L ỜI CẢM ƠN
3.1.5. Tài nguyên thiên nhiên
3.1.5.1. Tài nguyên đất
Thừa Thiên Huế có tổng diện tích tự nhiên là 503.320,53ha, trong đó diện tích đất khoảng 465.205 ha; hồ, ao, đầm, sông suối, núi đá là 37.125,53 ha. Đất đồi núi chiếm trên 3/4 tổng diện tích tự nhiên, cịn đất đồng bằng duyên hải chỉdưới 1/5 tổng diện tích tự nhiên của tỉnh.
Về phân loại, chủ yếu ở Thừa Thiên Huế có các nhóm và loại đất sau: 1. Nhóm cồn cát và đất cát biển (Arenosols);
2. Nhóm đất mặn (Salic Fluvisols); 3. Nhóm đất phèn (Thionic Fluvisols); 4. Nhóm đất phù sa (Fluvisols);
5. Đất lầy và than bùn (Gieysols and Histosols); 6. Nhóm đất xám bạc màu (Acrisols);
7. Nhóm đất đỏ vàng (Acrisols);
8. Nhóm đất thung lũng dốc tụ (Dystric Gleysols); 9.Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi (Humic Acrisols); 10. Đất xói mịn trơ sỏi đá (Leptosols);
Là tỉnh có diện tích đất nhỏ (505.399 ha) nhưng đất đai đa dạng, được hình thành từ10 nhóm đất khác nhau. Nhóm đất đỏ vàng có diện tích lớn nhất với 347.431 ha, chiếm 68,7% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đất bằng bao gồm cả đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ chỉ có 98.882 ha, chiếm 19,5% diện tích tự nhiên của tỉnh. Trong đó diện tích đất cần cải tạo bao gồm: đất cồn cát, bãi cát và đất cát biển; nhóm đất phèn ít và trung bình, mặn nhiều; nhóm đất mặn; nhóm đất phù sa úng nước, đất lầy và đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ có đến 59.440 ha, chiếm 60% diện tích đất bằng. Diện tích đất phân bốở địa hình dốc có 369.393 ha (kể cảđất sói mịn trơ sỏi đá).
3.1.5.2. Tài nguyên khoáng sản
Trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế đã phát hiện được 120 mỏ, điểm khoáng sản với 25 loại khoáng sản, tài nguyên nước dưới đất, phân bố đều khắp, trong đó chiếm tỷ trọng đáng kể và có giá trị kinh tế là các khống sản phi kim loại và nhóm vật liệu xây dựng.
Nhóm khống sản nhiên liệu chủ yếu là than bùn, trữ lượng các mỏ than bùn ở khu vực các trằm tại Phong Chương được đánh giá lên tới 5 triệu mét khối.
Nhóm khống sản kim loại có sắt, titan, chì, kẽm, vàng, thiếc
Nhóm khống sản phi kim loại và nhóm vật liệu xây dựng là các nhóm có triển vọng lớn nhất của Thừa Thiên Huế, bao gồm pyrit, phosphorit, kaolin, sét, đá granit, đá gabro, đá vôi, cuội sỏi và cát xây dựng.
Tài nguyên nước (bao gồm cả nước nhạt và nước khống nóng) được phân bốtương đối đều trên địa bàn toàn tỉnh. Tổng trữ lượng nước dưới đất ở các vùng đã nghiên cứu ở cấp C1 đạt gần 9.200 m3/ngày.
Bảy nguồn nước khống nóng có thể sử dụng để uống và chữa bệnh (đáng chú ý nhất trong sốnày là ba điểm Thanh Tân, Mỹ An và A Roàng).
3.1.5.3. Tài nguyên thực vật
- Với đặc điểm về vị trí địa lý, khí hậu, thủy văn, địa chất, thổ nhưỡng và các yếu tố nhân tạo khác,... thực vật Thừa Thiên Huế thuộc khu hệ thực vật nhiệt đới vùng đệm có sự giao lưu từ kỷĐệ tam của các hệ thực vật phía Bắc và hệ thực vật phía Nam, đa dạng về thành phần, chủng loại và đa dạng về hệ sinh thái: núi rừng; gò đồi; đồng bằng duyên hải; gò, đụn cát, đầm phá, biển ven bờ. Trong đó, hệ thực vật rừng chiếm diện tích rộng lớn nhất và thuộc kiểu rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới. Mặt khác, rừng Thừa Thiên Huế đã trực tiếp hoặc gián tiếp đem lại cho người dân địa phương những lợi ích về kinh tế, xã hội và quốc phòng.
- Xét về tài nguyên thực vật, các vùng sinh thái phân bố thực vật núi rừng và gò đồi là nơi đáp ứng nhu cầu lấy gỗ, dược liệu, cây hoa, cây cảnh có giá trị. Ở đây, ngoài việc trồng cây gây rừng bằng kỹ thuật canh tác hợp lý và chọn giống tốt, cịn phát triển cây cơng nghiệp, cây lương thực, thực phẩm để xóa đói giảm nghèo cho nhân dân, nhất là dân tộc thiểu số. Đối với vùng sinh thái phân bố thực vật đồng bằng duyên hải, người dân đã và đang ưu tiên trồng cây lương thực - thực phẩm, cây ăn quả. Ngoài ra họ cũng đã bắt đầu chú ý phát triển cây hoa, cây cảnh, cây dược liệu... Vùng sinh thái thực vật gò, trảng, cồn, đụn cát nội đồng, ven biển và đầm phá nói chung có thảm thực vật tự nhiên nghèo cả về thành phần loài lẫn số lượng cá thể. Ở đây, ngoài hệ thực vật thủy sinh đầm phá và biển ven bờ còn tồn tại rừng ngập mặn và hệ thực vật bảo vệ môi trường chống sạt lở, cát bay, cát trôi.
- Đến thời điểm này, các nhà khoa học đã kiểm kê được ở Thừa Thiên Huế có 43 lồi thực vật quý hiếm, được phân thành 5 bậc là đang nguy cấp hay đang bịđe dọa tuyệt chủng (ký hiệu quốc tế là E) 1 loài, sẽ nguy cấp hay có thể bị đe dọa tuyệt chủng (ký hiệu quốc tế là V) 10 lồi, hiếm hay có thể sẽ nguy cấp (ký hiệu quốc tế là R) 16 loài, bịđe dọa (ký hiệu quốc tế là T) 6 loài và biết khơng chính xác (ký hiệu quốc tế là K) 10 lồi. Ngồi ra, cịn có các loại cây ăn quả quý hiếm của địa phương đang tồn tại cần được bảo vệ và phát triển, đó là: Thanh trà, quýt Hương Cần, dâu Truồi, mía Thanh Diệu, nấm quả.
3.1.5.4. Tài nguyên động vật
Với các đặc điểm về vị trí địa lý, khí hậu, thủy văn, địa chất, thổ nhưỡng... tỉnh Thừa Thiên Huế chứa trong mình nhiều hệ sinh thái, kéo theo sự đa dạng về loại hình sống. Mỗi hệ sinh thái đều có những đặc trưng riêng, lại chứa nhiều sinh cảnh, nhiều tiểu vùng khí hậu, nhiều tiểu vùng thủy văn..., nhờ đó mà các khu hệ động vật rất phong phú về thành phần loài và đa dạng về hình thái cũng như sự phân bố. Thừa Thiên Huế có đủ 4 vùng sinh thái
phân bố động vật: vùng núi rừng, vùng gò đồi, vùng đồng bằng duyên hải và vùng đầm phá, biển ven bờ, trong đó nổi bật là hệ sinh thái động vật vườn Quốc gia Bạch Mã và hệsinh thái động vật đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.
Theo số liệu tổng hợp, thu nhập, thành phần động vật Thừa Thiên Huế bao gồm: 1.977 loài (327 họ, 65 bộ) của 6 lớp động vật nổi bật. Trong đó, cơn trùng: 1.045 loài (142 họ, 18 bộ); cá xương: 278 loài (74 họ, 17 bộ); ếch nhái: 38 loài (6 họ, thuộc bộ khơng đi); bị sát: 78 loài (17 họ, 2 bộ); chim: 362 loài (56 họ, 15 bộ); thú: 176 lồi (32 họ, 12 bộ).
Trong đó có nhiều loại động vật đặc hữu, quý hiếm như loài cà cuống (Leuthoceras indicus) thuộc lớp côn trùng, động vật không xương sống; Về động vật có xương sống, 13 lồi động vật đặc hữu của Việt Nam phân bố tại Thừa Thiên Huế, như: chồn dơi (Cynocephalus variegatus), Dơi mũi ống cánh lông (Harpiocephalus harpia), Rái cá lông mũi (Lutra sumatrana), Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis), Gà lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi), Gà lôi trắng (Lophura nycthemera), Gà so Trung bộ (Arborophila merlini), Gà so Gutta (A. rufogularis), Ếch nhẽo (Rana kuhli), Cá chình mun (Anguilla bicolor) và Cá dầy (Cyprinus centralus).
Ngoài các loài động vật đặc hữu của tỉnh, trong các hệ sinh thái Thừa Thiên Huế còn gặp những loài, phụ loài đặc hữu cho cả khu vực Đơng Dương, thậm chí cả vùng Đơng Nam Á như sao la, Voọc chà vá chân nâu (hay còn gọi là Voọc ngũ sắc). Theo Hiệp hội bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Quốc tế (IUCN) thì hiện nay có hơn 10% lồi cá, 25% lồi ếch nhái, 25% lồi bị sát, 11% loài chim và 25% loài thú được liệt vào những lồi động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên, các hệ sinh thái ở Thừa Thiên Huế vẫn là nơi ẩn chứa nhiều loài động vật quý hiếm, loài mới cho khoa học.
Theo thống kê chưa đầy đủ, người ta đã xác định được 80 loài động vật quý hiếm, là những loài đặc hữu của khu vực hoặc cả nước có phân bố tại
Thừa Thiên Huế, trong đó có lồi khơng xương sống, 6 lồi cá, 5 loài lưỡng cư, 15 lồi bị sát, 16 lồi chim và 37 lồi thú. Mức độ quý hiếm đó là rất cao so với nhiều vùng đa dạng sinh học trong khu vực và cả nước. Đặc biệt, trong các lồi động vật có xương sống được xếp vào quý hiếm thì bậc E, V là những bậc có nguy cơ tuyệt chủng và cấm tuyệt đối săn bắt có tỷ lệ rất cao. Nằm ngoài danh mục 80 loài được ghi vào Sách đỏ Việt Nam kể trên, các nhà khoa học cịn coi lồi cá dầy (Cyprinus centralis) ởđầm phá Tam Giang - Cầu Hai có khả năng là lồi đặc hữu của đầm phá Thừa Thiên Huế, vì từ khi cơng bố loài mới này vào năm 1994, các nhà khoa học chưa tìm thấy lồi này ở các vực nước khác có điều kiện tương tự.
3.1.5.5. Tài nguyên rừng
Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh có diện tích rừng khá lớn, độ che phủ rừng cao so với các tỉnh trong cả nước. Theo công bố hiện trạng rừng năm 2019 [23] của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, tính đến 31/12/2019 tổng diện tích đất có rừng của tồn tỉnh là 288.334,37 ha, trong đó rừng tự nhiên là 211.373,11 ha, rừng trồng là 76.961,26 ha. Phân theo mục đích sử dụng bao gồm: rừng phòng hộ 76.957,28 ha, rừng đặc dụng 93.200,43 ha và rừng sản xuất là 118.176,66 ha. Diện tích rừng phân theo chủ quản lý bao gồm: chủ rừng nhóm I là 103.692,12 ha, chủ rừng nhóm II là 184,642,25 ha. Độ che phủ rừng là 57,37 %. Theo kết quả kiểm kê rừng của tỉnh Thừa Thiên Huế công bốnăm 2016 [9], tổng trữ lượng gỗ toàn tỉnh là 33.524.233 m3, trong đó rừng tự nhiên là 27.654.100 m3 và rừng trồng là 5.870.123 m3.
Theo số liệu từ Cục Kiểm lâm [10] từ năm 2002 đến 31/12/2019, tỉnh Thừa Thiên Huế tổng diện tích rừng tăng thêm tăng 76.752 ha, diện tích rừng tự nhiên tăng thêm 33.823 ha và rừng trồng tăng thêm 42.929 ha, độ che phủ cũng tăng thêm 10,97 % từ 46,40% lên 57,37 %. Từ số liệu tại Bảng 3.2 cho thấy sự biến động rừng tại tỉnh Thừa Thiên Huế hàng năm là khá lớn. Trong đó, hầu hết năm nào diện tích rừng tự nhiên cũng có xu hướng giảm đi từ vài chục đến vài trăm ha.
Bảng 3.2. Diễn biến rừng hàng năm tỉnh Thừa Thiên HuếS S T T Năm Diện tích đất có rừng (ha) Diện tích rừng tự nhiên (ha) Diện tích rừng trồng (ha) Độ che phủ (%) Diện tích Biến động Diện tích Biến động Diện tích Biến động Diện tích Biến động 1 2002 234.454 177.550 56.904 46,40 2 2003 238.183 3.729 177.482 - 68 60.701 3.797 46,30 - 0,10 3 2004 243.556 5.373 178.983 1.501 64.573 3.872 46,70 0,40 4 2005 248.727 5.171 179.027 44 69.700 5.127 48,10 1,40 5 2006 286.541 37.814 204.878 25.851 81.663 11.963 53,60 5,50 6 2007 286.979 438 204.222 - 656 82.757 1.093 54,40 0,80 7 2008 293.139 6.160 203.763 - 459 89.376 6.619 55,00 0,60 8 2009 294.298 1.159 203.515 - 248 90.783 1.407 56,20 1,20 9 2010 294.651 353 202.699 - 816 91.952 1.168 56,50 0,30 10 2011 294.666 15 202.647 - 52 92.019 68 56,69 0,19 11 2012 294.947 281 202.571 - 76 92.376 357 54,96 - 1,73 12 2013 296.076 1.129 202.552 - 19 93.524 1.147 54,75 - 0,21 13 2014 297.802 1.727 202.967 415 94.835 1.311 54,80 0,05 14 2015 298.578 776 203.103 136 95.475 640 56,90 2,10 15 2016 312.343 13.765 212.172 9.069 100.171 4.696 56,30 - 0,60 16 2017 311.903 - 440 212.229 57 99.674 - 497 57,32 1,02 17 2018 311.051 - 852 212.180 - 49 98.871 - 803 57,34 0,02 18 2019 311.206 155 211.373 - 807 99.833 962 57,37 0,03 (Nguồn [10])