Hình thức đầu tư túi PE và thùng chứa chất thải rắn còn lại cho hộ gia đình

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn quận 4 và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hơn (Trang 69 - 70)

PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ CHO DỰ ÁN PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN

4.3.1 Hình thức đầu tư túi PE và thùng chứa chất thải rắn còn lại cho hộ gia đình

- Thùng 1: rác thực phẩm (màu xanh lá cây) - Thùng 2: rác còn lại (màu cam)

3.2.8 Xí nghiệp, nhà máy trong khu dân cư

Tại các cơ sở sản xuất công nghiệp, chất thải rắn công nghiệp (chất thải nguy hại và chất thải không nguy hại) phải được tồn trữ riêng. Đối với CTRSH các cơ sở sẽ phải phân thành hai thành phần giống như hộ gia đình.

3.2.9 Các cơ sở khám chữa bệnh

Rác y tế từ các cơ sở khám chữa bệnh đã được thu gom riêng. Phần CTRSH từ các cơ sở này cũng được phân loại thành 2 thành phần giống như tại hộ gia đình.

3.2.10 Đường phố và nơi công cộng

Trên đường phố lớn sẽ được bố trí các thùng chứa 240l , tại mỗi điểm đặt 2 thùng: - Thùng 1: chứa rác thực phẩm hoặc rác quét đường.

- Thùng 2: chứa rác còn lại. (chất thải rắn sẽ được thu gom hằng ngày)

4.3 Hình thức đầu tư trang thiết bị lưu trữ và thu gom

4.3.1 Hình thức đầu tư túi PE và thùng chứa chất thải rắn còn lại cho hộ giađình đình

Đầu tư thùng chứa: mỗi hộ gia đình sẽ được nhà nước hỗ trợ 2 thùng chứa chất thải rắn, một thùng chứa chất thải rắn thực phẩm, một thùng chứa chất thải rắn còn lại. Đầu tư túi: dựa vào hệ thống thu gom và khối lượng chất thải rắn hiện tại thì rác thực phẩm sẽ được thu gom 1 lần/ngày, rác còn lại sẽ thu 3 lần/tuần nhà nước sẽ đầu tư 2 thùng cho mỗi hộ. Đối với túi chứa CTRSH cũng sẽ được nhà nước cung cấp cho các hộ gia đình trong giai đoạn đầu, nhờ có sự hỗ trợ này sẽ giúp người dân dễ dàng nhận biết các loại chất thải đồng thoiwf cũng tạo được động lực khuyến khích người dân hưởng ứng tích cực chương trình PLCTRĐTTN

Có hai phương án được đề xuất cho việc đầu tư túi nilon cho hộ gia đình:

GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan SVTH: Võ Hoàng Thiên Thư

Đánh giá hiệu quả dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Quận 4 và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hơn.

- Phương án 1: nhà nước chỉ đầu tư 3 túi PE/tuần màu xám dùng chứa rác còn lại sau khi phân loại, 7 túi dùng chứa rác thực phẩm sẽ do hộ gia đình trang bị.

- Phương án 2: nhà nước sẽ đầu tư cho mỗi hộ gia đình 10 túi PE/tuần. Trong đó, 7 túi PE mà xanh lá cây dùng chứa rác thực phẩm và 3 túi PE màu xám dùng chứa phần rác còn lại.

Việc trang bị hai loại túi khác nhau cho hộ gia đình trong giai đoạn đầu của chương trình tạo ra một số hiệu quả thuận lợi cho chương trình:

- Sự chuẩn bị chu đáo của nhà nước sẽ tạo nên động lực rất mạnh khuyến khích người dân thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn.

- Màu sắc của túi nilon đã ấn định tạo sự thuận lợi cho mọi người xác định đúng loại rác cần thu gom hoặc thải bỏ, từ đó dễ dàng quản lí hoạt động phân loại rác tại nguồn.

- Túi nilon do nhà nước đầu tư có màu sắc rõ ràng, theo một thiết kế chuẩn và đồng nhất, một mặt se luôn luôn phù hợp với thùng chứa, mặt khác làm tăng nghĩa của dự án qua hình thức của thiết bị tồn trữ.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn quận 4 và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hơn (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w