Xác định ngưỡng giá trị mất rừng dựa trên chỉ số viễn thám

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ sử dụng chỉ số viễn thám trong giám sát và phát hiện mất rừng tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 68 - 70)

L ỜI CẢM ƠN

4.2. Lựa chọn chỉ số viễn thám để theo dõi và giám sát mất rừng

4.2.3. Xác định ngưỡng giá trị mất rừng dựa trên chỉ số viễn thám

4.2.3.1 Xác định ngưỡng giá trị mất rừng dựa vào chỉ số NDVI

Để xác định ngưỡng giá trị mất rừng, nghiên cứu đã tiến hành lựa chọn chọn mẫu cho từng kỳ, bao gồm kỳ 2017 - 2018 (kỳ1) là 293 điểm mất rừng, kỳ 2018 - 2019 (kỳ 2) là 298 điểm mất rừng, kỳ 2019 - 2020 (kỳ 3) là 205 điểm mất rừng. Từ kết quả tại Bng 4.10 cho thấy giá trị∆NDVI = NDVIT1 – NDVIT2 trung bình là 0,28, sai tiêu chuẩn 0,10. Kết hợp với ngưỡng NDVI có rừng và khơng có rừng đã xác định là 0,59, như vậy tại khu vực nghiên cứu

một điểm mất rừng được xác định có giá trị là có NDVIT1 ≥ 0,59, NDVT2 < 0,59 và ∆NDVI ≥ 0,28.

Bảng 4.10. Kết quả tính ngưỡng mất rừng đối với chỉ số NDVI

Tên kỳ Mean Std Max Min

Kỳ 1 0,32 0,07 0,54 0,01

Kỳ 2 0,26 0,10 0,50 -0,07

Kỳ 3 0,24 0,12 0,66 -0,12

Cả 3 kỳ 0,28 0,10 0,66 -0,12

4.2.3.2. Xác định ngưỡng giá trị mất rừng dựa vào chỉ số NBR

Tương tự như chỉ số NDVI, chỉ số NBR cũng được tính cho 3 kỳ 796 điểm mất rừng trong 3 năm. Kết quả tính tốn được trình bày tại Bảng 4.11. Kết quả tại bảng này cho thấy giá trị ∆NBR = NBRT1 – NBRT2 trung bình là 0,51 với sai tiêu chuẩn 0,15. Kết hợp với ngưỡng NDVI có rừng và khơng có rừng đã xác định là 0,61, như vậy tại khu vực nghiên cứu một điểm mất rừng được xác định có giá trị là có NBRT1 ≥ 0,61, NBRT2 < 0,61 và ∆NBR ≥ 0,51.

Bảng 4.11. Kết quả tính ngưỡng mất rừng đối với chỉ số NBR

Tên kỳ Mean Std Max Min

Kỳ 1 0,52 0,11 0,86 0,09

Kỳ 2 0,59 0,15 0,94 -0,01

Kỳ 3 0,39 0,14 0,71 -0,16

Cả 3 kỳ 0,51 0,15 0,94 -0,16

4.2.3.3. Xác định ngưỡng giá tr mt rng da vào ch s IRSI

Tương tự như chỉ số NDVI, và NBR chỉ số IRSI cũng được tính cho 3 kỳ796 điểm mất rừng trong 3 năm. Kết quả tính tốn được trình bày tại Bảng 4.12. Kết quả tại bảng này cho thấy giá trị ∆IRSI = IRSI T1 – IRSI T2 trung bình là 0,77 với sai tiêu chuẩn 0,22. Kết hợp với ngưỡng IRSI có rừng và khơng có rừng đã xác định là 1,20, một điểm mất rừng được xác định có giá trị là có IRSI ≥ 1,20, IRSI < 1,20 và ∆ IRSI ≥ 0,77.

Bảng 4.12. Kết quả tính ngưỡng mất rừng đối với chỉ số IRSI

Tên kỳ Mean Std Max Min

Kỳ 1 0,84 0,17 1,33 0,24

Kỳ 2 0,85 0,23 1,41 -0,03

Kỳ 3 0,63 0,25 1,34 -0,28

Cả 3 kỳ 0,77 0,22 1,41 -0,28

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ sử dụng chỉ số viễn thám trong giám sát và phát hiện mất rừng tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)