Cơ sở pháp lí để xây dựng và thực hiện Cơ chế hải quan một cửa

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cơ chế hải quan một cửa tại Việt Nam theo cam kết của Hiệp định về xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa ASEAN (Trang 42 - 44)

1.3. Cơ sở pháp lí để xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa ASEAN

1.3.2. Cơ sở pháp lí để xây dựng và thực hiện Cơ chế hải quan một cửa

cửa quốc gia tại Việt Nam

Ngày 31 tháng 8 năm 2011 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 48/2011/QĐ-TTg về việc thí điểm thực hiện Cơ chế hải quan một cửa quốc

gia – đây là nền tảng ban đầu cho việc thực hiện Cơ chế hải quan một cửa quốc gia tại Việt Nam [22]. Quyết định này quy định về thời gian, lộ trình thí điểm thực hiện cụ thể như sau: 1- từ tháng 10 năm 2011 đến tháng 12 năm 2012 là thời gian xây dựng văn bản pháp lí, quy trình thủ tục, chuẩn bị các điều kiện về hạ tầng, công nghệ thông tin và xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hải quan một cửa quốc gia; 2- từ tháng 01 đến tháng 12 năm 2013 thí điểm thực hiện ở các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ cơng thương, Bộ tài chính (Tổng cục Hải quan), Bộ giao thông vận tải và một số cơ quan Nhà nước ở địa phương thuộc các ngành tài chính, cơng thương và giao thơng vận tải; 3- từ tháng 01 đến tháng 12 năm 2014 mở rộng thực hiện thí điểm ở các cơ quan thuộc Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp phát triển và nông thôn, Bộ Tài nguyên và môi trương và một số cơ quan Nhà nước ở địa phương thuộc các ngành y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài nguyên và môi trường.

Ngày 20 tháng 11 năm 2014 Ban chỉ đạo quốc gia về cơ chế một cửa ASEAN và Cơ chế hải quan một cửa quốc gia đã ký quyết định số 75/QĐ- BCĐASW về ban hành quy chế quản lý, vận hành, khai thác sử dụng và bảo đảm an tồn thơng tin của Cổng thông tin một cửa quốc gia [1]. Văn bản này có quy định về nội dung và trách nhiệm phối hợp của các cơ quan trên Cổng thông tin một của quốc gia, quy định danh sách các loại thông tin được phép khai thác sử dụng và cập nhập trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, quy định về việc đảm bảo an tồn thơng tin, đưa ra quy định về đồng bộ thông tin giữa Cổng thông tin một cửa quốc gia với các hệ thống xử lý chuyên ngành, đưa ra các quy định về xử lý sự cố trên hệ thống. Đặc biệt ban hành kèm theo văn

bản này là hai phụ lục: phụ lục 1 đưa ra danh mục dữ liệu đồng bộ giữa Cổng thông tin một cửa quốc gia và hệ thống xử lý chuyên ngành; phụ lục 2 về

phân quyền người sử dụng trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Luật Hải quan số 54/2014/QH13 [16] là một bước phát triển mới về cơ sở pháp lý để ngành hải quan thực hiện tốt nghiệm vụ trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, góp phần bảo vệ lợi ích chủ quyền và an ninh quốc gia. Luật Hải quan 2014 đã được sửa đổi để tiến hành thực hiện thành công Cơ chế hải quan một cửa quốc gia và kết nối với Cơ chế hải

quan ASEAN.

Dự thảo Thơng tư liên tịch giữa Bộ Tài chính, Bộ nơng nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ tài nguyên và môi trường, Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện

Cơ chế một cửa quốc gia theo quy định tại Luật Hải quan số 54/2014/QH13

và Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan. Dự thảo Thông tư này quy định về danh mục các thủ tục hành chính áp dụng Cơ chế một cửa quốc gia của Bộ Tài chính, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế. Dự thảo Thông tư này cũng quy định về quy trình khai và tiếp nhận thông tin, trả kết quả thực hiện thủ tục hành chính bằng phương thức điện tử, các tiêu chí định dạng chứng từ điện tử, dự thảo Thông tư này cũng quy định về cơ chế phối hợp và trao đổi thông tin để thực hiện các thủ tục hành chính một cửa.

Với một số văn bản điển hình nêu trên đây được coi là văn bản bước đầu để xây dựng và thực hiện Cơ chế hải quan một cửa quốc gia tại Việt Nam hướng tới kết nối chính thức với Cơ chế một cửa ASEAN.

Chương 2

THỰC TIỄN XÂY DỰNG

VÀ THỰC HIỆN CƠ CHẾ HẢI QUAN MỘT CỬA ASEAN

Theo như cam kết tại Hiệp định về xây dựng và thực hiện Cơ chế một

cửa ASEAN thì các nước thành viên ASEAN có nghĩa vụ xây dựng và thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia một cách kịp thời hướng tới việc xây dựng Cơ chế một cửa ASEAN cụ thể là: Brunei Darussalam, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Singapore sẽ thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia của những nước này muộn nhất là vào năm 2008; Các quốc gia còn lại là Campuchia, Cộng hoà dân chủ Nhân dân Lào, Myanmar và Việt Nam sẽ thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia không chậm hơn năm 2012 [8]. Theo đó, các nước thành viên sẽ đảm bảo các Bộ và cơ quan chức năng của mình hợp tác và cung cấp các thông tin cần thiết cho cơ quan điều phối theo quy định của pháp luật quốc gia trong quá trình xây dựng Cơ chế một cửa quốc gia, các nước sẽ sử dụng công nghệ thông tin và viễn thông phù hợp với các chuẩn mực liên quan đã được chấp nhận trên phạm vi quốc tế trong quá trình xây dựng và thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia.

2.1. Thực tiễn xây dựng và thực hiện Cơ chế hải quan một cửa quốc gia tại một số quốc gia thành viên ASEAN

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cơ chế hải quan một cửa tại Việt Nam theo cam kết của Hiệp định về xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa ASEAN (Trang 42 - 44)