Kiến nghị hoàn thiện về mặt pháp lý và quy trình thủ tục

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cơ chế hải quan một cửa tại Việt Nam theo cam kết của Hiệp định về xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa ASEAN (Trang 72 - 80)

3.2. Kiến nghị cụ thể

3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện về mặt pháp lý và quy trình thủ tục

Để thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia tại Việt Nam cần quan tâm đến việc pháp điển hoá và việc cải thiện, sửa đổi toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành điều chỉnh mọi khía cạnh của Cơ chế một cửa. Việc pháp điển hoá sẽ tạo ra một khung pháp lý rõ ràng và chính xác, đặt ra các thẩm quyền cần thiết để Cơ chế hải quan một cửa vận hành hiệu quả và tối ưu. Phương pháp này sẽ giải quyết được vấn đề không thống nhất giữa các quy định pháp luật khác nhau có thể tác động đến việc vận hành Cơ chế một cửa của Việt Nam cũng như đảm bảo khả năng áp dụng và khẳng định hiệu lực của các quy định hải quan hiện hành. Điểm hạn chế của phương pháp pháp điển toàn bộ các văn bản pháp luật điều chỉnh mọi khía cạnh của Cơ chế một cửa là nó chỉ dành cho Cơ chế một cửa của Việt Nam khơng giải quyết các vấn đề cịn vướng mắc nếu có trong ngành luật khác. Chính vì vậy

việc pháp điển hoá cần phải kết hợp với phương pháp cải thiện và sửa đổi các quy định pháp luật hiện hành giải quyết các vấn đề vướng mắc không chỉ cho Cơ chế một cửa Việt Nam mà cịn cho các ngành luật có liên quan. Tuy nhiên với phương pháp này cũng gặp phải hạn chế là do có quá nhiều quy định pháp luật cần xem xét giải quyết nên không thể cùng một lúc cải thiện và sửa đổi tất cả các quy định, dẫn đến khó khăn trong việc thiết lập và thực hiện Cơ chế một cửa Việt Nam đúng thời hạn. Do vậy chúng ta cần rà soát và kiểm soát chặt chẽ đánh giá các quy định nào cần xem xét được ưu tiên ban hành sửa đổi trước, những quy định nào cần pháp điển luôn. Sau đây là một số kiến nghị cụ thể:

3.2.1.1. Kiến nghị về vấn đề sử dụng chữ ký điện tử qua biên giới và tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số

Yêu cầu đối với việc sử dụng chữ ký điện tử và chữ ký số: Chữ ký điện tử được tạo ra bởi chương trình ký điện tử, là một chương trình máy tính được thiết lập để hoạt động độc lập hoặc thông qua thiết bị hệ thống thơng tin, chương trình máy tính khác. Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã khơng đối xứng theo đó người có được thơng điệp dữ liệu ban đầu và khố cơng khai của người ký có thể xác định được chính xác. Việc biến đổi này được tạo ra bằng đúng khố bí mật tương ứng với khố cơng khai trong cùng một cặp khoá để bảo đảm sự tồn vẹn nội dung của thơng điệp dữ liệu. Việc quy định về chữ ký điện tử của Việt Nam tương đồng với Luật mẫu của UNCITRAL về chữ ký điện tử. Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam chỉ cho phép các bên tự thoả thuận về việc sử dụng chứng thư số khi dịch vụ chứng thư số áp dụng giới hạn trong các giao dịch tài chính. Điều này có khả năng cản trở các thương nhân quốc tế sử dụng Cơ chế một cửa quốc gia của Việt Nam vì theo quy định hiện hành các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngồi chỉ được

cấp giấy cơng nhận chữ ký số và chứng thư số nước ngồi khi có văn phịng đại diện tại Việt Nam. Do đó nếu tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số khơng được cơng nhận tại Việt Nam thì các thương nhân quốc tế sẽ khơng có lựa chọn nào khác ngồi việc sử dụng dịch vụ của các tổ chức cung cấp dịch vụ của Việt Nam. Do vậy kiến nghị chúng ta cần bổ sung thêm quy định cho phép thương nhân sử dụng Cơ chế một cửa quốc gia Việt Nam được quyền lựa chọn sử dụng chứng thư số và cần bổ sung thêm quy định cho phép công nhận các tổ chức cung cấp dịch chứng thực chữ ký số nước ngồi nếu các tổ chức này được cơng nhận tại quốc gia nơi mà tổ chức này được thành lập. Theo quy định tại Luật giao dịch điện tử thì điều kiện để tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số được cấp giấy công nhận tại Việt Nam phải bao gồm tất cả những điều kiện sau: i) Quốc gia mà tổ chức được cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số đó đăng ký hoạt động có ký kết hoặc tham gia Điều ước quốc tế có quy định về việc cơng nhận chữ ký số và chứng thư số nước ngồi mà Việt Nam có tham gia; ii) Được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phép hoặc chứng nhận đủ điều kiện hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số và tổ chức cung cấp này đang hoạt động; iii) Độ tin cậy của chữ ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số đó cấp khơng thấp hơn độ tin cậy của chữ ký số và chứng thư số được cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam; iiii) Có văn phịng đại diện tại Việt Nam để giải quyết các vấn đề có liên quan. Chúng ta hiện nay cần ban hành văn bản pháp luật đảm bảo các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số sẽ được công nhận tại Việt Nam. Kiến nghị việc ban hành các văn bản này sẽ được soạn thảo theo nội dung Luật mẫu của UNCITRAL về chữ ký điện tử:

Theo Luật mẫu của UNCITRAL về chữ ký điện tử tại Điều 12 về Công nhận chữ ký và chứng thư điện tử nước ngồi có quy định [14]:

1. Khi xem xét hiệu lực pháp luật hoặc phạm vi hiệu lực của một chữ ký hoặc chứng thư điện tử không được căn cứ vào các nội dung sau đây:

a) Vị trí địa lý mà chứng thư số được phát hành hoặc chữ ký

điện tử được tạo lập; hoặc

b) Vị trí địa lý địa điểm kinh doanh của người phát hành

chứng thư hoặc người tạo lập chữ ký.

2. Một chứng thư được phát hành tại nước ngồi sẽ có giá trị pháp lý như được phát hành trong nước nếu chứng thư đó có mức độ tin cậy tương đương với chứng thư được phát hành trong nước.

3. Một chữ ký điện tử được tạo lập hoặc sử dụng tại nước

ngồi sẽ có giá trị pháp lý như chữ ký điện tử trong nước nếu chữ ký đó có mức độ tin cậy tương đương với chữ ký được tạo lập hoặc sử dụng trong nước.

4. Khi xem xét mức độ tin cậy tương đương được trình bày tại đoạn 2 và 3 ở trên, cần phải xem xét các tiêu chuẩn quốc tế được cơng nhận và các yếu tố khác có liên quan.

5. Trừ trường hợp pháp luật khơng cho phép, các bên có thể tự thoả thuận việc sử dụng một loại chữ ký hoặc chứng thư điện tử nhất định và thoả thuận đó có hiệu lực cho việc cơng nhận qua biên giới bất kể nội dung đoạn 2, 3 và 4 ở trên.

Tổng cục Hải quan hiện nay chưa có quy định về điều kiện đối với việc sử dụng chữ ký điện tử, việc sử dụng chữ ký điện tử của các tổ chức tư nhân đang được Bộ Thông tin và Truyền thông điều chỉnh và cấp giấy phép, chữ ký điện tử sử dụng trong nội bộ các cơ quan Nhà nước do Bộ Nội vụ điều chỉnh và cấp phép. Sự tham gia của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nội Vụ trong việc cấp phép và quản lý việc sử dụng chữ ký điện tử là mơ hình hữu

dụng trong phân quyền kiểm sốt và quản lý, tuy nhiên khi Cơ chế hải quan một cửa của Việt Nam được triển khai thì chỉ nên duy trì một Bộ hoặc cơ quan quản lý chữ ký điện tử tại tất cả các cấp.

Hiện tại ngôn ngữ cũng là vấn đề cần xem xét trong việc chuyển giao và chia sẻ dữ liệu qua biên giới, đặc biệt là với các Cơ chế một cửa quốc gia khác trong Cơ chế một cửa ASEAN. Do vậy kiến nghị các cán bộ của cơ quan vận hành Cơ chế hải quan một cửa Việt Nam phải được đào tạo, sử dụng và vận hành giải pháp được áp dụng dù là pháp lý hay kỹ thuật để vượt qua rào cản ngôn ngữ trong việc chuyển giao dữ liệu qua biên giới. Kiến nghị soạn thảo một tài liệu tham khảo cho các Cơ quan vận hành Cơ chế hải quan một cửa của Việt Nam nhằm đảm bảo sự thống nhất và tiêu chuẩn hoá. Tài liệu tham khảo này sẽ được cập nhật thường xuyên, các Cơ quan vận hành Cơ chế hải quan một cửa của Việt Nam sẽ được thông báo bằng các tài liệu bổ sung và chịu sự đánh giá trong việc sử dụng tài liệu này.

3.2.1.2. Kiến nghị quy định liên quan đến việc lưu trữ và lưu giữ dữ liệu

Yêu cầu về việc lưu trữ và lưu giữ dữ liệu được đặt ra trong các văn bản pháp lý khác nhau, tuy nhiên hiện nay lại khơng có quy định pháp lý trực tiếp liên quan đến việc trao đổi dữ liệu trong Cơ chế hải quan một cửa Việt Nam thông qua Cơ chế một cửa ASEAN nhằm phục vụ cho các yêu cầu xác định chứng cứ và sử dụng trong thủ tục tố tụng. Vì vậy chúng ta cần xem xét ban hành một văn bản thống nhất quy định quy trình, phương pháp và yêu cầu lưu trữ dữ liệu dành riêng cho Cơ chế hải quan một cửa của Việt Nam. Các loại tài liệu, giấy tờ và hồ sơ liên quan đến thương mại trong Cơ chế hải quan một cửa của Việt Nam bao gồm các loại sau: i) Dữ liệu thương mại được xử lý trong quá trình xuất nhập khẩu như tờ khai hải quan, biên bản kiểm tra hàng hố, thơng tin dữ liệu pháp luật và kinh tế và các thông tin bảo mật kinh doanh nhạy cảm về mặt thương mại của từng công ty tham gia vào hệ

thống,... ii) Khía cạnh tài chính của giao dịch bao gồm các loại hoá đơn giữa cơ quan hải quan và người mua, người bán cũng như các thông tin bảo mật kinh doanh; iii) Thông tin vận chuyển của cá nhân quá biên giới bao gồm nhập cảnh và dữ liệu hải quan theo phương thức vận chuyển như là hàng không, đường sắt, đường bộ. Các thông tin bảo mật kinh doanh và nhạy cảm về mặt thương mại của từng công ty tham gia vào Cơ chế hải quan một cửa ASEAN cần được bảo vệ lưu trữ và huỷ bỏ theo quy định của pháp luật mỗi quốc gia và theo thoả thuận giữa các cơ quan nhà nước với thương nhân có tài khoản giao dịch trong Cơ chế hải quan một cửa quốc gia và Cơ chế hải quan một cửa ASEAN.

3.2.1.3. Kiến nghị liên quan đến quy định thanh tốn các khoản phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính trên Cổng thơng tin một cửa quốc gia

Hiện nay đây là vấn đề đang được các bộ ngành quan tâm vì khi thực hiện Cơ chế hải quan một cửa cá nhân, doanh nghiệp chỉ phải nộp hồ sơ tại một điểm duy nhất nhưng việc tính các khoản phí phải nộp, mỗi loại thủ tục lại phát sinh một khoản phí khác nhau thu về cho từng cơ quan. Vậy đặt ra câu hỏi cá nhân doanh nghiệp sẽ nộp các loại phí và thuế đó như thế nào. Do vậy kiến nghị nên xem xét xây dựng một thông tư hướng dẫn việc thanh toán trực tuyến đối với các khoản phí và lệ phí thực hiện thủ tục hành chính trên Cổng thơng tin một cửa quốc gia. Trong thông tư nên xem xét đề xuất cơ quan Hải quan sẽ là cơ quan đứng ra thu hộ tiền phí cho các cơ quan có liên quan khác. Điều này sẽ giúp cho cá nhân, doanh nghiệp khi nộp hồ sơ tại một điểm cũng sẽ được thanh tốn các khoản phí đó tại một điểm khơng phải đến từng cơ quan để nộp khoản tiền phí của mình.

3.2.1.4. Kiến nghị liên quan đến quy định vấn đề về trách nhiệm pháp lý và giải quyết tranh chấp

tin khơng chính xác, đầy đủ và trung thực của người sử dụng có thể dẫn đến thiệt hại cho một bên hay cho nhiều chủ thể khác do vậy cần phải đề cập đến vấn đề trách nhiệm ví dụ như quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp trong nước và quốc tế, các biện pháp bồi thường thiệt hại cũng như giới hạn trách nhiệm trong những trường hợp cụ thể.

Hiện nay Việt Nam đang là thành viên của Nghị định thư ASEAN về tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp và Cơ chế giải quyết tranh chấp ASEAN được ký tại Hà Nội ngày 07 tháng 4 năm 2010. Tuy nhiên Nghị định thư này không điều chỉnh nội dung nào của Cơ chế một cửa ASEAN còn cơ chế giải quyết tranh chấp ASEAN vẫn chưa được ban hành nên đối với các quốc gia thành viên của Cơ chế một cửa ASEAN quy định rõ ràng về cách thức xác định thẩm quyền tài phán giữa các Cơ chế một cửa của các quốc gia là một nội dung hữu ích cho các thương nhân sử dụng cơ chế. Ví dụ, mỗi quốc gia đều mong muốn thu thuế đối với hàng hoá mà dữ liệu của hàng hoá này được chuyển sang nước khác bằng Cơ chế một cửa quốc gia, điều này có thể xảy ra sai sót khi gửi dữ liệu trong Cơ chế một cửa quốc gia như sai sót của việc tính tốn hoặc áp dụng sai mức thuế hay cấp phép không đúng. Một quốc gia sẽ giải quyết những vấn đề sai sót này thơng qua biện pháp hành chính hoặc biện pháp khác mà nước đó cho phép. Tuy nhiên nếu một bên giao dịch của Cơ chế một cửa quốc gia không phải là người cư trú tại quốc gia đó thì cán bộ Nhà nước có thể gặp khó khăn trong những vấn đề thẩm quyền giải quyết đối với người không cư trú. Do vậy cần xem Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Cơ chế hải quan một cửa quốc gia trong ASEAN như là một phần của Cơ chế một cửa ASEAN và phải được đặt trong chương trình khung ASEAN.

Hiện tại vẫn chưa có cơ chế giải quyết chính thức đối với các tranh chấp phát sinh giữa cơ quan vận hành Cơ chế hải quan một cửa quốc gia tại Việt Nam và các cơ quan nhà nước khác, cũng như chưa có cơ chế chính thức

nào để giải quyết tranh chấp giữa các cơ quan Nhà nước ngoại trừ quy trình nội bộ dưới sự chỉ đạo của cơ quan cấp cao hơn. Các tranh chấp giữa những người sử dụng Cơ chế hải quan một cửa quốc gia có thể được giải quyết bằng con đường tồ án hoặc được giải quyết thơng qua con đường sử dụng trọng tài thương mại nhưng phạm vi áp dụng của cách thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài chỉ giới hạn trong hoạt động thương mại. Tuy nhiên Cơ chế hải quan một cửa khá đặc thù nên tác giả luận văn kiến nghị nên xem xét thành lập một cơ quan xét xử đặc biệt để giải quyết tranh chấp giữa Cơ chế hải quan một cửa của Việt Nam và người sử dụng. Cơ quan này có thể xem xét cho phép các bên có quyền tạm dừng tuân thủ các quyết định hoặc hành vi hành chính trong khi chờ quyết định liên quan đến vấn đề tranh chấp của họ.

3.2.1.5. Kiến nghị vấn đề liên quan đến cơ phối hợp thực hiện giữa các cơ quan liên quan trong Cơ chế hải quan một cửa quốc gia

Cơ chế phối hợp và trao đổi thông tin để thực hiện các thủ tục hành chính một cửa được quy định trong dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia theo quy định của Luật Hải quan số 54/2014/QH13 và Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cơ chế hải quan một cửa tại Việt Nam theo cam kết của Hiệp định về xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa ASEAN (Trang 72 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)