L ỜI CẢM ƠN
4.1. Thực trạng quản lý tài nguyên rừng tại tỉnh Thừa Thiên Huế
4.1.2. Công tác ứng dụng công nghệ viễn thám, GIS trong giám sát, phát
hiện mất rừng
Tại tỉnh Thừa Thiên Huế được sự hỗ trợ của dự án hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam giai đoạn 2 [3] (FCPF -2) và dự án Trường Sơn Xanh [5] hỗ trợ máy tính bảng, triển khai tập huấn sử dụng FRMS mobile trên máy tính bảng để thu thập các dữ liệu biến động tại thực địa thay thế cho GPS cầm tay. Ngoài ra, các lớp tập huấn về sử dụng phần mềm FRMS desktop trong theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp cũng được tổ chức. Bước đầu, các hoạt động tập huấn hỗ trợ đã góp phần giúp cho lực lượng Kiểm lâm được nâng cao năng lực trong việc cập nhật diễn biến rừng và đất lâm nghiệp theo đúng quy định của Tổng cục Lâm nghiệp về công tác theo dõi diễn biến rừng hàng năm.
Về việc ứng dụng công nghệ ảnh viễn thám, phát hiện sớm mất rừng ở Thừa Thiên Huế đã được dự án Trường Sơn Xanh hỗ trợ xây dựng hệ thống theo dõi diễn biến rừng công nghệ cao, được bắt đầu áp dụng vào tháng 5/2019. Theo thiết kế của hệ thống, việc phát hiện mất rừng dựa trên ứng dụng cảnh báo mất rừng do dự án Quản lý thiên nhiên bền vững (SNRM) xây dựng [5], công cụ này hiện nay cũng được đặt tại trang web của Cục kiểm lâm. Một trong những điểm yếu của công cụ này là việc phát hiện mất rừng sử dụng các chỉ số chung và áp dụng cho toàn quốc do vậy khi ứng dụng cho mỗi địa phương độ chính xác thường không cao. Trong nghiên cứu này cũng sẽ tham chiếu và so sánh đến kết quả của phương pháp này bằng cách sử dụng kết quả phân tích của hệ thống này với các mẫu kiểm chứng.
Như vậy, Thừa Thiên Huế là một tỉnh có biến động rất lớn về tài nguyên rừng mỗi năm. Lực lượng Kiểm lâm cịn tương đối mỏng so với diện tích rừng của tỉnh. Bước đầu, lực lượng Kiểm lâm của tỉnh đã được tiếp cận với công nghệ viễn thám và GIS trong theo dõi diễn biến rừng, tuy nhiên chưa sâu và chưa có tính ứng dụng cao. Do vậy, việc phát triển công nghệ viễn thám và GIS để phát hiện mất rừng sẽ hỗ trợ cho Kiểm lâm địa phương tăng cường năng lực giám sát rừng, giảm tải cơng sức của con người, góp phần bảo vệ tốt hơn nguồn tài nguyên rừng của địa phương là hết sức cần thiết và ý nghĩa.