(DNN: Đất nông nghiệp; DT: Đất trống; MN: Mặt nước; RT_Keo: Rừng trồng; RTN_GTB: RTN giàu và trung bình; TXN: RTN nghèo; TXP:
RTN phục hồi)
Từ số liệu từ
Bảng 4.4 và Biểu đồ 4.1 có thể nhận thấy giá trị NDVI của tất cả các loại đất loại rừng thấp nhất tại tháng 12 năm trước và tháng 1 của năm sau. Điều này khá phù hợp vì điều kiện thời tiết tại mùa này khá khắc nghiệt, do vậy chỉ số thực vật có xu hướng giảm, từ tháng 2 đến tháng 11 trong năm có thể nói chỉ số NDVI của các loại đất loại rừng trong 92 mẫu thể hiện rõ sự nhau giữa trạng thái đất trống và trạng thái có rừng.
Để đánh giá xem việc chọn mẫu đã đảm bảo đủ độ tin cậy, cần tính giá trị trung binh, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất và sai tiêu chuẩn để khẳng định. Kết quả tổng hợp các giá trị nêu trên tại Bảng 4.5 và Biểu đồ 4.2.
Bảng 4.5. Bảng tính giá trị trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất và sai tiêu chuẩn của chỉ số NDVI của một số loại đất loại rừng
Loại đất loại rừng Mean Std Max Min
Đất nông nghiệp (DNN) 0,35 0,06 0,41 0,26 Đất trống (DT) 0,18 0,13 0,39 0,03 Mặt nước (MN) -0,08 0,05 0,03 -0,16 Rừng trồng (RT_KEO) 0,60 0,05 0,68 0,50 RTN giàu và trung bình (RTG_GTB) 0,59 0,05 0,65 0,53 RTN nghèo (TXN) 0,59 0,05 0,66 0,52 RTN phục hồi (TXP) 0,62 0,05 0,69 0,55
Biểu đồ 4.2. Giá trị trung bình, giá trị tối đa, giá trị tối thiểu của chỉ số NDVI tính của một số loại đất loại rừng
(DNN: Đất nông nghiệp; DT: Đất trống; MN: Mặt nước; RT_Keo: Rừng trồng; RTN_GTB: RTN giàu và trung bình; TXN: RTN nghèo; TXP: RTN phục hồi)
Như vậy giá trị NDVI thấp nhất của trạng thái đất có rừng là 0,59 (∓
0,05). Nghiên cứu áp dụng ngưỡng này NDVI này để tách trạng thái đất khơng có rừng tại T1 (NDVIT1 < 0,59) và trạng thái đất có rừng tại T2 (NDVIT2 ≥ 0,59).
4.2.2.2. Xác định ngưỡng giá trị có rừng và khơng có rừng đối với chỉ số
NBR
Tương tự như chỉ số NDVI, nghiên cứu cũng sử dụng 92 mẫu nêu trên để tiến hành xác định ngưỡng giá trị của chỉ số NBR của 12 tháng trong năm 2019, kết quả được trình bày tại Bảng 4.6 và Biểu đồ 4.3. Giá trị biến thiên của NBR 12 tháng trong năm 2019.
Bảng 4.6. Giá trị NBR trong 12 tháng của năm 2019Loại đất loại Loại đất loại rừng T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Đất nông nghiệp 0,42 0,56 0,65 0,59 0,39 0,66 0,68 0,48 0,41 0,41 0,55 0,35 Đất trống 0,22 0,08 0,08 0,06 0,08 0,15 0,16 0,16 0,26 0,26 0,19 0,16 Mặt nước 0,52 0,72 0,66 0,49 0,32 0,42 0,28 0,26 0,29 0,29 0,72 0,55 Rừng trồng 0,52 0,72 0,72 0,69 0,70 0,71 0,70 0,70 0,66 0,66 0,72 0,54 RTN giàu và trung bình 0,56 0,66 0,59 0,68 0,68 0,70 0,71 0,71 0,62 0,62 0,58 0,32 RTN nghèo 0,50 0,62 0,64 0,64 0,68 0,70 0,71 0,57 0,54 0,54 0,61 0,55 RTN phục hồi 0,56 0,65 0,60 0,63 0,65 0,70 0,65 0,59 0,63 0,63 0,63 0,52
Từ số liệu từ Bảng 4.6 và Biểu đồ 4.3 có thể nhận thấy cũng như giá trị NDVI, giá trị NBR của tất cả các loại đất loại rừng thấp nhất tại tháng 12 năm trước và tháng 1 của năm sau. Chỉ số NBR của các trạng thái có rừng khá ổn định, trong khi đó trạng thái đất nơng nghiệp tiếp tục thể hiện sự biến động theo mùa vụ. Trang thái mặt nước biến động khá mạnh, vượt lên giá trị khá cao như trạng thái đất có rừng vào tháng 2, tháng 3 và tháng 11, tháng 12. Điều này sẽ được khắc phục vì q trình tính tốn sẽ tách hồn toàn các khu vực là mặt nước ra khỏi phạm vi tính tốn.