- Chương II của Hiệp định Thương mại Việt Nam Hoa Kỳ về Sở hữu trí tuệ (năm 2000)
3. Tội phạm trên mạng chính phủ với điển hình là nạn khủng bố trên mạng, trong đó khơng gian ảo bị sử dụng bởi cá nhân và tổ chức để đe doạ chính phủ và khủng bố người dân của một nước Loạ
bị sử dụng bởi cá nhân và tổ chức để đe doạ chính phủ và khủng bố người dân của một nước. Loại tội phạm này có hình thức của những cá nhân xâm nhập vào một trang web của cơ quan chính phủ hoặc quân đội. Loại tội phạm này chưa thực sự phát triển tại Việt Nam, tuy nhiên đang có xu hướng tăng cao trên thế giới.
Mặt khác, chế tài hành chính đối những hành vi vi phạm trong ứ ng dụng CNTT và TMĐT chưa mang tính hệ thống. Nghị định 55/2001/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng d ịch vụ Internet; Quyết định số 27/2002/QĐ-BVHTT của Bộ Văn hố Thơng tin ; Quyết định số 71/2004/QĐ-BCA của Bộ Công an đã đưa ra những mức phạt hành chính (chủ yếu phạt tiền), tuy nhiên, v ẫn cần một văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn, xác định rõ các hành vi vi phạm, các hình thức và mức phạt, cơ chế xử phạt, v.v... V ăn bản này có thể là Nghị định về xử lý vi phạm hành chính trong ứng dụng CNTT.
PHẦN THỨ BA
TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬTRONG DOANH NGHIỆP TRONG DOANH NGHIỆP
1. Tổng quan tình hình ứng dụng CNTT và TMĐT
Xét thực tế gần 70% số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ở Việt Nam tập trung tại ba thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng, Thành ph ố Hồ Chí Minh 8
, và ba thành phố này hiện chiếm hơn 90% dung lượng kết nố i Internet của toàn quốc9, Báo cáo hiện trạng thương mại đ iện tử năm 2004 sẽ tập trung phân tích tình hình ứng dụng TMĐT trong các doanh nghiệp trên ba địa bàn này.
Để có được một bứ c tranh tồn cảnh về hiện trạng ứng dụng CNTT nói chung trong doanh nghiệp, đồng th ời đi sâu tìm hiểu những đơn vị đã bước đầu triển khai TMĐT, nhóm khảo sát đã sử dụng hai mẫu phiếu sau:
- Loại phiếu thứ nhất nhằm thu thập thơng tin về tình hình ứng dụng CNTT và TMĐT trong các doanh nghiệp nói chung. Đối tượng điều tra được chọn theo phương thức lấy ngẫu, thuộc nhiều quy mô và loại hình doanh nghiệp khác nhau, hoạt động trong những lĩnh vực kinh doanh khá đa dạng từ cơ khí xây dựng, nơng lâm thủy sản cho đến công nghiệp nhẹ và thương mại dịch vụ. Kết quả thu được 303 phiếu từ các doanh nghiệp được phân bổ theo ngành nghề kinh doanh như sau.
Bảng 3.1
Nhóm đối tượng điều tra chung phân theo ngành nghề kinh doanh
Ngành SX Cơ khí Nơng lâm Điện tử CN nhẹ Thủ công TM-DV Khác
kinh doanh XD thủy sản Viễn thông mỹ nghệ
Tỷ lệ doanh
nghiệp 15,51% 6,93% 17,82% 19,14% 6,93% 48,51% 22,77%
*một doanh nghiệp có thể đồng thời hoạt động trong hai hoặc ba lĩnh vực, do đó tỷ lệ cộng gộp sẽ lớn hơn 100%
- Loại phiếu thứ hai tập trung điều tra những doanh nghiệp đã thiết lập website nhằm quảng bá, xúc tiến bán hàng và hỗ trợ giao dịch mua bán ở các mức độ khác nhau. Các doanh nghiệp được chọn làm đối tượng khảo sát phải là những đơn vị đã có hoặc đang trong q trình xây dựng website. Những số liệu và phân tích trong phần “Các doanh nghiệp có website” là dựa trên kết quả của 227 phiếu hợp lệ thu về từ nhóm này.
Bảng 3.2
Nhóm đối tượng có website phân theo ngành nghề kinh doanh
Ngành SX Cơ khí Nơng lâm Điện tử CN nhẹ Thủ cơng TM-DV Khác
kinh doanh XD thủy sản Viễn thông mỹ nghệ
Tỷ lệ doanh
nghiệp 7,39% 2,17% 16,09% 14,78% 11,30% 34,78% 42,17%
8Theo số liệu của Cục Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bộ Kế hoạch Đầu tư, tháng 2/2005
9Báo cáo hiện trạng ứng dụng CNTT tại Việt Nam và các vấn đề có liên quan đến Luật Giao dịch diện tử -
Vớ i sự phân bổ khá đa dạng về quy mơ và ngành nghề kinh doanh, hai nhóm đối tượng điều tra nêu trên sẽ phản ánh một bức tranh mang tính đại diện cho tình hình ứng dụng CNTT và TMĐT của các doanh nghiệp tại ba thành phố.
Hình 3.1
Các doanh nghiệp có website phân theo quy mơ
Trên 300 nhân 30 nhân viên
viên; 24,02% trở xuống;
32,84%
100 - 300 nhân 30 - 50 nhân
viên; 18,14% 50 - 100 nhân viên; 11,27%
viên; 13,73%
1.1. Tình hình ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp
Kết nối Internet
Kết qu ả khảo sát 303 doanh nghiệp thuộc nhóm thứ nhất cho thấy một tỉ lệ khá cao đã có những đầu tư bước đầu v ề ứng d ụng CNTT, với 82,9% doanh nghiệp được hỏi có kết nối Internet và 25,32% đã thiết lập website.
Xét thực tế các công ty được điều tra đều tập trung ở những thành phố lớn, nơi hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông phát triển hơn cả so với những địa phương khác10, có thể ước tính tỉ lệ kết nối Internet của doanh nghiệp trên toàn quốc ở mức 50% - 60% (Xem hộp dưới). Với gần 160.000 doanh nghiệp hiện đăng ký kinh doanh tại Việt Nam, số lượng thuê bao Internet của khối doanh nghiệp theo tỷ lệ tương ứng sẽ vào khoảng 90.000 -100.000, chiếm trên dướ i 5% tổng số thuê bao quy đổi do VNNIC thống kê vào tháng 12/2004 (2.012.926 thuê bao cho mọi đối tượng khách hàng).
Hộp 3.1
Ước tính tỉ lệ kết nối Internet trong doanh nghiệp
Theo thống kê của Cục Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa – Bộ Kế hoạch Đầu tư, vào tháng 2/2005 trên tồn quốc có 164.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, phân bổ theo các loại hình như sau:
Loại hình doanh nghiệp Số lượng đăng ký kinh doanh
Doanh nghiệp tư nhân 65.307
Công ty TNHH 79.718
Công ty cổ phần 15.136
Doanh nghiệp nhà nước 4.200
Tổng 164.361