1.3. Cơ sở pháp lí để xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa ASEAN
1.3.1. Cơ sở pháp lí chung của khối ASEAN
Tuyên bố về Thỏa ước ASEAN II (Thỏa ước Bali II) ngày 07 tháng 10 năm 2003 theo đó ASEAN đang nỗ lực hướng tới việc thực hiện một Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2020. Để thực hiện Cộng đồng kinh tế ASEAN các nước thành viên sẽ phải xây dựng các cơ chế và biện pháp nhằm thúc đẩy việc thực hiện các sáng kiến kinh tế. Theo Điều 8f của Hiệp định khung ASEAN về hội nhập các lĩnh vực ưu tiên rằng các nước thành viên sẽ
xây dựng Cơ chế một cửa trong đó có việc xử lý bằng phương thức điện tử các chứng từ thương mại ở cấp độ quốc gia và khu vực. Các nhà lãnh đạo ASEAN đã xác định phương thức điện tử các chứng từ thương mại ở cấp độ quốc gia và khu vực như là một trong những cơ chế để hiện thực hóa Cộng đồng kinh tế ASEAN.
Chính vì vậy tháng 12 năm 2005 các nước thành viên ASEAN đã tiến hành họp tại Kuala Lumpur, Malaysia nhất trí ký kết và cho ra đời Hiệp định về xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa ASEAN. Hiệp định này đã quy định cụ thể nghĩa vụ của các nước thành viên là xây dựng và thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia một cách kịp thời hướng tới việc xây dựng Cơ chế một cửa ASEAN. Theo đó 6 quốc gia là: Brunei, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Singapore sẽ thực hiện cơ chế một cửa quốc gia của nước này muộn nhất là vào năm 2008. Bốn quốc gia còn lại là: Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam sẽ thực hiện cơ chế một cửa quốc gia không chậm hơn năm 2012 [8].
Ngày 20 tháng 12 năm 2006 các quốc gia thành viên ASEAN cùng nhất trí ký kết Nghị định thư về xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa ASEAN sau đây gọi tắt là Nghị định thư. Nghị định thư này tạo cơ sở pháp lí và kỹ thuật cho việc xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa ASEAN và Cơ chế một cửa quốc gia [9]. Ban hành kèm theo Bản Nghị định thư này là ba bản phụ lục:
Phụ lục 1 là tài liệu hướng dẫn kỹ thuật của việc thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN và Cơ chế một cửa quốc gia. Tài liệu này quy định về các tiêu chuẩn, quy trình, chứng từ, chú giải thuật ngữ, chi tiết kỹ thuật và thủ tục được công nhận trên phạm vi quốc tế cho việc thực hiện hiệu quả Cơ chế một cửa ASEAN và sẽ được các nước thành viên áp dụng khi thích hợp. Tài liệu này cấu thành hướng dẫn kỹ thuật để triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN. Những hướng dẫn về kỹ thuật quy định trong Nghị định thư sẽ được các nước thành viên ra soát và cập nhật thường xuyên phù
Phụ lục 2 là kế hoạch hành động để thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN. Đây là tài liệu bao gồm các hoạt động như là thành lập uỷ ban chỉ đạo Cơ chế một cửa ASEAN để xây dựng kế hoạch hành động, quy chế hành động, kế hoạch thực hiện thí điểm và kế hoạch thực hiện đại trà; triển khai thực hiện tài liệu tờ khai hải quan ASEAN; Áp dụng các quy trình thơng quan hàng hố ASEAN bao gồm các thủ tục thông quan trước khi hàng đến như là quy trình thủ tục nhập khẩu bằng đường hàng khơng, đường bộ, đường biển, quy trình xuất khẩu, lưu kho, ....; thành lập các nhóm làm việc để thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN; xây dựng chương trình và tổ chức các cuộc hội thảo nhằm vào đối tượng trước tiên là các cơ quan Chính phủ và sau là các khu vực tư nhân của các quốc gia thành viên của ASEAN.
Phụ lục 3 mẫu tài liệu tờ khai hải quan ASEAN. Các quốc gia thành viên ASEAN cùng nhau xây dựng một tờ khai chung. Hiện nay, mẫu tờ khai ASEAN vẫn chưa thống nhất được các tiêu chí chung do sự chênh lệch về kinh tế, công nghệ, pháp luật và hệ thống dữ liệu chuyên ngành điển hình như các quy định về cắt giảm thuế là khác nhau, quy định về chứng nhận xuất xứ hàng hóa hay các quy định về biện pháp quản lý rủi ro trong thông quan,… Dự kiến trong thời gian tới các nước thành viên sẽ tích cực hơn trong đàm phán, thoả luận để đưa ra một bản tờ khai phù hợp với các nước thành viên.
Ngày 19 tháng 3 năm 2015 tại Kuala Lumpur, Malaysia Chính phủ các nước thành viên ASEAN đã cùng nhau thảo thuận và xây dựng một bản Nghị định thư về khung pháp lý thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN. Nghị định thư này là khung pháp lý cho việc vận hành, tương tác và xử lý điện tử các giao dịch giữa các Cơ chế một cửa quốc gia trong môi trường Cơ chế một cửa ASEAN, có tính tới các chuẩn mực và thông lệ quốc tế liên quan tốt nhất được khuyến nghị trong các Hiệp định hoặc Công ước quốc tế về tạo thuận lợi thương mại, hiện đại hố các thơng lệ và các phương pháp kỹ thuật của hải
quan [10]. Nghị định thư này đã đưa ra quy định về việc vận hành Cơ chế một
cửa quốc gia và Cơ chế hải quan một cửa ASEAN cụ thể là: quy định về việc truyền và trao đổi dữ liệu và thông tin của các quốc gia thành viên ASEAN trong môi trường Cơ chế một cửa ASEAN và hướng tới mục đích của Cơ chế một cửa ASEAN là các quốc gia thành viên sẽ công nhận dữ liệu và thông tin thương mại liên quan đến hải quan được truyền và trao đổi trong Cơ chế một cửa ASEAN để thơng quan và giải phóng hàng hố với sự đồng ý của các quốc gia thành viên; quy định về mức độ dịch vụ mà mỗi quốc gia thành viên tham gia trong Cơ chế một cửa ASEAN; quy định về hệ thống dữ liệu và thông tin được chuẩn hố; quy định các vấn đề an tồn thơng tin và bảo mật thông tin; quy định về việc đăng ký Cơ chế một cửa quốc gia và xác thực những người sử dụng thuộc khu vực phi Chính phủ. Ngồi ra Nghị định thư này cũng đưa ra các quy định về việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu dữ liệu, quy định về hiệu lực của các chứng từ, dữ liệu và thông tin điện tử, quy định về trách nhiệm pháp lý liên quan đến Cơ chế một cửa ASEAN và có quy định điều khoản về giải quyết tranh chấp khi có sự bất đồng và tranh chấp giữa các quốc gia thành viên liên quan đến các quy định tại Nghị định thư này [10]. Nghị định thư về khung khổ pháp lý thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN nhằm điều chỉnh các khía cạnh pháp lý của việc hoàn tất thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN trong khu vực và nghị định này đã được tất cả các nước thành viên ASEAN ký và Việt Nam ký ngày 05/9/2015. Như vậy phần cơ sở pháp lý chung của khối ASEAN trong việc xây dựng và hoàn thiện Cơ chế một cửa ASEAN đã bao quát về mặt tài liệu và văn bản trong đó bao gồm các tài liệu hướng dẫn về mặt kỹ thuật đầy đủ cho việc triển khai Cơ chế một cửa và tài liệu hướng dẫn về mặt nội dung làm cơ sở cho việc xây dựng hành lang pháp lý và quy trình thủ tục trong Cơ chế một cửa ASEAN.