L ỜI CẢM ƠN
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp luận
Thực tế cho thấy, việc mất rừng tại các quốc gia trên thế giới diễn ra khá phức tạp và không đồng nhất bởi ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, mơ hình khai thác sử dụng và quản lý của con người. Chính vì vậy, phương thức hoạch định và quản lý tài nguyên rừng cần phải có kế hoạch dựa trên việc theo dõi, đánh giá các biến động để đảm bảo phát triển bền vững. Việc ứng dụng cơng nghệ viễn thám nói chung và sử dụng các chỉ số thực vật nói riêng là một hướng nghiên cứu rất hợp lý, từ đó có thểgiám sát, đánh giá một cách nhanh chóng và khách quan về sự biến động của đối tượng này.
Cơ sở khoa học của dữ liệu ảnh viễn thám quang học là phản xạ phổ của các đối tượng tự nhiên, có thể phân tích và thể hiện, đặc biệt có thể phát hiện, chia tách các khu vực mất rừng với các diện tích vùng riêng biệt. Dựa trên đặc trưng phản xạ phổ của các đối tượng, bằng các mơ hình, phần mềm chuyên dụng, dữ liệu ảnh viễn thám được xử lý để xác định và chia tách với từng đối tượng. Dữ liệu ảnh viễn thám đa thời gian cho phép xác định nhanh chóng biến động lớp phủ rừng nói chung và mất rừng nói riêng trong khoảng thời gian giữa các thời điểm thu ảnh. Các thông tin về các đối tượng rừng sau khi chiết tách, có thể tạo ra các bản đồ hiện trạng và tính tốn cụ thể diện tích tại từng thời điểm cũng như tổng hợp phân tích kết quả về phân bố và biến động.
Chỉ số thực vật NDVI thể hiện chất lượng thảm thực vật màu xanh lá cây trên mặt đất, giá trị chỉ số này nằm trong khoảng -1 đến +1, giá trị càng cao thì thực vật càng dày. Đối với đối tượng là rừng thì chỉ số này khá cao (khoảng 0,6 đến 1), khi giá trị này bị sụt giảm tức là thực vật bị mất đi, hay
nói các khác là rừng bị mất. Tương tự đối với các chỉ số thực vật khác, giá trị của chỉ số sẽ biểu diễn chất lượng thảm thực vật dưới cách này hay cách khác.
Trên tư liệu ảnh viễn thám, giá trị NDVI được tính cho từng điểm ảnh, do vậy, đối với mỗi khu vực được xác định là mất rừng đều có thể tính tốn được số lượng điểm ảnh tại vùng đó, hay nói cách khác là hồn tồn chỉ ra được diện tích rừng bị mất vì mỗi điểm ảnh đều đã có kích thước cụ thể và thông số này phụ thuộc vào tư liệu ảnh sử dụng để tính tốn.
Trong khn khổ nghiên cứu này, dựa vào cơ sở phương pháp luận nêu trên, quy trình xác định và thể hiện biến động mất rừng đã được xây dựng. Dựa vào nghiên cứu, khảo sát hiện trạng, theo dõi biến động và tác động của những quá trình biến đổi, các nhà quản lý có thể đưa ra đề xuất giải pháp quản lý, quy hoạch bảo vệ, khôi phục phục vụ phát triển bền vững.