Nhóm các nước ASEAN-4

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cơ chế hải quan một cửa tại Việt Nam theo cam kết của Hiệp định về xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa ASEAN (Trang 57 - 60)

2.1.2.1. Việt Nam

Tính đến ngày 25/12/2014 – thực hiện thí điểm giai đoạn 1 Cơ chế một cửa quốc gia đã triển khai kết nối chính thức các thủ tục hành chính một cửa đối với từng Bộ cụ thể như sau: 1) Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp với Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) chính thực hiện 03 thủ tục hành chính một cửa đó là: i) quản lý tàu biển xuất cảnh; ii) quản lý tàu biển nhập cảnh; iii) quản lý tàu biển quá cảnh tại cảng biển quốc tế thuộc cảng Hải phịng; 2) Bộ Cơng thương đã phối hợp với Bộ Tài chính mà cụ thể là Tổng cục Hải quan chính thức thực hiện 03 thủ tục hành chính một cửa quốc gia bao gồm: i) thủ tục cấp

giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi đối với hàng hố xuất khẩu/nhập khẩu có xuất xứ ASEAN (C/O Form D) theo Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN; ii) thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu xe mô tô phân khối lớn và iii) thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu đối với các chất làm suy giảm tầng ô-dôn.

Từ ngày 06/5/2015 Cơ chế một cửa quốc gia được triển khai mở rộng tại 05 cảng biển quốc tế thuộc Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Cơ chế một cửa quốc gia chính thức được

triển khai cho tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải,

Logistics tại tất cả các cảng biển quốc tế.

Triển khai thực hiện giai đoạn 2 Cơ chế hải quan một cửa quốc gia Tổng cục Hải quan tiếp tục phối hợp với các bộ liên quan đẩy nhanh tiến độ

thực hiện kết nối Cơ chế một cửa quốc gia. Cụ thể là: 1) Thống nhất quy trình

nghiệp vụ và các yêu cầu kỹ thuật đối với các thủ tục cấp phép, cấp giấy chứng nhận; 2) xây dựng hệ thống công nghệ thông tin thực hiện kết nối mở rộng; 3) xây dựng và phê duyệt kinh phí đầu tư hệ thống cơng nghệ thông tin; 4) mở rộng triển khai thủ tục đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại tất cả các cảng biển quốc tế cho toàn bộ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải, logistics và thay thế các thủ tục thủ công bằng thủ tục thực hiện trên phương thức điện tử, hồ sơ điện tử; 5) Mở rộng các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đăng kiểm do Bộ Giao thông vận tải quản lý; 6) Mở rộng một số thủ tục hành chính liên quan đến hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu trong lĩnh vực quản lý thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; 7) Mở rộng một số thủ tục hành chính liên quan đến hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu trong lĩnh vực quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường; 8) Mở rộng một số thủ tục hành chính liên quan đến hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu trong lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế.

2.1.2.2. Lào

Tại Lào giai đoạn 1 của triển khai Cơ chế một cửa được bắt đầu từ tháng 02/2015 bao gồm việc xây dựng hệ thống cho việc cấp phép/chứng nhận,mơ hình trao đổi dữ liệu. Hiện nay ở Lào mới chỉ đang thực hiện đánh giá yêu cầu của Cơ chế hải quan và các cơ quan Chính phủ và đã có giải pháp đồng bộ dữ liệu giữa hệ thống một cửa và hệ thống thông quan Hải quan.

2.1.2.3. Campuchia

Tại Campuchia, kế hoạch chi tiết xây dựng NSW do Ngân hàng thế giới tài trợ hiện đang được xây dựng và theo kế hoạch hoàn thành vào tháng 4/2014. Ngoài ra dự án phân tích khoảng cách pháp lý do USAID tài trợ đã được triển khai vào tháng 6/2014, báo cáo ban đầu đã được chuyên gia tổng hợp trong đó xác định các khoảng cách pháp lý và đưa ra các khuyến nghị. Báo cáo này đã được chuyển cho các cơ quan Chính phủ liên quan để lấy ý kiến. Liên quan đến khung pháp lý, Luật thương mại điện tử đã được Bộ thương mại và các cơ quan Chính phủ liên quan dự thảo dựa trên luật mơ hình của UNCITRAL về thương mại điện tử và Công ước về giao dịch điện tử của Liên hợp quốc để hỗ trợ cho các giao dịch điện tử.

2.1.2.4. Myanmar

Myanmar đang phát triển hệ thống thơng quan hàng hố tự động viết tắc là MACCS với sự trợ giúp từ Chính phủ Nhật Bản dựa trên hệ thống NACCS của Nhật Bản. Myanmar đã thiết lập được 05 nhóm làm việc để triển khai hệ thống. Vào cuối năm 2013, Myanmar đã hoàn thành giai đoạn thiết kế sơ bộ và đang thảo luận về thiết kế chi tiết hệ thống thơng quan hàng hóa tự động với sự trợ giúp từ Chính phủ Nhật Bản. Dự kiến, hệ thống sẽ được thử nghiệm trong năm 2015 và sẽ đưa vào vận hành chính thức sau một năm kiểm tra hệ thống. Đây chính là cơ sở để đất nước này thực hiện NSW.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cơ chế hải quan một cửa tại Việt Nam theo cam kết của Hiệp định về xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa ASEAN (Trang 57 - 60)