7. Cấu trúc đồ án
5.2.7 Đánh giá về việc thu lượm phế liệu từ rác dân lập và ngoài dân lập
Sự tách thành phần rác tái chế mang lại lợi ích cho người nhặt rác, nguời thu gom rác (của nhà nước, dân lập và ngoài dân lập). Sự tranh giành các khu vực thu gom, hiện tượng này có thể xảy ra khi có sự thay đổi trong cách thức thu gom rác (thu gom thành 2 phần riêng biệt) khi có PLRTN. Người thu gom rác có thể tranh giành hoặc tìm cách nhận phần thu gom rác tái chế. Vì vậy, khi triển khai chương trình PLRTN, sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương với các đội thu gom rác là rất cần thiết để tránh các tác động xấu.
5.3 Xây dựng mô hình phân loại rác tại nguồn
Rác thải sinh hoạt
Tồn trữ & phân loại tại nguồn thải
Bãi chôn lấp hợp vệ sinh Các thành phần còn lại Rác có thể tái chế, tái sử dụng Chế biến phân compost
Rác dễ phân hủy sinh học Rác khó phân hủy sinh học
Trạm trung chuyển Sơ chế
Cơ sở tái chế Người thu mua
ve chai
Sơ đồ 5.1: Mô hình phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Quận 4 Việc đầu tiên là là sao cho người dân có thể phân loại được 2 loại rác vô cơ và hữu cơ, cần thực hiện tốt bước này thì ta sẽ dễ dàng tiếp tục cho việc phân thành ba loại rác là hữu cơ, vô cơ có thể tái chế và vô cơ không thể tái chế (thành phần rác còn lại).
Điều quan trong nhất chính là nâng cao ý thức và nhận thức cho tất cả người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ và cần tiến hành trong một thời gian dài qua các hình thức tuyên truyền rộng rãi dưới mọi hình thức, phương tiện thông tin đại chúng.
Bên cạnh đó, cần tiến hành cung cấp cho người dân cách thức và phương tiện phân loại rác tại nguồn một cách dễ dàng nhất.
5.4 Các biện pháp hoàn thiện dự án phân loại rác tại nguồn
- Việc làm đầu tiên và quan trọng nhất là việc nâng cao ý thức cho tất cả người dân đặc biệt là giáo dục học đường về tác dụng của việc PLRTN cần được tiến hành trong thời gian dài, phát huy tính tiếp cận của chiến dịch tuyên truyền bằng mọi phương tiện: ti vi, báo, brochures, tờ rơi,… để cung cấp những kiến thức cần thiết về PLRTN cho người dân bên cạnh đó cần tập huấn bài bản về cách phân loại rác để người dân nâng cao trách nhiệm và có ý thức bảo vệ môi trường.
- Cần quy định mỗi nhà phải có hai thùng rác: phân loại rác hữu cơ riêng, vô cơ riêng. Nếu để lẫn lộn, hộ đó sẽ bị phạt tiền và đơn vị thu gom rác sẽ từ chối nhận rác từ các thùng để rác lẫn lộn.
- Xe thu gom nên có từ 2 – 3 ngăn để phân loại rác ngay tại nơi thu gom.
- Nên có thời gian thu gom được tính toán theo cơ sở khoa học. Chẳng hạn như đối với các cơ quan hành chính, nhà dân: gom rác từ 18h – 6h sáng; các
khu chợ: gom rác theo hoạt động của chợ…nhằm đảm bảo đường phố sạch đẹp.
- Nhà nước cần chủ động giảm đầu tư các khu chôn lấp rác, thay vào đó là đầu tư các nhà máy xử lí rác có dây chuyền tách lọc và tái chế rác thải chưa phân loại để tạo thành các sản phẩm tái chế.
- Đối với các khu dân cư phát triển và có mức sống tương đối cao, cần đầu tư các cơ sở tái chế rác có đủ năng lực tiếp nhận và tiếp tục phân loại ,tái chế toàn bộ lượng rác thải được phân loại sơ bộ từ nguồn đưa đến hằng ngày; thanh toán phí xử lí hợp lí, đồng thời ban hành các chính sách khuyến khích, bắt buộc người dân PLRTN, khuyến khích sử dụng các sản phẩm tái chế. - Nhà nước cần phải có trách nhiệm trong công tác quản lí:
+ Tạo sự đa dạng hóa các nguồn lực tài chính đầu tư cho lĩnh vực môi trường. + Bổ sung những cơ chế, chính sách thật cụ thể đối với hoạt động bảo vệ môi trường.
+ Ưu tiên công nghệ trong nước, hạn chế chôn lấp rác, tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để sơm thành lập nhiều công ty, tập đoàn công nghệ xử lí CTR.
+ Nhà nước nên bảo hộ cho một số sản phẩm được sản xuất từ nguồn nguyên liệu rác thải như: phân hữu cơ vi sinh, phân hữu có đa vi lượng và đưa các sản phẩm này vào thay thế cho các loại phân bón hóa học.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN
Hằng ngày Quận 4 thải ra một lượng chất thải khá lớn trên 200 tấn/ngày đã và đang gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và con người nếu như không được xử lí cách hợp lí.
Việc ứng dụng hiệu quả các công cụ tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và kêu gọi sự tích cực tham gia của tất cả người dân về phân loại rác tại nguồn, từ đó có thể hạn chế được lượng rác thải đem chôn lấp, tăng hiệu quả tái sử dụng, tái sinh và tái chế, chất thải rắn thực phẩm được phân loại sạch hơn có thể xử lí thành phân compost với chất lượng cao.
Cùng với mô hình phân loại rác thải đô thị tại nguồn cho Quận 4 nói riêng và thành phố nói chung có thể góp phần giảm lượng chất thải rắn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu gom và xử lí tiếp theo cũng như quan trọng hơn hết là tạo một nền nhận thức tốt cho tất cả người dân tham gia công tác bảo vệ môi trường.
KIẾN NGHỊ
Việc phân loại rác tại nguồn đêm lại nhiều lợi ích to lớn. Đối với nước ta hình thức này vẫn còn mới lạ, có áp dụng thí điểm một vài nơi nhưng còn gặp rất nhiều khó khăn chưa giải quyết được. Chính vì vậy người dân sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện nếu không được sự hỗ trợ từ các nhà quản lí.
Cần trang bị thêm các thiết bị thu gom đúng cách và tuyển dụng nguồn nhân lực đầy đủ để đáp ứng được nhu cầu sử dụng cũng như thải bỏ chất thải của người dân. Cần có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng nhằm tuyên truyền, giáo dục tạo điều kiện cho mọi người hiểu rõ hơn về cách thực hiện và ý nghĩa của việc phân loại rác.
Nhà nước cần có chính sách mới khuyến khích việc sử dụng sản phẩm tái chế và tái sử dụng lại các vật dụng khi có thể.
Các ban ngành, quần chúng nhân dân cùng nổ lực để đưa chính sách Phân Loại Rác Tại Nguồn vào thực tế, nhân rộng ra nhiều nơi và phát huy hiệu quả như ta mong đợi từ chính sách. Chung tay góp phần xây dựng lối sống văn minh đô thị, mang lại bộ mặt mới cho thành phố chúng ta.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Phước. (2007). Quản lý và xử lý chất thải rắn. NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh
2. Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng và Nguyễn Thị Kim Thái. (2001). Quản lý chất thải rắn tập 1: Chất thải rắn đô thị. NXB Xây dựng.
3. Niên giám thống kê Ủy ban nhân dân Quận 4, 2010
4. Sở tài nguyên môi trường Tp. Hồ Chí Minh, công ty môi trường đô thị (2003), Phân loại chất thải rắn tại nguồn – Tp HCM, Centema.
5. Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án “Phân loại rác tại nguồn kết hợp cải tiến hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lí rác sinh hoạt trên địa bàn Quận 5, Tp. HCM” (2003).
6. Dự án đầu tư “Phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn Quận 6, Tp.HCM” (09/2007)
7. Tạp chí Khoa học & Công nghệ (2010). Nghiên cứu xây dựng mô hình phân loại chất thải rắn tại nguồn trong trường học tại Tp Đà Nẵng), ĐH Đà Nẵng – số 5 (40).
8. PGS. TS Nguyễn Văn Lâm – Trung tâm tư vấn CNMT, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam, Mô hình thu gom và phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Quận Hoàn Kiếm – Tp Hà Nội.