3.2. Kiến nghị cụ thể
3.2.3. Kiến nghị hoàn thiện tờ khai hải quan của Việt Nam
Việc xây dựng tờ khai Hải quan ASEAN là một phần của việc đơn giản và hài hoà các thủ tục và chế độ hải quan. Vấn đề này trước đó đã được cam kết và quy định trong Hiệp định Khung ASEAN về hội nhập 11 lĩnh vực ưu tiên năm 2004. Việc xây dựng tờ khai hải quan ASEAN là công việc đầu tiên nhằm tạo thuận lợi cho việc thực hiện Cơ chế hải quan một cửa quốc gia và kết nối với Cơ chế hải quan một cửa ASEAN. Tờ khai Hải quan ASEAN đã được hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN thông qua tại Cebu, Philippines tháng 6 năm 2005. Kể từ khi thông qua tài liệu này đã trải qua nhiều lần sửa đổi sung để cho phù hợp với các quốc gia thành viên ASEAN và để đưa ra một chuẩn chung về khai nhận thông tin để các quốc gia thành viên căn cứ xem xét xây dựng mẫu tờ khai hải quan của quốc gia mình. Mẫu tờ khai hải quan ASEAN được xây dựng với mục đích sử dụng cho cả khai nhận thủ công và cả khai nhận điện tử bởi tại thời điểm xây dựng tờ khai hải quan ASEAN việc chuẩn bị về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của nhiều quốc gia trong khu vực chưa sẵn sàng để có thể khai nhận bằng điện tử, vẫn phải sử dụng phương pháp khai nhận thủ công.
Một tờ khai hải quan phải ln chỉ ra được mục đích sử dụng của tờ khai được xuất trình, xác định được biện pháp nào sẽ do hải quan áp dụng đối với hàng hoá là đối tượng chịu sự kiểm sốt của hải quan vì có nhiều quy trình thủ tục hải quan khác nhau như thơng quan để tiêu dùng trong nước, thủ tục đối với lưu kho hải quan hay như tạm nhập để lưu kho trong nước hoặc
những quy trình khác theo quy định của pháp luật từng quốc gia. Một tờ khai hải quan cũng phải chỉ ra được một số cụ thể được hải quan cấp hoặc chấp nhận để nhận diện tờ khai hàng hoá cho bất kỳ mục đích hải quan nào, đưa ra được tổng số liên tờ khai hàng hoá cần để khai số hàng hố trong một lơ hàng – chính là chỉ ra được seri của tờ khai. Trên tờ khai hải quan có mục người khai/đại lý thơng quan hải quan hoặc người đại diện đây là tiêu chí đang có sự quy định khác nhau của các nước vì ở một số nước thuật ngữ sử dụng cho người khai hải quan trong quy trình quá cảnh hải quan là người chịu trách nhiệm đối với việc quá cảnh hải quan hoặc người uỷ thác, ở một số nước khác người chuyên chở có trách nhiệm liên quan đến việc quá cảnh hải quan và gần như là người khai hải quan ví dụ như khái niệm người khai hải quan ở một số nước để chỉ người thực tế khai vào tờ khai hay một số nước khác lại quy định người khai hải quan là bất kỳ thể nhân hoặc phá nhân nào tiến hành khai hải quan hoặc dưới tên của chính mình hoặc đại diện cho một thể nhân hoặc pháp nhân khác hoặc nhân danh mình nhưng lại đại diện cho một thể nhân hoặc pháp nhân khác. Còn ở Việt Nam khái niệm người khai hải quan theo quy định của Luật Hải quan 2014 bao gồm: chủ hàng hoá, phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải, đại lý làm thủ tục hải quan, người khác được chủ hàng hoá, chủ phương tiện vận tải uỷ quyền thực hiện thủ tục hải quan. Như vậy Luật Hải quan 2014 đã bổ sung thêm đối tượng là người khai hải là người điều khiển phương tiện vận tải, đại lý làm thủ tục hải quan để phù hợp với pháp luật của các nước khác.
Việc ký xác nhận trên tờ khai cũng được đặt ra đó là việc ký xác nhận hoặc sử dụng một cách xác nhận khác vào tờ khai hàng hố khi thích hợp thể hiện địa vị pháp lý của người ký hoặc người xác nhận tờ khai.
Trên tờ khai cũng có mục yêu cầu khai các thông tin liên quan đến yêu cầu quản lý mặt hàng, các chứng từ đi kèm và giấy phép. Hiện nay trên
tờ khai ô để khai các thơng tin khác này có thể cho phép sử dụng để khai bất cứ thông tin nào được yêu cầu nhưng lại chưa có ơ cụ thể nào quy định để khai những thông tin ngồi thơng tin khác bao gồm: 1) thông tin liên quan của hàng hố đối với u cầu cụ thể, thơng tin về các yêu cầu cụ thể gồm việc chỉ ra hàng hoá đang là đối tượng xác định xuất xứ hoặc giám định trước khi thông quan hoặc là hàng hố nguy hiểm theo các cơng ước quốc tế liên quan...; 2) Các chứng từ đi kèm theo yêu cầu; 3) Giấy phép số lượng hoặc giá trị khấu trừ.
Điều đặc biệt trên tờ khai hải quan ASEAN có mục ghi khai báo thủ tục hải quan trước đây chính là việc khai báo những thủ tục đã áp dụng đối với hàng hố trước khi đưa hàng hố đó vào diện thủ tục hải quan thực tế và hiện tại, việc tham chiếu đến thủ tục hải quan trước đây có thể được sử dụng thơng qua việc sử dụng số cấp cho tờ khai hàng hố đã được xuất trình cho các mục đích của thủ tục hải quan trước đây hoặc nhằm mục đích nhận diện khác. Việc chỉ ra chế độ thủ tục hải quan trước đây đã áp dụng đối với lô hàng trước khi thực hiện các thủ tục hải quan hiện tại hình thành nên một trong các tiêu chí cho quản lý rủi ro trong hải quan và giúp theo dõi các biện pháp xử lý của các
cơ quan hải quan.
Vấn đề xác định trị giá hải quan trên tờ khai: trị giá hải quan chính là trị giá trên hố đơn hoặc trị giá khác ví dụ như giá bán, giá của hàng hoá tương tự được sử dụng làm cơ sở để xác định trị giá nguyên tệ, phục vụ các mục đích hải quan của hàng hố là đối tượng của quy trình thủ tục hải quan tương tự và có cùng mã số hàng hố cùng nước xuất xứ và cùng chế độ thuế quan. Thông tin về thuế hải quan và thuế khác được áp dụng nêu trong tờ khai đó chính là các biện pháp thuế quan được áp dụng, biện pháp thuế quan mà hàng hố đủ điều kiện áp dụng ví dụ như cắt giảm thuế quan, thuế suất ưu đãi, miễn thuế hoặc chế độ tương tự.
Đối với tờ khai nhập khẩu hàng hố có thơng tin khai về nước đến cuối cùng đây là nước mà người gửi hàng hoặc đại lý của người gửi hàng là nước cuối cùng mà hàng hoá được giao đến. Khu vực đến cuối cùng được khai theo quy định của luật quốc gia, thông tin này chỉ ra quy định mà hàng hoá sẽ được tiêu dung bán hoặc sản xuất hoặc khu vực của người nhập khẩu.
Thông tin về nước xuất xứ trên tờ khai đây là nước mà hàng hố có xuất xứ do việc sản xuất tại nước đó, việc xác định xuất xứ theo các tiêu chuẩn được quy định bởi luật pháp quốc gia hoặc các quy định nhằm các mục đích thuế hải quan hoặc nhằm mục đích áp dụng các biện pháp hạn chế về số lượng hoặc bất kỳ biện pháp liên quan nào đến thương mại. Hiện nay Lào là quốc gia đang sử dụng mẫu tờ khai hải quan của mình theo đúng mẫu tờ khai hải quan ASEAN.
Đặc biệt tiêu chí quản lý rủi ro là một trong những biện pháp kỹ thuật của việc áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan. Việc quyết định và thực hiện kiểm tra giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan thanh tra và các hoạt động nghiệp vụ khác phải dựa trên các nguyên tắc biện pháp kỹ thuật và các sản phẩm quản lý rủi ro. Công tác quản lý rủi ro đã được tỏ chức hải quan thế giới (WCO) nêu ra các giải pháp trong đó việc xây dựng các tiêu chí và các bộ chỉ số về dấu hiệu rủi ro được áp dụng trong từng khâu nghiệp vụ quản lý và đánh giá phản hồi kết quả hoạt động hải quan. Tuỳ đặc điểm tình hình kinh tế chính trị của mỗi nước mà cơ quan Hải quan cần xây dựng một chính sách quản lý rủi ro cho riêng mình trong đó xác định thật rõ những mục tiêu định hướng phát triển chung của cả ngành. Hải quan Việt Nam đã tiếp cận những khuyến nghị của WCO dần dần áp dụng các nguyên tắc quản lý rủi ro vào quy trình nghiệp vụ hải quan để thúc đẩy thơng quan hàng hố. Ở Việt Nam tiêu chí quản lý rủi ro là các yếu tố được sử dụng làm cơ sở để đánh giá phân loại mức độ rủi ro và lựa chọn kiểm tra giám sát hải
quan, kiểm tra sau thông quan đối với người khai hải quan, hàng hoá xuất nhập khẩu, hành lý của người xuất nhập cảnh, phương tiện cận tải xuất nhập cảnh và hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh. Như vậy ở Việt Nam đây là lần đầu tiên áp dụng quản lý rủi ro đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong đó có quy định tiêu chí về đánh giá tuân thủ pháp luật để đánh giá mức độ rủi ro và được coi là bước phát triển trong nhận thức về quản lý rủi ro ở Việt Nam. Vì trước đây Việt Nam chủ yếu quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu thì nay quan tâm và quản lý cả đến đối tượng xuất nhập khẩu do nhận thức được tầm quan trọng của các vi phạm pháp luật thuế.
Ở Việt Nam hiện nay đang sử dụng mẫu tờ khai của Hệ thống VNACCS và mẫu tờ khai này chỉ dành cho khai điện tử không dùng cho việc khai thủ công. Tờ khai hải quan của Việt Nam trên hệ thống VNACCS phân chia làm hai loại tờ khai là Tờ khai xuất khẩu và nhập khẩu trong khi đó mẫu tờ khai hải quan ASEAN chỉ dùng chung một loại tờ khai và trên đó có mục lựa chọn khi làm thủ tục khai hải quan là xuất khẩu, nhập khẩu hay quá cảnh. Tuy nhiên hiện nay hệ thống VNACCS khơng có dạng tờ khai cho khai báo quá cảnh và quản lý hàng gia công và sản xuất, xuất khẩu, nên khi muốn khai báo quá cảnh, khai báo hàng gia công và hàng sản xuất xuất khẩu người khai hải quan lại phải khai báo trên hệ thống khác là hệ thống vệ tinh (Hệ thống Thông quan điện tử phiên bản 5). Việc khai thủ công hiện nay ở Việt Nam chỉ sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt ví dụ như tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan hệ thống VNACCS xảy ra sự cố hay như trong trường hợp hệ thống VNACCS không chấp nhận đăng ký tờ khai do trị giá của thuế vượt quá 10 con số, hay tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan doanh nghiệp chưa đăng ký được chữ ký số. Việc khai báo sửa đổi bổ sung tờ khai trên hệ thống VNACCS là rất phức tạp và phải chịu xử phạt hành chính. Điểm đặc biệt là hệ thống VNACCS không quản lý được các tờ khai hải quan có quy định về xuất
xứ hàng hố (C/O) và tờ khai thơng thường đây được coi là điểm bất cập khi Việt Nam tiến hành kết nối Cơ chế hải quan một cửa quốc gia với Cơ chế hải quan một cửa ASEAN. Do vậy để hoàn thiện tờ khai hải quan của Việt Nam tiến tới thực hiện thành công Cơ chế hải quan một cửa quốc gia kết nối với Cơ chế hải quan một cửa ASEAN học viên kiến nghị cần bổ sung thêm một số quy định khi xây dựng tờ khai hải quan của Việt Nam như sau:
Bổ sung trên hệ thống VNACCS tờ khai hải quan về quá cảnh người,
hàng hoá và phương tiện vận tải;
Cần thành lập nhóm làm việc để đối chiếu tờ khai hải quan ASEAN
với tờ khai hải quan trên hệ thống VNACCS/VCIS qua đó rút ra các tiêu chí phù hợp để trao đổi về tờ khai và các tiêu chí chưa phù hợp để kiến nghị sửa đổi bổ sung;
Cần bổ sung các tiêu chí để quản lý được tờ khai có chứng nhận xuất xứ
hàng hố (C/O). Hệ thống VNACCS/VCIS khơng phân biệt được tờ khai có xuất xứ hàng hố (FTA) và tờ khai thơng thường (MFN);
Bổ sung tờ khai phi mậu dịch, tờ khai hàng hoá trao đổi của cư dân biên
giới, hàng hố thuộc loại hình chuyển phát nhanh.
Qua đối chiếu và so sánh các tiêu chí trên tờ khai hải quan của Việt Nam trên hệ thống VNACCS với tờ khai hải quan ASEAN ta thấy cịn nhiều tiêu chí chưa tương thích và đã được đề xuất nêu ở phần trên.
Trong thời gian tới các quốc gia ASEAN sẽ nhóm họp để thảo luận đưa
ra các tiêu chí tối thiểu của tờ khai hải quan cần trao đổi với các quốc gia thành viên. Đây là công việc cần thiết cho việc thiết lập cộng đồng kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015 và hơn hết là tiền đề quan trọng để các quốc gia thành viên kết nối vào Cơ chế hải quan một cửa ASEAN cho vấn đề công nhận tờ khai của nhau.
KẾT LUẬN
Cơ chế hải quan một cửa quốc gia được Chính phủ Việt Nam xác định là công cụ hỗ trợ và thực hiện chủ yếu của các cơ quan Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp. Hiện nay, khái niệm Cơ chế hải quan một cửa quốc gia và một cửa ASEAN khơng cịn mới lạ ở Việt Nam, tuy nhiên cơ chế vận hành của nó rất phức tạp địi hỏi sự phối hợp của nhiều cơ quan ban ngành, đòi hỏi phải ứng dụng phương pháp quản lý công nghệ thông tin hiện đại. Để thực hiện Cơ chế hải quan một cửa quốc gia Việt Nam đã tiến hành hai giai đoạn thí điểm theo mơ hình hệ thống tích hợp phương pháp lai ghép như khuyến nghị của Trung tâm nghiên cứu và tạo thuận lợi thương mại và thương mại điện tử của Liên hợp quốc. Trải qua gần 4 năm thí điểm thực hiện Cơ chế hải quan một cửa quốc gia tại Việt Nam đã đạt được những thành công đáng kể bước đầu đã tiến dần đến với nền hành chính phi giấy tờ. Việc thực hiện Cơ chế hải quan một cửa quốc gia tại Việt Nam là nhằm thực hiện nghĩa vụ trong Hiệp định và Nghị định thư về xây dựng và thực hiện Cơ chế một cửa
ASEAN. Ngồi ra Việt Nam cịn có nghĩa vụ thực hiện một số Điều ước quốc
tế đa phương có nội dung liên quan tới xây dựng và thực hiện Cơ chế một cửa, gồm: Công ước về đơn giản hóa, hài hịa hóa thủ tục hải quan 1999 (Công ước Kyoto sửa đổi), Công ước về tạo thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế (Công ước FAL 1965), Hiệp định về tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa và người qua lại biên giới giữa các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông (Hiệp định GMS).
Trong bối cảnh gấp rút thực hiện Cơ chế hải quan một cửa quốc gia và tiến đến thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN vào năm 2015 theo cam kết, yêu cầu thực hiện chuẩn hố quy trình thủ tục, hài hồ chỉ tiêu thông tin chứng từ, xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật liên quan đến thương mại
xuất nhập khẩu và hơn hết là không ngừng học hỏi kinh nghiệm xây dựng và thực hiện Cơ chế hải quan một cửa của các quốc gia thành viên là rất cần thiết. Trong bối cảnh đó các vấn đề nghiên cứu trong luận văn này là hướng đi đúng đắn và có ý nghĩa thực tiễn.
Luận văn đã tập trung rõ các vấn đề sau:
- Luận văn đã trình bày về cơ sở xây dựng và thực hiện cơ chế hải quan
một cửa ASEAN.
- Luận văn cũng trình bày tổng quan về thực tiễn xây dựng và thực hiện
cơ chế hải quan một cửa ASEAN.
- Trên cơ sở đó luận văn đã đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế hải quan một cửa tại Việt Nam.
Kết quả của luận văn đã nêu được tổng quan chung và thực tiễn xây dựng và thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia tại Việt Nam và một số nước