Thực hiện các cam kết quốc tế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cơ chế hải quan một cửa tại Việt Nam theo cam kết của Hiệp định về xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa ASEAN (Trang 34 - 38)

1.2. Sự cần thiết phải xây dựng và thực hiện Cơ chế hải quan một

1.2.3. Thực hiện các cam kết quốc tế

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam cũng như các quốc gia thành viên trong khu vực là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như APEC, WCO, UN, WTO.... Các tổ chức này ln u cầu và địi hỏi các quốc gia thành viên phải cung cấp và trao đổi thông tin ở những mức độ khác nhau. Việc liên thông và thống nhất các tiêu chí quản lý giúp các quốc gia thành

viên có điều kiện thuận lợi trong hợp tác quốc tế và đảm bảo được đối xử bình

đẳng trong các tổ chức. Các cam kết quốc tế đặt ra nghĩa vụ mà mỗi nước phải thực hiện. Để thực hiện các cam kết quốc tế các quốc gia phải trao đổi thông tin và kiểm chứng thông tin.

Hệ thống pháp luật về Hải quan của các nước thành viên ASEAN cũng như ở Việt Nam hiện nay được hoàn thiện và tuân thủ các tiêu chuẩn, tập quán quốc tế, các cam kết quốc tế liên quan đến hoạt động hải quan cụ thể như sau:

Việt Nam đã là thành viên của tổ chức Hải quan thế giới WCO từ năm 1993 và từ đó cho đến nay chúng ta ln là thành viên tích cực và chủ động tham gia đầy đủ các hoạt động của tổ chức này, chủ động khai thác, nghiên cứu, cập nhật các nội dung nghiệp vụ mới.

Việt Nam đã tham gia Công ước HS từ năm 1998 theo đó đã áp dụng hồn tồn Danh mục HS vào danh mục biểu thuế và Việt Nam đã xây dựng các trung tâm phân loại hàng hoá để phụ vụ cho cơng tác phân loại hàng hố ở các đơn vị cơ sở. Việt Nam đã thực hiện đầy đủ các nội dung Hiệp định thực

thi Điều VII về trị giá GATT, thực hiện các quy định về xuất xứ hàng hoá của

Hải quan thế giới; tăng cường hợp tác, ký kết thoả thuận hợp tác, xây dựng cơ chế phối hợp giữa hải quan với các hiệp hội ngành nghề, các tổ chức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong và ngồi nước. Hiện nay Việt Nam đang cam kết áp dụng khung tiêu chuẩn đảm bảo an ninh thương mại toàn cầu (FOS) của tổ chức Hải quan thế giới; Công ước về hỗ trợ hành chính lẫn nhau về vấn đề Hải quan (Công ước Johanesburg); Công ước về vận tải đường bộ quốc tế (Công ước TIR); thực hiện các cam kết trong ASEAN về thủ tục Hải quan và các nội dung đã và đang diễn ra như Hành Lang xanh, tờ khai chung ASEAN, Danh mục biểu thuế chung ASEAN,.... triển khai các nội dung liên quan của Hiệp định giữa Chính phủ các nước CHDCND Lào, Vương quốc Thái Lan,

Myanmar, Campuchia.

Công ước Kyoto - Công ước quốc tế về đơn giản hố và hài hồ hố thủ tục hải quan ra đời năm 1973 và có hiệu lực năm 1974. Tổ chức Hải quan Thế giới đã quyết định sửa đổi Công ước Kyoto năm 1973 và thông qua Nghị định thư sửa đổi Công ước Kyoto năm 1973 vào tháng 6 năm 1999. Từ đây Cơng ước Kyoto có tên gọi mới là Cơng ước Kyoto sửa đổi. Hiện nay, Cơng ước Kyoto sửa đổi có 59 thành viên, Việt Nam là thành viên thứ 56 trước Montenegro, Malaysia và Mauritius.

Công ước Kyoto sửa đổi bao gồm: Nghị định thư sửa đổi, Thân công ước, Phụ lục tổng quát, Phụ lục chuyên đề và Hướng dẫn thực hành.Nghị định thư sửa đổi. Nghị định thư sửa đổi là văn bản tuyên bố chính thức việc sửa đổi bổ sung Công ước 1973 và quy định các thủ tục để các quốc gia tham gia Công ước sửa đổi.Thân công ước. Thân công ước sửa đổi là các quy định về cơ chế sửa đổi bổ sung Công ước, cơ chế quản lý Công ước thông qua Uỷ ban quản lý Công ước, cơ chế ràng buộc pháp lý và bảo lưu đối với bên tham gia Công ước; các quy định về các thủ tục hành chính khác.Phụ lục Tổng quát: phụ lục Tổng quát bao gồm những quy định liên quan đến những thủ tục hải

quan cốt lõi và được áp dụng cho tất cả phụ lục chuyên đề. Phụ lục tổng quát chia thành 10 chương bao gồm các chuẩn mực và các chuẩn mực chuyển tiếp đề cập đến các thủ tục khai báo kiểm tra chứng từ, hàng hố, tính thuế, các biện pháp đảm bảo, cách thức cung cấp thông tin cho các bên liên quan, quy định về cơ chế khiếu nại các quyết định của hải quan…Phụ lục chuyên đề: bao gồm 10 phụ lục, mỗi phụ lục gồm một số chương liên quan đến thủ tục đặc thù cho từng loại hình xuất nhập khác nhau như quá cảnh, tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan, hành khách xuất nhập cảnh…Hướng dẫn thực hành: Để giải thích và dễ dàng thực hiện Cơng ước, những hướng dẫn thực hành là văn bản không ràng buộc về mặt pháp lý, giúp cho các bên tham gia hiểu sâu hơn về Công ước và đưa ra những khuyến nghị và thông lệ về cách thức thực hiện. Công ước Kyoto trở thành một công cụ chuẩn quốc tế về các thủ tục hải quan hiện đại, hiệu quả trong thế kỷ 21, là tổng hồ của các cơng cụ tiến tiến do Tổ chức Hải quan Thế giới xây dựng gần đây, Cơng ước cần có sự đổi mới và cần thiết có sự sửa đổi, bổ sung các quy định cho phù hợp với bối cảnh phát triển hiện nay.

Việt Nam đã tham gia Công ước Kyoto năm 1997 và tham gia Công ước Kyoto sửa đổi năm 2008. Việc gia nhập Công ước Kyoto sửa đổi là việc làm tích cực để thể hiện quan điểm chủ động hội nhập quốc tế của Việt Nam, đẩy mạnh việc thực hiện cải cách thể chế và tài chính cơng theo Chương trình cải cách hành chính quốc gia và Chương trình hiện đại hố Hải quan đã được Chính phủ phê duyệt. Gia nhập Công ước Kyoto sửa đổi thể hiện nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết quốc tế, nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và quốc tế. Đặc biệt việc gia nhập và áp dụng Cơng ước Kyoto sửa đổi có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các cam kết của Việt Nam trong WTO vì thực chất thực hiện Cơng ước Kyoto sửa đổi là thực hiện các quy định tại Điều 5, 7, 8, 10 của Hiệp định GATT/WTO.

Tham gia Công ước Kyoto sửa đổi là góp phần thúc đẩy tiến trình cải cách thủ tục hành chính theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm đẩy mạnh thương mại, khuyến khích xuất khẩu, thu hút đầu tư và du lịch quốc tế vào Việt Nam, mang lại lợi tích cho người tiêu dùng, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu của cộng đồng doanh nghiệp. Công ước Kyoto sửa đổi là công cụ pháp lý hiệu quả để giải quyết các mâu thuẫn khi thực hiện nhiệm vụ của ngành Hải quan như nhu cầu công việc ngày càng tăng trong khi nguồn lực còn hạn chế; vừa phải tăng cường kiểm soát hải quan lại vừa phải tạo thuận lơi cho thương mại. Việc tham gia Công ước đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ của Tổ chức Hải quan Thế giới cũng như các thành viên của Công ước trong việc đẩy mạnh cải cách, hiện đại hoá hoạt động hải quan. Công ước Kyoto sửa đổi là hệ thống tiêu chuẩn về đơn giản và hài hoà thủ tục hải quan cho các tổ chức quốc tế, các diễn đàn hợp tác khu vực và thể giới như ASEAN, APEC, ASEM, WTO, WCO. Do vậy, tham gia Công ước cũng góp phần để Việt Nam hồn tất trách nhiệm của mình tại các tổ chức này.

Bên cạnh đó Việt Nam cũng như các nước thành viên ASEAN luôn tiến hành cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hố nền hành chính quốc gia cho phù hợp với các hiệp định của WTO liên quan đến vấn đề xác định trị giá hải quan, vấn đề bảo hộ, chống bán pháp giá và đối kháng, hạn chế các biện pháp phi thuế quan, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ....., cải tiến phù hợp với các hiệp định tự do thương mại khu vực và song phương.

Hệ thống các Điều ước quốc tế cần thiết áp dụng để làm cơ sở cho việc thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN và Cơ chế hải quan một cửa quốc gia tại Việt Nam:

 Kế hoạch tổng thể xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN ngày 20 tháng 11 năm 2007 có đưa ra các cam kết liên quan đến xuất xứ hàng hoá, hội

 Hiệp định khung về e-ASEAN ngày 24 tháng 11 năm 2000 về cam kết phát triển hệ thống điển tử chuẩn hoá bao gồm chữ ký điện tử, thương mại điện tử, rà soát luật quốc gia;

 Bản ghi nhớ thực hiện Dự án thí điểm cơ chế một cửa ASEAN đề ra kế hoạch hành động cụ thể cho việc tham gia vào chương trình thí điểm, và cam kết của các bên tham gia áp dụng các nguyên tắc của Công ước Liên hợp quốc về sử dụng giao dịch điện tử trong hợp đồng quốc tế nhằm phục vụ cho giao dịch qua biên giới;

 Dự thảo bản làm việc sửa đổi nhằm phát triển hiệp định về khung pháp lý cho Cơ chế một cửa ASEAN phát triển các quy định pháp luật về người sử dụng, tiêu chuẩn dữ liệu, mức độ dịch vụ, an tồn dữ liệu, thơng tin, xác thực thơng tin và độ tồn vẹn, lưu trữ dữ liệu;

 Công ước của Liên Hợp quốc về sử dụng phương tiện điện tử trong hợp đồng quốc tế năm 2005;

 Luật mẫu của UNCITRAL về thương mại điện tử năm 1996;

 Luật mẫu của UNCITRAL về chữ ký điện tử năm 2001;

 Hiệp định chung về thương mại và thuế quan năm 1994;

 Khuyến nghị và hướng dẫn về chững nhận điện tử của OECD năm 2007;

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cơ chế hải quan một cửa tại Việt Nam theo cam kết của Hiệp định về xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa ASEAN (Trang 34 - 38)