Xây dựng và thực hiện về khung pháp lí, quy trình thủ tục

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cơ chế hải quan một cửa tại Việt Nam theo cam kết của Hiệp định về xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa ASEAN (Trang 60 - 62)

2.2. Thực tiễn xây dựng và thực hiện Cơ chế hải quan một cửa

2.2.1. Xây dựng và thực hiện về khung pháp lí, quy trình thủ tục

Bộ Tài chính và các bộ ngành đã bước đầu ra sốt đánh giá một cách tồn diện các thủ tục hành chính có liên quan đến nội hàm triển khai Cơ chế một cửa quốc gia. Qua đó các Bộ, ngành đã xác định đưa vào thí điểm 29 thủ tục hành chính cùng với thủ tục thơng quan hải quan. Bộ tài chính, Bộ Cơng thương và Bộ Giao thông vận tải đã hồn thành xây dựng và ban hành Thơng tư liên tịch số 84/2013/TTLT-BTC-BCT-BGTVT làm căn cứ triển khai thí điểm Giai đoạn 1 Cơ chế một cửa quốc gia [2]; [6]. Bên cạnh đó Ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN và Cơ chế hải quan một cửa quốc gia đã ban hành quy chế Quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng và đảm bảo an tồn thơng tin cổng thông tin một cửa quốc gia theo Quyết định số 75/QĐ- BCĐASW ngày 20/11/2014 [1]. Theo đó văn bản này đã quy định một cách khái quát về nguyên tắc phối hợp giữa các đơn vị trong việc quản lý, vận hành và sử dụng thông tin trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (sau đây gọi là “Hệ thống”), quy định các đối tượng được sử dụng hệ thống này, quy định những đối tượng nào được quyền kết nối xử lý thông tin trên Hệ thống. Ngoài ra văn bản này cũng quy định nội dung và trách nhiệm phối hợp của các cơ quan trong quản lý vận hành, khai thác sử dụng thông tin trên Hệ thống, quy định về những loại thông tin được quyền khai thác và sử dụng trên hệ thống.

Mặt khác trên cơ sở thực tiễn triển khai kết hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, Bộ Tài chính đã tiếp thu và chuyển hoá những nội dung cơ bản về pháp lý trong triển khai Cơ chế một cửa quốc gia để đưa vào Luật Hải quan năm 2014 và đây chính là nền tảng cơ bản tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi từ thí điểm sang triển khai chính thức. Cụ thể Luật Quan 2014 đã đưa đến những sửa đổi đáng kể làm nền tảng triển khai và kết nối với Cơ chế hải quan

Thứ nhất thay đổi căn bản phương thức thực hiện thủ tục hải quan từ

phương thức truyền thống, bán điện tử sang phương thức điện tử, việc sử dụng tờ khai hải quan giấy chỉ áp dụng trong những trường hợp cụ thể do Chính phủ quy định;

Thứ hai đơn giản hố thủ tục hành chính về hải quan: quy định chung thống nhất về hồ sơ hải quan theo đó chỉ có tờ khai hải quan là chứng từ bắt buộc khi làm thủ tục hải quan đối với các chứng từ có liên quan thuộc hồ sơ hải quan do Bộ Tài chính sẽ quy định cụ thể trường hợp phải nộp, xuất trình phù hợp với quy định của pháp luật liên quan và chứng từ này có thể là chứng từ điện tử hoặc chứng từ giấy. Luật hải quan 2014 cho phép cá nhân, doanh nghiệp được phép khai bổ sung nội dung trên tờ khai hải quan sau khi hàng hố đã thơng quan.

Thứ ba áp dụng đầy đủ nguyên tắc quản lý rủi ro trong kiểm tra, giám sát hải quan. Theo đó cơ quan hải quan sẽ áp dụng quản lý rủi ro để quyết định việc kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá, phương tiện vận tải, hỗ trợ hoạt đồng phòng chống bn lậu và vận chuyển trái phép hàng hố qua biên giới. Luật Hải quan 2014 quy định cụ thể hoạt động quản lý rủi ro bao gồm thu thập, xử lý thơng tin hải quan, xây dựng tiêu chí và tổ chức đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro, tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý hải quan phù hợp.

Thứ tư thực hiện cơ chế xác định trước cho doanh nghiệp về mã số,

xuất xứ, trị giá hải quan. Theo Luật Hải quan 2014 khi người khai hải quan đê nghị cơ quan hải quan xác định trước mã số, xuất xử, trị giá hải quan đối với hàng hoá dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu, người khai hải quan cung cấp thông tin, chứng từ liên quan, mẫu hàng hoá dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tài liệu kỹ thuật liên quan cho cơ quan hải quan để cơ quan hải quan xác định trước xuất xứ, mã số, trị giá hải quan. Kết quả xác định trước này

được cơ quan hải quan thông báo bằng văn bản đến người yêu cầu và văn bản này có giá trị pháp lý đề cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan khi hàng hố đó thực xuất hay thực nhập.

Thứ tư tạo cơ sở pháp lý để thực hiện thủ tục hải quan chế độ kiểm tra

hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo Cơ chế hải quan một cửa quốc gia. Luật Hải quan 2014 bổ sung khái niệm Cơ chế một cửa quốc gia. Theo đó cơ quan Nhà nước quyết định cho phép hàng hoá được xuất khẩu, nhập khẩu thông qua hệ thống thơn tin tích hợp, các Bộ, ngành có trách nhiệm gửi giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hố xuất khẩu, nhập khẩu dưới dạng điện tử thơng qua hệ thống thơng tin tích hợp.

Dự thảo Thơng tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Cơ chế một cửa quốc

gia theo quy định tại Luật Hải quan 2014 và Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm sốt hải quan. Dự thảo Thơng tư này đã đưa ra quy định về danh mục thủ tục hành chính áp dụng Cơ chế một cửa quốc gia sau đây được gọi là các thủ tục hành chính một cửa, thơng tư quy định về quy trình khai, tiếp nhập thơng tin khai trả kết quả thực hiện thủ tục hành chính bằng phương thức điện tử, các tiêu chí định dạng của chứng từ điện tử, dự thảo Thông tư cũng quy định về cơ chế phối hợp và trao đổi thông tin để thực hiện các thủ tục hành chính một cửa và đặc biệt là việc quy định về sử dụng chữ ký số để thực hiện thủ tục hành chính một cửa.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cơ chế hải quan một cửa tại Việt Nam theo cam kết của Hiệp định về xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa ASEAN (Trang 60 - 62)