2.1. Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông (CNTT&TT)
Mặc dù đường lối lớn về CNTT đã hình thành trong giai đoạn 2000 – 2002 nhưng Việt nam v ẫn cần phải ban hành một chiến lược phát triển dài hạn cụ thể hoá đường lối đã vạch ra.
Ngay sau khi được thành lập và được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về CNTT, từ năm 2003 Bộ Bưu Chính Viễn thơng đã tập trung xây dựng Chiến lược phát triển CNTT và TT tới năm 2010. Trong năm 2004 Dự thảo Chiến lược đã được đưa ra thảo luận tại một số cuộc họp của Ban Chỉ đạo 58.
Theo Dự thảo Chiến lược, CNTT&TT được xác định là nòng cốt cho Việt Nam chuyển đổ i nhanh cơ cấu kinh tế - xã hội, trở thành nước có trình độ tiên tiến về phát triển xã hội thông tin trong khu vực ASEAN.
Vớ i tầm nhìn trên, Chiến lượ c đề ra quan điểm phát triển, thể hiện trên bốn khía cạnh gồm: (a) coi CNTT&TT là công cụ quan trọng hàng đầu để thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ, từng bước hình thành xã hội thơng tin - cơ sở để rút ngắn q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nướ c; (b) coi Công nghiệp CNTT&TT là ngành kinh tế mũi nhọn, được nhà nước ưu tiên hỗ trợ và khuyến khích phát triển; (c) ưu tiên phát triển hạ tầng thơng tin và truyền thông, tạo cơ sở cho các ứng dụng CNTT&TT trong mọi lĩnh vực của toàn xã hội; (d) phát triển ngu ồn nhân lực có chất lượng, đồng bộ, chuyển dịch nhanh về cơ cấu theo hướng tăng nhanh tỷ lệ nguồn nhân lực có tri thức, phát triển mạnh mẽ năng lực cơng nghệ quốc gia.
Dự th ảo Chiến lược xác định bốn trụ cộ t phát triển là xã hội điện tử, chính phủ điện tử, kinh doanh điện tử và th ương mại điện tử. Các tiêu chí phát triển khá cụ thể, bao gồm: (1) 1 triệu máy tính cá nhân giá rẻ cho cộng đồng; (2) xóa mù tin học cho 20 triệu người dân; (3) đào tạo, bồi dưỡng 1.000 cán bộ lãnh đạo phụ trách CNTT và truyền thơng; (4) chứng minh thư điện tử cho tồn dân; (5) thúc đẩy 50% doanh nghiệp ứng dụng CNTT và truyền thông để nâng cao năng lực cạnh tranh;
(6) 100% trường trung học sử dụng Internet; (7) điện tử hóa 50% văn bản nhà nước; (8) 1 triệu trang thông tin điện tử phục vụ cơng ích; (9) 50% dịch vụ hành chính cơng cơ bản trực tuyến; (10) 30.000 chuyên gia CNTT và truyền thông.
Giai đoạn cu ối n ăm 2003 và đầu năm 2004 hoạt động xây dựng Chiến lược phát triển CNTT và TT thu hút được sự chú ý đáng k ể của các bộ ngành và dư luận. Tuy nhiên, nửa cuối năm 2004 hoạt động xây dựng Chiến lược trở nên trầm lắng. Cho tới cuối n ăm 2004 khơng thấy có thơng báo chính thức nào từ Bộ Bưu Chính Viễn thơng về kế hoạch hồn thành và trình Chính phủ Chiến lược này. Điều đáng lưu ý khác là Dự thảo Chiến lược chưa được công bố rộng rãi nhằm thu hút các ý kiến góp ý từ đơng đảo các tổ chức, doanh nghiệp và công dân.
2.2. Kế hoạch tổng thể Phát triển Thương mại điện tử giai đoạn 2006 - 2010
Thực hiện chức n ăng thống nhất quản lý nhà nước về TMĐT và Quyết định số 81/2001/Q Đ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ, năm 2004 Bộ Thương mại bắt đầu xây dựng Kế hoạch tổ ng thể phát triển TMĐT giai đo ạn 2006 - 2010. Tháng 12 năm 2004, B ộ Thương mại đã hoàn thành Dự th ảo 1 của Kế hoạch tổ ng thể và xin ý kiến chỉ đạo tại Phiên họp 8 của Ban Chỉ đạo quốc gia về CNTT. Theo Chương trình cơng tác năm 2005 củ a Chính phủ và Thủ Tướng Chính phủ, Bộ Th ương mại phải hồn thành Kế hoạch này và trình Thủ Tướng Chính phủ xem xét vào giữa năm 2005.
Với quan điểm coi TMĐT là động lự c quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế - thương mại và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, Dự thảo xác định bốn mụ c tiêu phát triển TMĐT tới năm 2010 g ồm: (1) Phần lớn (khoảng 70%) các doanh nghiệp lớn tiến hành giao d ịch doanh nghiệp tới doanh nghiệp (B2B) và ứng dụng TMĐT ở mức cao; (2) Hầu hết (khoảng 90%) các doanh nghiệp vừa và nhỏ biết tới lợi ích của TMĐT và có ứng d ụng nhất định; (3) M ột bộ phận đáng kể (khoảng 15%) hộ gia đình và cá nhân có thói quen mua hàng trên mạng (B2C); và (4) Tất cả các chào thầu mua sắm chính phủ được cơng b ố trên các trang tin điện tử của các cơ quan Chính phủ và 30% mua sắm chính phủ được tiến hành trên mạng (B2G).
Để đạt được mục tiêu trên, nhà nướ c sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, đào tạo về TMĐT cho các doanh nghiệp, k ịp thời xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi cho TMĐ T và phát huy vai trò tiên phong của các cơ quan nhà nước trong việc ứng dụng TMĐT trong mua sắm cơng.
Dự thảo đề ra sáu chính sách lớn. Chính sách thứ nhất là triển khai mạnh mẽ và liên tục hoạt động phổ biến, tuyên truy ền, đào tạo về TMĐT. Chính sách thứ hai là nhanh chóng tạo lập mơi trường thuận lợi cho TMĐT v ới việc ban hành đầy đủ và đồng bộ các văn bản quy ph ạm pháp luật liên quan tới TMĐT. Chính sách tiếp theo là các cơ quan chính phủ ở mọi cấp cần phải đi tiên phong trong việc hỗ trợ và ứng dụng TMĐT. Chính sách thứ tư và thứ năm là phát triển hạ tầng kỹ thuật cho TMĐT trên cơ sở chuyển giao cơng nghệ từ nước ngồi, tổ chức thực thi các quy định pháp luật liên quan tới TMĐT một cách cương quyết, kịp thời. Cuối cùng, chính sách thứ sáu là tích cực tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về TMĐT.
Trên cơ sở các chính sách lớ n này, Dự thảo đã đề xuất nhiều chương trình, dự án cụ thể. Mỗ i chương trình, dự án sẽ do một cơ quan chịu trách nhiệm chủ trì song song vớ i sự phối hợp chặt chẽ v ới các cơ quan khác. Kinh phí triển khai các chương trình, dự án chủ yếu huy động từ toàn xã hội và nguồn ngân sách hàng năm cấp cho từng cơ quan nhà nước. Dự thảo cũng đề xuất Nhà nước cần thiết lập Quỹ phát triển TMĐT từ ngân sách nhà nước để tài trợ cho những dự án khó xác định thuộc thẩm quyền của một cơ quan cụ thể, hoặc những dự án chỉ cần đầu tư nhỏ nhưng sẽ kích thích mạnh mẽ mọi đối tượng ứng dụng TMĐT.
2.3. Kế hoạch tổng thể phát triển CPĐT tới năm 2010
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về CNTT năm 2004 Bộ Bưu chính Viễn thơng đã tích cực xây dựng Kế hoạch tổng thể phát triển CPĐT tới năm 2010. Cuối năm 2004 Dự thảo Kế hoạch đã hoàn thành. Dự thảo này đề ra các quan
điểm sau: (1) coi CPĐT là công cụ giúp Chính phủ trong sạch, minh bạch, hiệu lực và hiệu quả h ơn ; (2) lấy ngườ i dân và doanh nghiệp làm trung tâm ; (3) gắn với hoạt động cải cách hành chính ; (4) coi CPĐT là động lực thúc đẩy quá trình đổi mới, nâng cao năng lực và chất lượng cuộc sống.
Dự th ảo đặt ra các mục tiêu nhằm nâng cao năng lực điều hành, quản lý của các cơ quan Chính phủ; phụ c vụ người dân và doanh nghiệp; huy động nguồn vốn nhà nước (1% ngân sách từ năm 2006) cho phát triển Chính ph ủ điện tử. Dự th ảo cụ thể các nhóm kế hoạch thực hiện gồm: (1) nâng cao năng lực điều hành, quản lý của cơ quan Chính phủ; (2) cung cấp thơng tin cho các cơ quan, người dân và doanh nghiệp; (3) xây dựng dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp; (4) xây dựng hạ tầng và môi trường pháp lý. Tương ứng từng nhóm kế hoạch thực hiện là những dự án trọng điểm.
Dự kiến Bộ Bưu chính Viễn thơng sẽ trình Dự thảo Kế ho ạch tổng thể Phát triển Chính phủ điện tử lên Thủ tướng Chính phủ xem xét vào đầu năm 2005.
Thực hiện chính phủ điện tử là một y ếu tố không thể tách rời vớ i thương mại điện tử vì rất nhiều dịch vụ cơng liên quan tới thương mại đ iện tử do các cơ quan chính phủ th ực hiện như hải quan đ iện tử, thuế điện tử, cấp phép xuất nhập khẩu điện tử, mua sắm công điện tử, v.v...