Vấn đề nghiên cứu tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ sử dụng chỉ số viễn thám trong giám sát và phát hiện mất rừng tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 25 - 28)

L ỜI CẢM ƠN

1.2.3. Vấn đề nghiên cứu tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện tại chưa có nghiên cứu nào sâu và cụ thể về ứng dụng viễn thám để theo dõi và phát hiện mất rừng. Các cơng trình nghiên cứu chủ yếu xoay quanh vấn đề đề đánh giá biến động lớp phủ thực vật sử dụng công nghệ viễn thám và GIS trong phân loại các trạng trạng thái rừng, phân loại lớp phủ thực vật như:

Nguyễn Văn Lợi (2013) [15] đã thực hiện nghiên cứu “Phân tích chỉ số khác biệt thực vật (NDVI) của ảnh viễn thám để đánh giá biến động che phủ

thực vật rừng giai đoạn 2005 - 2011 tại ban quản lý rừng phịng hộđầu nguồn Sơng Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Theo tác giả đánh giá biến động che phủ thực vật rừng được thực hiện trên cơ sở phân tích chỉ số khác biệt thực vật (Normalized difference vegetation index-NDVI) ảnh viễn thám Landsat ETM + năm 2005 và 2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy lớp che phủ thực vật rừng ở ban quản lý rừng phòng hộ (QLRPH) đầu nguồn sơng Hương có sự suy giảm về diện tích, diện tích rừng mất đi do làm hồ chứa nước cho nhà máy thủy điện Bình Điền với diện tích khoảng 496,8 ha, song chất lượng rừng có xu hướng tăng dần, điều này thể hiện giá trị NDVI cực đại tăng từ 0,78 (năm 2005) lên 0,89 (năm 2011).

Nguyễn Xuân Hiếu (2013) [12] đã thực hiện nghiên cứu “Ứng dụng viễn thám và GIS thành lập bản đồ biến động các loại thực phủ địa bàn thành phố Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế”. Tác giả đã sử dụng ảnh vệ tinh Landsat ETM 2001 và 2010 kết hợp phương pháp phân loại có kiểm định với thuật tốn Maximum Likelihood để thành lập được bản đồ thực phủ Thành phố Huế giai đoạn 2001 - 2010 tỷ lệ 1/60.000. Kết quả của nghiên cứu đã thành lập được bản đồ biến động và đánh giá được biến động thực phủ khu vực thành phố Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2001-2010 tỷ lệ 1/60.000. Tuy nhiên, trong đề tài tác giả chưa đưa ra được những phân tích cụ thể về các nguyên nhân gây ra biến động các lớp thực phủ.

Trương Đức Nguyên (2020) [16] đã tiến hành nghiên cứu “Ứng dụng ảnh viễn thám và GIS để theo dõi biến động tài nguyên rừng tại xã Hồng Bắc, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Tác giả đã sử dụng ảnh Landsat 5 cho năm 2010, ảnh Landsat 8 cho năm 2015 và 2019 để xây dựng bản đồ biến động diện tích rừng và phân tích được nguyên nhân gây ra các biến động tại xã Hồng Bắc. Tác giảđã chỉ ra sựthay đổi trong đó có diện tích rừng tự nhiên qua các năm, diện tích rừng tự nhiên chuyển thành rừng trồng hoặc nương rẫy

của người dân, qua đó đề xuất các giải pháp quản lý bền vững nguồn tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu.

Nhìn chung, chưa có nhiều các nghiên cứu về ứng dụng viễn thám và GIS trong công tác quản lý tài nguyên rừng tại tỉnh Thừa Thiên Huế, đặc biệt là các nghiên cứu sâu trong lĩnh vực phát hiện mất rừng. Do vậy, cần thiết phải có thêm nhiều hơn các nghiên cứu nhằm phát hiện sớm mất rừng để góp phần hỗ trợ cho công tác quản lý tài nguyên rừng bền vững trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ngày càng được nâng cao.

Chương 2

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ sử dụng chỉ số viễn thám trong giám sát và phát hiện mất rừng tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)