Cái mới trong ngôn từ

Một phần của tài liệu Luận văn thế giới nghệ thuật thơ y phương (Trang 64 - 68)

Nhà văn, nhà thơ giao tiếp với bạn đọc thông qua tác phẩm. Trong sáng tác người cầm bút sáng tạo ra ngôn ngữ gắn liền với tư duy và ý thức dân tộc. Ngơn ngữ trong sáng tác của họ chính là ngôn ngữ nghệ thuật mà “ngôn ngữ nghệ thuật là một

loại hình đặc biệt của sự giao tiếp”[49, 291]. Nhà sáng tác phải có q trình học tập,

thực tế, hịa nhập với cộng đồng. Trong q trình sáng tác, Y Phương ln có ý thức sáng tạo ra ngôn ngữ mới để tạo được ấn tượng với người đọc và làm mới chính mình. Nhận xét về sự sáng tạo ngôn ngữ của Y Phương, nhà thơ Trần Mạnh Hảo cho rằng: “Y Phương rất lạ khi sáng tạo ngơn ngữ, phả vào những chữ bình thường cái hơi thở

của Chúa trời phả vào hình nhân đất sét để hình nhân sống động thành người”[3,

302]. Đọc trường ca “Chín tháng” người đọc cảm nhận được sự hồn nhiên trong cách sáng tạo từ ngữ, nhìn cuộc đời bằng đơi mắt hồn nhiên của chính dân tộc mình. Và: “Cuộc đời hóa thân thành đứa trẻ thơ ba tháng dưới mắt nhà thơ dân tộc Tày này sao

ngộ nghĩnh, lại cảm động và chân tình làm vậy, cái tưởng như không thể thành thơ đã thành thơ” [3, 304]:

Cái bé Thêm vừa đầy ba tháng Cầm ảnh tơi

Nó mút Thương chưa.

(Chín tháng)

Sáng tạo ra nhiều từ mới, người thi sĩ này “nhìn thế giới bằng con mắt bên

trong, lắng nghe thế giới bằng sự nhạy cảm của tâm hồn mình, như lắng nghe tiếng vọng từ trong lịng mình vậy”[52, 23]. Câu thơ “Da thịt bật mầm muôn bách thảo” là

sáng tạo đầy ấn tượng của nhà thơ, “là một câu thần tình, có thể vỗ đùi khi đọc nó” [3, 294]. Viết về sự tỏ tình của trai gái q mình, Y Phương có nhiều sáng tạo:

Các a Các nàng

Tồn trai leo gái lẻo. (Chín tháng)

Từ “leo lẻo” có một nét nghĩa khác nhưng khi Y Phương viết thành trai “leo” gái “lẻo” thì “đã thổi thêm nghĩa mới cho nó, cho trai, cho gái quê anh rồi! Trai, gái thì đột

nhiên thánh thiện, yêu kiều; mà leo lẻo thì khơng cịn là một từ láy sáo mịn nữa” [3,

295]. Khi sáng tạo ra từ ngữ mới thì ngơn ngữ mới này dường như khơng cịn là sản phẩm của riêng nhà thơ Y Phương nữa, nó đồng thời trở thành ngôn ngữ của cộng đồng, là tiếng nói của chung dân tộc Tày. Diễn tả niềm sung sướng vô hạn của em bé khi bú mẹ nhà thơ sử dụng từ “cong vênh”:

Ngấu nghiến ăn Nừng nực nuốt

Sung sướng cong vênh. (Chín tháng)

Ý thức sáng tạo từ ngữ mới trong bài “Lời chúc” có thể xem là một điển hình, chứng tỏ Y Phương “khơng bằng lịng với cách diễn đạt cũ, cố gắng tìm cách nhìn,

cách nói mới đối với những chuyện vốn là mn thuở” [3, 281]. Sự non nớt của cháu

bé vừa đầy tháng được nhà thơ vận dụng thật khéo léo qua từ “non nỏn” gợi cho người đọc liên tưởng đến sự yếu ớt cần che chở của cháu bé:

Cháu bé vừa đầy tháng Non nỏn như vàng trăng.

Hoặc khi miêu tả đôi mắt của cháu bé, tác giả cố ý tạo ra cách so sánh đầy ấn tượng:

Cháu bé tỉnh rồi Đôi mắt đen chữ Hán.

Nhà thơ mô tả ngơi sao trên mũ người lính bằng hình ảnh nhiều ý nghĩa:

Các anh đi tuần

Ngôi sao trên đầu thắp lửa.

(Tiếng vó ngựa trên đèo heo)

Và đây là cảnh diễn tả tiếng vó ngựa:

Vó ngựa tóe mn vàn sao rải Từ đỉnh đèo Heo vọng lại.

(Tiếng vó ngựa trên đèo heo)

Bếp Hoàng Cầm là bếp dã chiến dùng trong hành quân, khi đun khói được tản ra để địch khơng phát hiện. Sở dĩ có tên bếp Hồng Cầm là do bếp này mang tên người sáng tạo ra trong thời kháng chiến chống Pháp - anh hùng ni qn Hồng Cầm. Hình ảnh bếp Hồng Cầm tự nhiên đi vào thơ văn kháng chiến. Phạm Tiến Duật viết:

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy.

Y Phương cũng sử dụng hình ảnh bếp Hồng Cầm vào sáng tác của mình, đặc biệt khi miêu tả khói. Từ “nao nao” được nhà thơ vận dụng thật bất ngờ:

Có sư đồn vừa hành quân đi xuống Bếp Hoàng Cầm ba rãnh khói nao nao.

(Thưa mẹ chúng con đã lớn)

Giặc ném bom quê hương, cảnh cây cối bị tàn phá hiện lên trong thơ ông thật ấn tượng bởi cách dùng từ. Lẽ ra cây cháy “xèo xèo” thì tác giả lại viết:

Cái tàu bay Mĩ ác hơn beo

Ném bom, cây cháy, khóc xèo xèo. (Bếp nhà trời)

“Dáng một dịng sơng” là bài thơ góp phần làm nên tên tuổi Y Phương ngay từ

những năm 1970. Thành cơng của bài thơ có lẽ bởi sự sáng tạo từ ngữ đặc biệt:

Dịng sơng vỡ ra Tàu giặc nổ Xác giặc chìm Cột nước dựng Mặt sông rỗ

Thổi phập phèo những mảnh ni lơng.

Người cầm bút thường có những cảm giác đột ngột, tinh tế khi quan sát những sự vật, hiện tượng xung quanh. Chính những cảm giác ấy đã giúp Y Phương tạo nên được những cách nói vừa mới, vừa gợi:

Bức tường vẫn trắng sang nhau

Mặt trời mỗi ngày nghiêng vào nỗi nhớ. (Nón mùa thu)

Cách diễn đạt pha chút ngây ngô, rất riêng, rất lạ của Y Phương:

Tiếng lượn đi vòng Rồi chui vào quả lê ngọt Làm người ăn cũng xinh. (Người vùng cao)

Hình ảnh con đường đi vào thơ ca mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Con đường quê hương Trùng Khánh quanh co bởi núi và đèo được Y Phương viết thật thú vị. Cả tổ hợp “quanh co” mới chỉ bao hàm một ý nghĩa khái quát, một nét tính chất của các con đường miền núi. Nếu dùng chữ “quanh” và “co” ở vị trí khơng độc lập thì chưa có tác dụng lớn tới giác quan người đọc. Nhưng, dùng ở vị trí độc lập như cách của Y Phương trong đoạn thơ sau thì đem đến cho ta một cảm giác ngôn ngữ thú vị bằng sự liên tưởng ra hình ảnh con đường ngoằn ngoèo:

Con đường bỗng dưng quanh Bỗng dưng quành

Bỗng dưng co mình lên núi vắng. (Lá vàng lại bay)

Thơ ca là một thể loại được hình thành bằng thứ ngơn ngữ có vần có điệu. Khi sáng tạo yếu tố ngơn ngữ mới, “khai thác hết những khả năng tiềm tàng của mỗi chữ

là một việc làm hết sức quan trọng đối với người sáng tác”[49, 38]. Y Phương có ý

thức canh giữ cánh đồng ngơn ngữ của dân tộc Việt Nam nói chung và dân tộc Tày nói riêng, vì thế, cả một đời sáng tác, ơng ln phải trăn trở, suy ngẫm mở mang vốn ngôn ngữ của dân tộc. Bởi lẽ, nếu một nhà thơ không tự kiểm duyệt trang viết, không sáng tạo yếu tố mới trong ngơn ngữ thì họ đang đánh mất chính mình. Y Phương đã thực sự thành cơng khi góp phần làm cho thơ Việt Nam hiện đại thêm vẻ độc đáo, thú vị.

Một phần của tài liệu Luận văn thế giới nghệ thuật thơ y phương (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)