Hệ thống thu gom – vận chuyển chất thải rắn còn lại

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn quận 4 và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hơn (Trang 73)

7. Cấu trúc đồ án

4.4.4 Hệ thống thu gom – vận chuyển chất thải rắn còn lại

Lượng chất thải rắn còn lại sau khi phân loại sẽ được thu gom và vận chuyển theo một hệ thống riêng. Trong thực tế, hệ thống quản lí chất thải rắn đang tồn tại cả hai lực lượng thu gom công lập và dân lập. Chính vì thế, vấn đề đặt ra là phải lựa chọn phương án thu gom phần chất thải rắn còn lại đã tách riêng sao cho có hiệu quả nhất.

Phương án kỹ thuật cho hệ thống thu gom và vận chuyển chất thải rắn còn lại:

Nếu phương án 1 được lựa chọn: Nhà nước sẽ trực tiếp quản lí và thực hiện thu gom – vận chuyển lượng chất thải rắn còn lại.

Phương thức thu gom: công ty dịch vụ công ích của Quận sẽ đi thu gom phần rác còn lại từ tất cả các nguồn với tần suất 3 lần/tuần.

Cơ sở khám chữa bệnh Thùng 660l Ô chôn lấp rác thực phẩm Rác thực phẩm hẹn/ TTCĐiểm Xe éprác

Phương thức vận chuyển: sau khi thùng 660l đã được làm đầy, công nhân thu gom đẩy xe về điểm hẹn (các điểm hẹn tương tự như trong hệ thống thu gom hiện hữu) và lượng rác này được chở về trạm phân loại bằng xe tải (không ép).

Phân tích ưu và nhược điểm của phương án 1 Ưu điểm:

- Quản lí được hệ thống thu gom chất thải còn lại chặt chẽ bao gồm thời gian thu gom và tuyến thu gom.

- Dễ dàng hiện đại hóa hệ thống.

- Đảm bảo chất lượng môi trường tại các công đoạn quản lí chất thải rắn và các cơ sở tái chế.

- Nhà nước thu được toàn bộ lợi nhuận từ hệ thống phân loại chất thải rắn tại nguồn.

Nhược điểm:

- Xóa bỏ toàn bộ hệ thống phân loại, thu gom, tái sinh, tái chế với hàng chục ngàn nhân công.

- Phải đầu tư rất lớn vào toàn bộ các khâu trong hệ thống kể cả về cơ sở vật chất và nhân lực.

- Với phương thức và trình độ như hiện nay nhà nước sẽ khó quản lí được và khó cạnh tranh với hệ thống tư nhân.

Nếu phương án 2 được lựa chọn: kết hợp giữa nhà nước và tư nhân (tư nhân thu gom, nhà nước vận chuyển).

Phương thức thu gom: quá trình thu gom phần rác còn lại sau khi đã phân loại do đội thu gom rác dân lập đảm nhiệm, tần suất thu gom tại mỗi hộ 3 lần/tuần.

Phương thức vận chuyển: rác sau khi thu gom cũng sẽ được tập trung về các điểm hẹn đã quy định và chuyển lên xe vận chuyển (xe tải không ép), sau đó đưa về trạm phân loại tập trung để tiếp tục phân loại lần 2. Việc vận chuyển khối lượng rác còn lại từ điểm hẹn tới trạm phân loại do nhà nước đảm nhận và đầu tư.

Sơ đồ 4.2 :Phương án thu gom – vận chuyển – xử lí chất thải rắn còn lại đã phân loại.

Phân tích ưu và nhược điểm của phương án 2 Ưu điểm:

- Nhà nước chỉ đầu tư trang thiết bị thu gom trong giai đoạn đầu của chương trình phân loại rác tại nguồn.

- Tận dụng toàn bộ hệ thống phân loại, thu gom,thu mua, tái sinh, tái chế đang có.

- Không gây biến động hay làm phức tạo thêm cho hệ thống thu gom hiện hữu.

- Dễ dàng quản lí được hoạt động của hệ thống tư nhân.

- Nhà nước có điều kiện tập trung vào giải quyết chất thải hữu cơ. Nhược điểm:

- Khó quản lí được mức phí thu gom. Chợ Cơ sở khám chữa bệnh Cơ sở kinh doanh Nhà hàng, khách sạn Siêu thị Công sở Phần rác còn lại Người thu mua phế liệu Cơ sở tái sinh, tái chế Ô chôn lấp rác còn lại Điểm hẹn Thùng 660l Trạm phân loại lần 2 Xe vận chuyển

- Khó có khả năng hiện đại hóa hệ thống để tăng năng suất và giảm tính độc hại cho người lao động vì vốn tư nhân không cao.

- Khó đảm bảo chất lượng môi trường tại các công đoạn quản lí chất thải rắn và các cơ sở tái chế.

- Cần xây dựng hệ thống quản lí với các chính sách, chế độ, quy định và luật lệ chặt chẽ để quản lí.

- Nhà nước không thu được lợi nhuận từ hệ thống phân loại chất thải rắn tại nguồn để hoàn vốn ban đầu.

Nếu phương án 3 được lựa chọn: Do tư nhân thực hiện.

Phương thức thu gom và vận chuyển tương tự như phương án 1 nhưng do tư nhân thực hiện.

Phân tích ưu và nhược điểm của phương án 3 Ưu điểm:

- Nhà nước không cần phải đầu tư.

- Khả năng quản lí vận hành hệ thống hiệu quả. Nhược điểm:

- Xóa bỏ toàn bộ hệ thống bươi nhặt phế liệu hiện nay

- Lực lượng dân lập thu gom sẽ không đáp ứng đủ kinh phí thu gom.

- Xảy ra sự phản đối giữa các lực lượng thu gom rác dân lập vì phế liệu là nguồn thu nhập chủ yếu nên họ sẽ không để cho người khác thu gom.

Tiêu chí lựa chọn phương án

- Thu gom hiệu quả các thành phần chất thải rắn đã được tách ra. - Không gây biến động và làm phức tạp hệ thống thu gom hiện tại.

- Hiệu quả kinh tế chung trong các hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lí và tái chế chất thải rắn về phía nhà nước cũng như tư nhân.

- Phù hợp với xu hướng xã hội hóa trong công tác quản lí chất thải rắn.  Các tác động bên ngoài lên hệ thống quản lí chất thải rắn

- Phản ứng của người dân về chi phí thu gom chất thải rắn. Trong trường hợp nhà nước quản lí hệ thống thì phí thu gom sẽ được quy định rõ ràng, ổn định. Còn

nếu đội dân lập đảm nhận công tác này, phí thu gom có thể sẽ không rõ ràng, có thể khác nhau đối với các thời điểm trong năm hoặc khác nhau giữa các khu vực.

- Phản ứng của người dân về thời gian thu gom rác.

Dựa vào những ưu nhược điểm của 3 phương án cùng các tiêu chí để lựa chọn phương án thu gom – vận chuyển thì phương án 2 được lựa chọn cho quy trình thu gom – vận chuyển chất thải còn lại sau khi phân loại tại nguồn:

- Hiện tại, hầu như toàn bộ rác từ hộ gia đình đều do đội thu gom dân lập thực hiện thu gom và hoạt động có hiệu quả rất cao. Việc áp dụng phương án 2 cho hệ thống thu gom chất thải còn lại hợp lí vì:

+ Không gây biến động và làm phức tạp thêm hệ thống thu gom hiện tại.

+ tận dụng hệ thống hiện hữu tạo điều kiện dễ dàng hơn cho việc quản lí.

- Không phải đầu tư lớn vào toàn bộ các khâu trong hệ thống.

- Hệ thống chính sách, quy định, luật lệ có thể thay đổi dần theo sự hiểu biết của người dân.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn quận 4 và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hơn (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w