Điều kiện kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ sử dụng chỉ số viễn thám trong giám sát và phát hiện mất rừng tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 49)

L ỜI CẢM ƠN

3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội

Mục tiêu tổng quát của phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 là Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học - công nghệ, y tế chuyên sâu, giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Phấn đấu đến năm 2020, Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực các nước Đơng Nam Châu Á; có quốc phịng, an ninh được tăng cường, chính trị - xã hội ổn định, vững chắc; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện [6].

3.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2019 ước đạt 7,18% với giá trị tổng sản phẩm trong tỉnh - GRDP ước đạt gần 31.330,53 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010), chưa đạt kế hoạch đề ra. Đây là mức tăng khá so với các tỉnh trong khu vực miền Trung nói chung, cao hơn mức tăng trưởng bình quân của 5 tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của cảnước 6,8%/năm [7].

3.2.2. Tình hình phát triển các ngành, lĩnh vực

a)Lĩnh vực du lch

Năm 2019 tổng lượt khách du lịch đến Huế ước đạt 4.800 nghìn lượt, bằng 102,1% KH, tăng 10,8%, trong đó khách quốc tế đạt 2.220 nghìn lượt, tăng 12,7%; khách lưu trú ước đạt 2.250 nghìn lượt, tăng 6,6%. Doanh thu ngành dịch vụ du lịch ước đạt 4.900 tỷđồng, đạt KH, tăng 9,6%, doanh thu xã hội từ du lịch ước hơn 12.000 tỷđồng [7].

b)Lĩnh vực công nghip

Năm 2019, giá trị sản xuất ước đạt 46.870 tỷđồng (theo giá hiện hành), đạt 98,5% KH, tăng 11,8%. Chỉ số IIP tăng 8,0%; trong đó, ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,8%; cấp nước và thu gom rác thải tăng 6,1%;

sản xuất, phân phối điện tăng 20,4%, cơng nghiệp khai khống tăng 2,8%.

c)Lĩnh vực Nông, lâm, ngư nghiệp

Trồng trọt: Tập trung đầu tư để chuyển đổi khoảng 2.310 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng rau, màu và nuôi trồng thủy sản; vùng sản xuất lúa theo mơ hình cánh đồng lớn 3.900 ha; hình thành sự liên kết, hợp đồng của các doanh nghiệp trong sản xuất, mở rộng mơ hình ứng dụng theo VietGAP 120 ha. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm ước đạt 75.359 ha, giảm 0,39%. Sản lượng lúa ước đạt 326,6 nghìn tấn, giảm 2,33%; năng suất bình qn 59,6 tạ/ha, giảm 1,6tạ/ha; ngơ: 1.593 ha, năng suất đạt 39,9 tạ/ha, sản lượng 6.355 tấn giảm 3%; khoai lang 9 nghìn tấn, giảm 12%; lạc 3.173 ha năng suất đạt 17,3 tạ/ha, sản lượng 5.477 nghìn tấn, giảm 25,6%; Sản lượng thu hoạch một số loại cây lâu năm: mũ cao su: 6.080 tấn; chuối 13.037 tấn; bưởi, thanh trà 9.241 tấn; dứa 1.293 tấn; hồ tiêu 181 tấn [7].

Chăn ni: Đã hình thành các vùng chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại và gia trại, cách ly khu dân cư, đảm bảo về môi trường. Chăn nuôi gia cầm có nhiều thuận lợi, giá thịt gà hơi giữ mức ổn định nên khuyến khích mở rộng quy mơ đàn. Ước cả năm gia cầm đạt 4 triệu con, tăng 31,4%, bằng 126% KH. Chăn ni gia súc gặp khó khăn. Dịch tả lợn Châu Phi tái phát lại trên diện rộng ở 63/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Tính đến ngày 18/11, trên địa bàn tỉnh tổng số lợn mắc bệnh và tiêu hủy là 73.331 con với tổng trọng lượng 4.411 tấn. Ước tính thiệt hại 130,64 tỷ đồng, đã hỗ trợ tới người chăn nuôi với số tiền 77,9 tỷ đồng. Chăn ni trâu, bị gặp khó khăn do đồng cỏ thu hẹp, thiếu lao động và các dự án khuyến nông ở một số huyện đến thời hạn chấm dứt như BCC. Ước năm 2019, tổng đàn lợn 120 nghìn con bằng 60% KH; đàn trâu duy trì 19,4 nghìn con, bằng 88,2% KH; đàn bị 31,8 nghìn con, bằng 88,5% KH [7].

Lâm nghiệp: Sản lượng khai thác cả năm ước đạt 628,7 nghìn m3 gỗ. Diện tích trồng rừng tập trung đạt 6.200 ha, tăng 0,8%, toàn bộ là rừng sản xuất. Diện tích trồng rừng 6.200 ha, đạt KH. Đã triển khai tốt công tác trồng rừng gỗ lớn, lũy kế đến nay cấp chứng chỉ rừng FSC đạt 7.778 ha. Tỷ lệ che

phủ rừng duy trì đạt 57,35%. Công tác quản lý, bảo vệ rừng tiếp tục được tăng cường; đến tháng 12/2019 đã bắt giữ và xử lý 495 vụ vi phạm pháp luật lâm nghiệp, tịch thu 485,7 m3 gỗ các loại, thu nộp ngân sách khoảng 3,5 tỷ đồng. Công tác PCCCR được đặc biệt chú trọng; tính đến tháng 12/2019, tồn tỉnh đã xảy ra 55 vụ phá rừng, tăng 17 vụ, với diện tích bị phá 10,84 ha, giảm 0,24 ha; 27 vụ cháy rừng, tăng 14 với diện tích rừng bị cháy 177,94 ha, nguyên nhân chủ yếu do thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài, kết hợp với gió Tây Nam thổi mạnh nên đã gây cháy lan trên diện rộng [7].

Thủy sản: Sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác cả năm ước đạt 57.787 tấn, tăng 3,9%, bằng 96,3 KH, trong đó sản lượng ni trồng 16.640 tấn, tăng 4,3%, bằng 92,4% KH; sản lượng khai thác 41.145 tấn, tăng 3,7% bằng 98% KH. Khai thác thủy sản biển tăng cao, tổng số tàu cá trên tồn tỉnh là 722 chiếc; trong đó tàu cá xa bờ là 419 chiếc, tàu cá có chiều dài từ 24 m trở lên có 11 chiếc. Sản xuất nông nghiệp từng bước chuyển đổi theo hướng chất lượng, an tồn và tăng thu nhập cho người dân; hình thành sự liên kết trong sản xuất. Đã xác định 18 sản phẩm được hỗ trợ nâng cấp tiêu chuẩn hóa; dự kiến đến cuối năm có 10 sản phẩm được nâng cấp, tiêu chuẩn hóa theo chu trình OCOP. Tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình tái cơ cấu ngành nơng nghiệp. Dự kiến trong năm 2019 có thêm 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng sốxã đạt chuẩn nông thôn mới lên 54 xã (đạt 52%). Giá trị sản xuất nông nghiệp cả năm ước đạt 6.300 tỷ đồng (theo giá hiện hành), giảm 4,7% [7].

3.2.3. Văn hóa, xã hội

a) Văn hóa, thể thao

Hoạt động trưng bày, triển lãm, mỹ thuật, nhiếp ảnh phong phú, đa dạng, tính nghệ thuật cao, đáp ứng nhu cầu của du khách và quần chúng nhân dân, dự kiến đón 250.000 lượt khách tham quan [7].

Thể thao thành tích cao đạt kết quả cao cảtrong nước và quốc tế, đã đạt được 481 huy chương các loại (128 HCV, 150HCB, 203 HCĐ), trong đó có 28 huy chương quốc tế (15 HCV, 06 HCB, 07 HCĐ) [7].

Số người tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên ước đạt tỷ lệ là 33,4%, tăng 1,3% so với năm 2018. Số câu lạc bộ thể dục thể thao là 635 câu lạc bộ; tỉ lệtrường học đảm bảo giáo dục thể chất đạt 100% [7].

Giáo dục, đào tạo

Tồn tỉnh hiện có 576 trường, có 09 trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện và 01 Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh với số lượng học sinh, học viên đạt 264.527 em. Trong đó, có 392 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 68,05% [7].

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo" được thực hiện có hiệu quả về phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá; bồi dưỡng giáo viên... Việc chỉđạo nâng cao chất lượng giáo dục các cấp, bậc học được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, đúng quy định và đã đạt kết quả khá tốt. Số lượng học sinh xếp loại giỏi tăng ở tất cả các cấp bậc; năm học 2018 - 2019 có 1.819 học sinh đạt giải Châu Á, cấp Quốc gia và cấp tỉnh. Năm học 2019 - 2020, trong tháng 10/2019, có 1.163 học sinh đạt giải trong tổng số 2.713 học sinh dự thi, đạt 43% thí sinh đạt giải [7].

Năm học 2019 - 2020, Đại học Huế có 8.598 sinh viên được gọi nhập học theo nguyện vọng, đạt 76% chỉ tiêu tuyển sinh và giảm 1,65% so với năm học trước. Các trường có số lượng sinh viên nhập học giảm: Đại học Luật giảm 7,28%; Khoa giáo dục thể chất giảm 25,0%; ĐH Nông lâm giảm 29,49%; ĐH Khoa học giảm 20,94%. Theo xếp hạng Webometrics công bố tháng 7/2019, Đại học Huế xếp hạng thứ 8 trong số 180 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam, tăng 2 bậc từ lần xếp hạng tháng 1/2019 [7].

b) Dân s, y tế và chăm sóc sức khe

Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 toàn tỉnh có 305.905 hộ; 1.128.620 nhân khẩu; dân số nam 558.488 người (chiếm 49,5%); dân số nữ 570.132 người (chiếm 50,5%); dân số khu vực thành thị 558.531 người (chiếm 49,5%); khu vực nông thôn 570.089 người (chiếm 50,5%). Mật độ dân số224 người/km2, bằng 77,2% so với mật độ dân số bình quân cả nước [7].

Chương 4

KT QU NGHIÊN CU VÀ THO LUN 4.1. Thực trạng quản lý tài nguyên rừng tại tỉnh Thừa Thiên Huế

4.1.1. Tổ chức và hoạt động của lực lượng Kiểm lâm Thừa Thiên Huế

Theo quyết định giao biên chế năm 2020 [18] của Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế, Chi cục Kiểm lâm được giao 257 biên chế, trong đó cơng chức là 218 biên chế, viên chức là 22 biên chế và biên chế hợp đồng theo Nghịđịnh 68/2000/NĐ-CP là 17 biên chế.

Bảng 4.1. Số lượng biến chế Kiểm lâm Thừa Thiên Huế năm 2020

STT Đơn vị

Biên chế giao năm 2020 Tổng số Biên chế công chức Biên chế viên chức Biên chế hợp đồng theo NĐ 68/2000/ -CP

1 Chi cục Kiểm lâm 42 35 3 4 2 Hạt Kiểm lâm huyện Phong Điền 16 15 0 1 3 Hạt Kiểm lâm Khu bảo tồn thiên nhiên

Phong Điền 19 15 3 1

4 Hạt Kiểm lâm huyện Quảng Điền 9 6 2 1 5 Hạt Kiểm lâm thị xã Hương Trà 27 23 3 1 6 Hạt Kiểm lâm thành phố Huế 10 9 0 1 7 Hạt Kiểm lâm huyện Phú Vang 9 8 0 1 8 Hạt Kiểm lâm thị xã Hương Thủy 18 17 0 1 9 Hạt Kiểm lâm huyện A Lưới 29 28 0 1 10 Hạt Kiểm lâm huyện Nam Đông 28 27 0 1 11 Hạt Kiểm lâm huyện Phú Lộc 16 15 0 1 12 Hạt Kiểm lâm Khu bảo tồn Sao La 14 3 10 1 13 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy,

chữa cháy rừng số 1 11 9 1 1

14 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy,

chữa cháy rừng số 2 9 8 0 1

Tổng cộng: 257 218 22 17

Một số nhiệm vụ, hoạt động của lực lượng Kiểm lâm Thừa Thiên Huế trong công tác bảo vệ rừng:

Tham mưu cho Giám đốc Sở trình cấp có thẩm quyền huy động các đơn vị vũ trang; huy động lực lượng, phương tiện khác của các tổ chức, cá nhân đóng trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn, ứng cứu cháy rừng và phá rừng nghiêm trọng trong những tình huống cần thiết và cấp bách;

Tổ chức thực hiện các biện pháp chống chặt, phá rừng trái phép và các hành vi trái pháp luật xâm hại đến rừng và đất lâm nghiệp;

Dự báo nguy cơ cháy rừng; xây dựng lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng chuyên ngành; thống kê, kiểm kê rừng và đất lâm nghiệp; tham gia phòng, trừ sâu bệnh hại rừng;

Tổ chức bảo vệ các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thuộc địa phương quản lý;

Phối hợp hoạt động bảo vệ rừng đối với lực lượng bảo vệ rừng của các chủ rừng và lực lượng bảo vệ rừng của cộng đồng dân cư trên địa bàn. Sơ đồ, tổ chức bộ máy trong hoạt động bảo vệ rừng được mô tả qua Sơ đồ 4.1.

Theo Sơ đồ 4.1, hoạt động quản lý bảo vệ rừng được chia thành 3 cấp: i) Lãnh đạo, chỉ đạo của chi cục trưởng, phó chi cục trưởng; ii) Bộ phân chuyên môn về kỹ thuật, pháp lý thuộc các đơn vị phòng ban chức năng của CCKL, đội KLCĐ và PCCCR các hạt kiểm lâm của huyện, thị xã, thành phố và hạt kiểm lâm KBT, Vườn Quốc gia Bạch Mã; iii) Trạm Kiểm lâm là đơn vị trực tiếp tham gia các hoạt động tuần tra bảo vệ rừng.

4.1.2. Công tác ứng dụng công nghệ viễn thám, GIS trong giám sát, phát hiện mất rừng hiện mất rừng

Tại tỉnh Thừa Thiên Huế được sự hỗ trợ của dự án hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam giai đoạn 2 [3] (FCPF -2) và dự án Trường Sơn Xanh [5] hỗ trợ máy tính bảng, triển khai tập huấn sử dụng FRMS mobile trên máy tính bảng để thu thập các dữ liệu biến động tại thực địa thay thế cho GPS cầm tay. Ngoài ra, các lớp tập huấn về sử dụng phần mềm FRMS desktop trong theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp cũng được tổ chức. Bước đầu, các hoạt động tập huấn hỗ trợ đã góp phần giúp cho lực lượng Kiểm lâm được nâng cao năng lực trong việc cập nhật diễn biến rừng và đất lâm nghiệp theo đúng quy định của Tổng cục Lâm nghiệp về công tác theo dõi diễn biến rừng hàng năm.

Về việc ứng dụng công nghệ ảnh viễn thám, phát hiện sớm mất rừng ở Thừa Thiên Huế đã được dự án Trường Sơn Xanh hỗ trợ xây dựng hệ thống theo dõi diễn biến rừng công nghệ cao, được bắt đầu áp dụng vào tháng 5/2019. Theo thiết kế của hệ thống, việc phát hiện mất rừng dựa trên ứng dụng cảnh báo mất rừng do dự án Quản lý thiên nhiên bền vững (SNRM) xây dựng [5], công cụ này hiện nay cũng được đặt tại trang web của Cục kiểm lâm. Một trong những điểm yếu của công cụ này là việc phát hiện mất rừng sử dụng các chỉ số chung và áp dụng cho toàn quốc do vậy khi ứng dụng cho mỗi địa phương độ chính xác thường không cao. Trong nghiên cứu này cũng sẽ tham chiếu và so sánh đến kết quả của phương pháp này bằng cách sử dụng kết quả phân tích của hệ thống này với các mẫu kiểm chứng.

Như vậy, Thừa Thiên Huế là một tỉnh có biến động rất lớn về tài nguyên rừng mỗi năm. Lực lượng Kiểm lâm cịn tương đối mỏng so với diện tích rừng của tỉnh. Bước đầu, lực lượng Kiểm lâm của tỉnh đã được tiếp cận với công nghệ viễn thám và GIS trong theo dõi diễn biến rừng, tuy nhiên chưa sâu và chưa có tính ứng dụng cao. Do vậy, việc phát triển công nghệ viễn thám và GIS để phát hiện mất rừng sẽ hỗ trợ cho Kiểm lâm địa phương tăng cường năng lực giám sát rừng, giảm tải cơng sức của con người, góp phần bảo vệ tốt hơn nguồn tài nguyên rừng của địa phương là hết sức cần thiết và ý nghĩa.

4.2. Lựa chọn chỉ số viễn thám để theo dõi và giám sát mất rừng

4.2.1. Kết quả tiền xử lý ảnh viễn thám

4.2.1.1. Kết qu xnh Sentinel - 2 cho các năm 2017 - 2020

Dựa trên phương pháp đã đã mô tả ở trên, nghiên cứu đã tiến hành tìm ảnh, lọc mây và bù mây và kết quả cuối cùng trả về là ảnh ghép của tất cả các cảnh ảnh trong khoảng thời gian lựa chọn của một năm. Đề tài chỉ sử dụng ảnh vệ tinh Sentinel-2 do có ưu điểm miễn phí, độ phân giải 10 mét, chu kỳ lặp lại là 5 ngày phù hợp để áp dụng cho nghiên cứu này.

Ảnh viễn thám thu thập được đánh giá chất lượng ảnh theo phương pháp đánh giá chất lượng ảnh chủ quan NIIRS (ứng dụng kết quả phương pháp của đề tài “Nghiên cứu, xây dựng công cụ đánh giá chất lượng phổ của sản phẩm viễn thám quang học độ phân giải cao và siêu cao bằng mơ hình tốn học phục vụ công tác kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm” mã số: TNMT.2017.08.03). Các ảnh viễn thám sử dụng các bước tiếp theo đạt mức độ cung cấp thông tin để thành lập bản đồ tỉ lệ 1:50.000. Đây là biện pháp để nâng cao độchính xác và độ tin cậy của thơng tin từ ảnh viễn thám.

Ảnh ghép tại khu vực nghiên cứu được tạo thành bởi các cảnh ảnh thuộc 6 mảnh ghép (48PYC, 48PZC, 48QYD, 48QZD, 49PBT, 49QBU) lấy

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ sử dụng chỉ số viễn thám trong giám sát và phát hiện mất rừng tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)