lại trở về làng. Hà Nội với Y Phương “thực sự là một rừng buồn. Người sát cánh chen vai

nhau mà không bao giờ hỏi han” [29]. Khi xa Hà Nội, quê hương thứ hai ấy thì nhà

thơ lại cảm thấy nhớ: Hà Nội ơi / Xa có ngày trời / Một ngày dài ba trăm nỗi nhớ / Khi

giọng then ngân vang / Ngàn cây ra nụ biếc / Và khi ấy tôi biết / Hà Nội đang ngọt ngào / Xe đang vào ngõ cưới / Hà Nội ơi (Nhớ Hà Nội).

Không gian chiến tranh cách mạng hiện lên trong sáng tác của Y Phương rất chân thực vì ơng vừa là người lính vừa là nhà thơ. Con người sống cuộc sống chung, “cuộc sống ở trạng thái sử thi đầy hào hứng và lãng mạn cách mạng. Trong khơng

gian đó có những hình ảnh đau thương, nhưng là để tơn cao thêm hình tượng con người Việt Nam yêu nước” [46, 165]. Trường ca “Chín tháng” tái hiện không gian

chiến tranh làm người đọc cảm nhận được sự tàn khốc của nó:

Chẳng có gì che trong cuộc chiến tranh Trái tim thót vành đai giặc bố

Con dế khô trong lùm cây xấu hổ Cuộc sống đâu thốt nổi lên trời Khơng nước

Khơng cỏ tươi

Bèn nằm xuống liếm quanh đụn cát Bỗng

Tơi chạm gì

Như người đã thối rữa Cịn ơm lấy đất.

Không gian đời tư trong thơ Y Phương là không gian con người sống thật nhất với chính mình, là “nơi con người chìm đắm trong tâm trạng mà phổ biến là tâm trạng

buồn” [46, 170]. Với xứ sở Cao Bằng - vùng quê thật nghèo, thật buồn, khơng kìm nén

được nhà thơ đã viết:

Buồn

Núi trước mặt

Sau lưng đều nghe tiếng. (Nỗi buồn tan ra)

Văn học Việt Nam thời kì đổi mới được chính thức đánh dấu từ 1986 với Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam, con người cá nhân được tơn trọng và phát huy tính năng động sáng tạo. Thơ giai đoạn này không gian công cộng đã chuyển dần sang không gian đời tư. Nhà thơ có thể giải bày nỗi lịng của mình qua tác phẩm: Khơng

biết đá có buồn khơng / Nước có buồn khơng / Chim hót líu lo có buồn khơng / Hoa ngát hương có buồn khơng / Sao con người buồn thế / Buồn làm lạnh bầu trời / Làm nguội vầng trăng / Làm mờ mắt / Làm ù tai / Buồn gì / Buồn nào / Buồn vì người làm trai / Tự đánh mất / Nụ cười / Tiếng khóc (Buồn). Nhà thơ thể hiện cái ngơng, cá tính

của mình qua bài thơ “Chơi râu”:

Trời bảo:

Ứ thèm chơi với ta nữa đâu Tùy thôi.

Trời bảo;

Ta là đồ linh tinh, đồ dở hơi. Tùy thôi.

Trời khơng chơi thì ta ngồi ta chơi râu ta.

Vấn đề riêng tư được đưa vào trong thơ, đó là những tâm sự thầm kín, những điều tế nhị khó nói nhưng Y Phương khai thác thật tự nhiên: Mùa hoa / Người đàn bà / Mặt

đỏ phừng phừng / Đủ sức vác ông chồng / Chạy phăm phăm lên núi / Mùa hoa / Người đàn ông / Mệt như chiếc áo rũ / Vừa vịn rào đi vừa ngái ngủ (Mùa hoa).

Thơ Y Phương có nhiều bài mang tính triết lí - đó là những suy nghĩ trăn trở của nhà thơ về sự đời, về lẽ sống, về con người:

Hoa dại ở lại trong rừng Người dại ở lại trong làng Người khơn đâu cả

Hoang mang Nỗi lịng.

Nhà thơ trăn trở về những ham muốn của con người trong cuộc sống: Ham muốn nhiều

như tóc / Non yếu làm sao / Hỡi ơi / Loài người (Ham muốn).

Triết lí về lẽ đời Y Phương tự đặt ra quan niệm sống: Anh tự biết mình như

chén nước / Chớ rót đầy (Chén nước). Người cầm bút chân chính, nói theo người xưa,

thường lo trước thiên hạ và vui sau thiên hạ. Những băn khoăn trăn trở của nhà thơ Y Phương về tình cảm gia đình khơng phải là thừa bởi cuộc sống hiện đại có biết bao điều cần phải nhắc nhở. Lời tâm sự của người mẹ gợi cho người đọc thật nhiều suy ngẫm:

Con ơi

Mẹ yêu con như nắng Nắng chẳng bao giờ thừa Nhưng con ơi

Con thương mẹ bằng mưa Mưa một ngày đã nhạt Mưa cả tháng thì sao.

(Lời mẹ)

Có thể cảm nhận khơng gian nghệ thuật trong thơ Y Phương thật phong phú, đa dạng, góp phần tạo một diện mạo mới cho thơ Việt Nam thế kỉ XX. Không gian nghệ thuật thơ Y Phương vừa là hình ảnh của khơng gian vật lí vừa là sự hiện diện của khơng gian tâm tưởng. Đó là “một khơng gian nối liền bằng những sự vật, sự kiện liên

quan đến tiêu điểm trung tâm là con người trong quá trình vận động của thời gian”

[52, 90].

Đọc thơ Y Phương, người đọc cảm nhận được thế giới tâm hồn thơ phong phú bởi tác phẩm “có chiều sâu của đời sống và của tâm hồn chính là nhờ ở nội dung, và

nhờ tác giả đã thể hiện được nội dung thành hình tượng nghệ thuật, nghĩa là trong một hình thức thích hợp. Và nghệ sĩ càng lớn, càng có tài năng hơn người, chính là ở chỗ đạt tới sự thống nhất tuyệt diệu giữa nội dung và hình thức, đến mức người đọc không thể phân biệt đâu là nội dung, đâu là hình thức” [74, 133].

KẾT LUẬN

Có thể nói, năng khiếu thơ bẩm sinh, cuộc đời binh nghiệp cộng với ý thức giữ gìn vốn văn hóa của dân tộc đã tạo nên ngòi bút Y Phương. Đến với văn chương như một sự ngẫu nhiên, nhà thơ đã viết bằng tất cả sự say mê nghề nghiệp, lòng yêu văn

chương, nghệ thuật. Nếu như nhà văn Xuân Thiều cho giá trị văn chương chính là “ở

sự ấm lòng của người đọc khi gấp sách” [85, 106] thì nhà thơ Y Phương lại quan niệm

“văn chương là một thứ chơi. Chơi cho mình thích và cho người ta thích” [51, 252]. Xét tồn bộ thế giới nghệ thuật thơ Y Phương, có thể nói rằng, ơng là người có đóng góp quan trọng vào tiến trình hiện đại hóa thơ Việt Nam hiện đại. Cách viết của Y Phương vừa dân tộc vừa hiện đại đã tạo được ấn tượng cho độc giả và phong cách riêng cho thơ mình.

Ngồi làm thơ, Y Phương còn viết tản văn và kịch. Tuy nhiên khi nhắc đến tên Y Phương, người ta luôn gọi ông là nhà thơ, chứng tỏ ông đã thành cơng ở lĩnh vực này.

Có thể nhận xét khái quát những nét chính sau đây về thế giới nghệ thuật thơ Y Phương:

1.Tinh túy một đời thơ không phải ở số lượng mà ở chất lượng. Tất cả những trăn trở về quan niệm sáng tác, hình ảnh thơ đến sáng tạo ngôn từ… là kết quả của sự nhận thức, suy ngẫm về cuộc đời và con người của nhà thơ. Tài năng và đóng góp của Y Phương được khẳng định qua Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2007 mà ông vinh dự được nhận. Cũng cần kể tới cuộc thi “Bình chọn 100 bài thơ hay

thế kỷ XX” do Trung tâm Văn hóa Doanh nhân Việt Nam và Nhà xuất bản Giáo dục

phối hợp tổ chức khi Y Phương được chọn với bài thơ “Tên làng”. Đây là cuộc bình chọn thơ của một tập thể đơng đảo gồm các thí sinh ở nhiều lứa tuổi, nhiều trình độ, những người Việt đang sống và làm việc trong và ngồi nước. Điều này khẳng định vị trí của tác phẩm “Tên làng” trong lòng độc giả, là niềm hạnh phúc lớn nhất của người làm công tác nghệ thuật.

Y Phương là nhà thơ có phong cách riêng bởi khi sáng tác ơng ln đi tìm cái

Một phần của tài liệu Luận văn thế giới nghệ thuật thơ y phương (Trang 73 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)