Việc thu hồi và tái sử dụng chất thải là hoạt động rất phát triển ở thành phố Hồ Chí Minh nói chung và Quận 4 nói riêng, nhưng điều đáng quan tâm là trong hệ thống quản lí chất thải rắn không đề cập đến lĩnh vực tái chế này và xem nó là một hoạt động kinh tế hoàn toàn độc lập vì nó nằm trong lĩnh vực của tư nhân.
Hiện nay, hoạt thu hồi và tái chế phế liệu từ rác đã trở thành nghề phổ biến ở nước ta. Hoạt động thu hồi phế liệu xảy ra trong các công đoạn của hệ thống kỹ thuật quản lí chất thải rắn:
- Chất thải rắn tại nguồn được thu hồi bởi người dân hoặc một số người nhặt rác. - Song song với quá trình thu gom là hoạt động thu hồi rác, hiện nay hầu hết các xe thu gom đẩy tay đều trang bị các bao chứa phế liệu bên hông xe.
- Hầu hết các bô trung chuyển rác hiện nay đều thực hiện đồng thời hai chức năng: trung chuyển và thu hồi phế liệu.
Thành phần chất thải rắn được tách ra tái sinh chủ yếu là các kim loại, nhựa cứng, cao su, giấy, carton, vải,...các thành phần khác như chất thải thực phẩm, mốp xốp, xà bần hầu như không được thu hồi và được đổ bỏ tại các bãi chôn lấp.
Nhìn chung, trong 14 – 22 thành phần CTRĐT thì có khoảng 12 – 20 thành phần được thu gom và tái sử dụng.
Việc thu hồi và tái sử dụng chất thải có ý nghĩa tích cực như sau:
- Trong tình hình xử lí chất thải khó phân hủy còn chưa được quan tâm như hiện nay, hoạt động tái chế phế liệu trên địa bàn thành phố đã góp phần rất lớn trong việc giải quyết vấn đề nan giải này.
- Giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập cho một lực lượng lao động lâu đời trong ngành tái chế.
- Tái sản xuất một lượng sản phẩm từ phế liệu ngoài tác dụng nâng cao tổng sản phẩm nội địa còn góp phần tiết kiệm một lượng ngoại tệ vốn eo hẹp trong việc nhập
GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan SVTH: Võ Hoàng Thiên Thư
Đánh giá hiệu quả dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Quận 4 và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hơn.
nguyên liệu cho sản xuất, nhất là nguyên liệu nhựa và nhôm không có sẵn trong nước.
- Đối với nhiều nước đang phát triển hoạt động tái sử dung phế liệu vẫn đang được khuyến khích, không chỉ vì mặt tích cực mà còn là vấn đề môi trường trong tương lai gần. Việc xử lí loại chất thải rắn này đòi hỏi chi phí cao, do đó nếu tái sử dụng được sẽ giảm chi phí xử lí, tăng tuổi thọ của bãi chôn lấp.
Song song với lợi ích trên, hoạt động tái chế phế liệu cũng thể hiện một số khuyết điểm cần được khắc phục như:
- Hầu hết các cơ sở sản xuất có liên quan đến phế liệu đều là loại hình tư nhân, cá thể do đó không nhiều thì ít đều gây ô nhiễm môi trường không khí hoặc nước thải. - Bên cạnh việc gây ô nhiễm môi trường, hoạt động tái chế phế liệu có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe công nhân trong dây chuyền tái chế.
GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan SVTH: Võ Hoàng Thiên Thư
Đánh giá hiệu quả dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Quận 4 và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG 3