THỬ NGHIỆM CƠ BẢN
CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN TSCĐ VÀ CTXDCBDD
Cơ sở đánh giá RoSM RoSM
Rủi ro tiềm tàng Trung bình Thấp
Rủi ro kiểm soát Kiểm soát hiệu quả
Nội dung của quy trình kiểm toán
[KAM 5116] Tài khoản quan trọng/Trình bày C E A V O P Người thực hiện và thời gian GTLV Tham chiếu Thủ tục phân tích [KAM 5300]
Trình bày sự mong đợi về tổng tài sản dựa trên cơ sở sự biến đổi về số dư tài khoản này trong năm.
Xem xét biến động TSCĐ qua giá trị mua vào và thanh lý trong năm. Xem xét, kiểm tra đối với từng loại TSCĐ, nhận xét biến động và xác định nguyên nhân.
TSCĐ Y Y Y
Thủ tục kiểm tra chi tiết [KAM 5400]
Với TSCĐ mua mới trong năm có giá trị vượt quá 10% giá trị còn lại của tổng tài sản cố định, chúng tôi kiểm tra các tài liệu liên quan để đảm bảo rằng tài sản này được ghi nhận hợp lý (được vốn hoá hay chi phí)
TSCĐ Y Y
Thu thập các chứng từ liên quan đến các hạng mục tài sản và thực hiện các công việc sau:
Kiểm tra tính chính xác số học của các giá trị tài sản qua các chứng từ liên quan.
Khớp số dư đầu kỳ với số dư đã được kiểm toán năm trước.
Nội dung của quy trình kiểm toán [KAM 5116] Tài khoản quan trọng/Trình bày C E A V O P Người thực hiện và thời gian GTLV Tham chiếu
Khớp số dư cuối kỳ với sổ đăng ký TSCĐ, sổ cái và báo cáo tài chính tại thời điểm cuối năm. Kiểm tra các tài sản tăng và thanh lý trong năm.
Tiếp tục kiểm tra, xem xét với các sai lệch được phát hiện.
Thu thập toàn bộ danh sách tài sản tăng trong năm và thực hiện:
Kiểm tra tính chính xác số học của giá trị trên danh sách này. Khớp số tổng của danh sách với tổng giá trị của các tài sản này trên Sổ cái và Sổ đăng ký TSCĐ. Chọn mẫu các tài sản tăng và khớp nguyên giá với giá trị được ghi trên hoá đơn (hoặc các chứng từ liên quan). Kiểm tra xem các khoản mục này có được phân loại đúng không. Kiểm tra danh sách tài sản tăng đối với các khoản mục bất thường. Xem xét việc vốn hoá có phù hợp với chính sách vốn hoá của đơn vị không.
TSCĐ Y Y
Thu thập danh sách tài sản được thanh lý và xoá sổ trong năm. Chọn mẫu các tài sản thanh lý và thực hiện các công việc sau:
Kiểm tra tính chính xác số học của danh sách.
Khớp số tổng của danh sách này với tổng các tài sản này trên Sổ cái và Sổ đăng ký TSCĐ.
Khớp số tiền thu được từ việc thanh lý với giá trị trên hoá đơn bán tài sản hoặc các chứng từ liên quan. Tính toán lại lãi lỗ của việc thanh lý và kiểm tra việc ghi nhận có đúng
Nội dung của quy trình kiểm toán [KAM 5116] Tài khoản quan trọng/Trình bày C E A V O P Người thực hiện và thời gian GTLV Tham chiếu
không. Khớp số lãi(lỗ) của việc thanh lý và giá trị xoá sổ với số liệu trên Sổ cái.
Kiểm tra xem tài sản có được đưa ra khỏi hệ thống TSCĐ sau khi đã thanh lý không (Tài sản này sẽ không được trích khấu hao nữa). Thực hiện đối chiếu:
Chọn 5 TSCĐ bất kỳ trên Sổ đăng ký TSCĐ đối chiếu với thực tế. Chọn 5 TSCĐ bất kỳ trong thực tế đối chiếu với Sổ đăng ký TSCĐ.
TSCĐ Y Y
Khớp số của khoản tăng quan trọng với hợp đồng/hoá đơn.
Kiểm tra các công trình xây dựng cơ bản dở dang sau khi hoàn thành có được chuyển sảng TSCĐ và được tính khấu hao chính xác không.
CTXDCBDD Y Y Y
Quy trình kiểm tra gian lận có liên quan (nếu có thể áp dụng)
[KAM 7001] Không áp dụng
Cập nhật và bổ sung về đánh giá RoSM và tính toán lại cho việc lập kế hoạch quy trình kiểm toán (nếu có).
Trong quá trình thiết kế chương trình kiểm toán, khấu hao TSCĐ được trình bày thành một mục riêng, cũng bao gồm: mô tả hoạt động kế toán đối với việc trích khấu hao và thiết kế thử nghiệm cơ bản.
Các hoạt động này đảm bảo rằng số dư cuối năm không có sai phạm trọng yếu
Công ty ABC thực hiện Quyết định 206 từ ngày 01/01/2004
Bà Ngân-kế toán TSCĐ có trách nhiệm nhập nguyên giá TSCĐ vào phần mềm kế toán ACCPAC. Phần mềm này sẽ tự động tính toán và ghi nhận khấu hao TSCĐ.
Các hoạt động này đảm bảo rằng số dư cuối năm không có sai phạm trọng yếu
Chi phí khấu hao TSCĐ sẽ được phân bổ tới các tài khoản liên quan: chi phí sản xuất, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tuỳ theo mục đích sử dụng tài sản.
Thiết kế thử nghiệm cơ bản:
THỬ NGHIỆM CƠ BẢN
CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN KHẤU HAO TSCĐ
Cơ sở đánh giá RoSM RoSM
Rủi ro tiềm tàng Thấp Thấp
Nội dung quy trình kiểm toán
[KAM 5116] Tài khoản quan trọng/Trình bày C E A V O P Người thực hiện và thời gian GTLV Tham chiếu Thủ tục phân tích [KAM 5300]
Thực hiện kiểm tra tính hợp lý của việc tính khấu hao
Xem xét tính hợp lý của phương pháp phân bổ khấu hao
Khấu hao TSCĐ
Y Y Y
Thủ tục kiểm tra chi tiết
[KAM 5400]
Không áp dụng
Cập nhật và bổ sung về đánh giá RoSM và tính toán lại cho việc lập kế hoạch quy trình kiểm toán (nếu có).
2.1.2.4 Chương trình kiểm toán TSCĐ và CTXDCBDD tại công ty XYZ
Nhìn chung chương trình kiểm toán TSCĐ và CPXDCBDD tại công ty XYZ là giống với chương trình kiểm toán cho công ty ABC. Tuy nhiên có một điểm khác biệt đó là trong phần thiết kế thủ tục kiểm tra chi tiết.
Như đã trình bày trong phần lập kế hoạch kiểm toán tổng quát cho công XYZ, công việc kiểm toán không chỉ xem xét riêng cho công ty XYZ mà còn
phải xem xét trong mối quan hệ với các công ty khác trong tập đoàn. Các khoản mục thuộc quan hệ nội bộ tập đoàn cần phải triệt tiêu giữa các đơn vị với nhau.
Vì vậy, khi thủ tục kiểm toán chi tiết cho TSCĐ và CTXDCBDD cho công ty XYZ có điểm khác biệt so với kiểm toán công ty ABC đó là:
Thu thập các danh mục TSCĐ và CTXDCBDD có nguồn đầu tư từ các đơn vị trong tập đoàn.
Khớp số giữa Sổ đăng ký TSCĐ, sổ theo dõi công trình xây dựng cơ bản dở dang với Sổ cái.
Đối chiếu giá trị này với các đơn vị khác trong tập đoàn.
Tóm lại với những khoản mục liên quan đến nội bộ tập đoàn, kiểm toán viên không phải kiểm toán nhiều ngoài việc lên danh sách các khoản thuộc nội bộ tập đoàn và đối chiếu với các đơn vị liên quan. Nếu việc đối chiếu cho kết quả không khớp về giá trị thì yêu cầu các đơn vị này chỉ ra nguyên nhân chênh lệch và điều chỉnh theo số đúng.
2.2 Thực hiện kiểm toán
2.2.1 Thực hiện kiểm toán đối với TSCĐ2.2.1.1 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát 2.2.1.1 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát
Căn cứ vào chương trình kiểm toán được thiết kế, kiểm toán viên sẽ tiến hành thực hiện thử nghiệm kiểm soát để đánh giá về hiệu quả của việc thiết kế và thực hiện công tác kiểm soát đối với TSCĐ và CTXDCBDD. Kiểm toán viên chỉ cần thực hiện thử nghiệm kiểm soát chung cho cả TSCĐ và CTXDCBDD vì 2 khoản mục này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau (CTXDCBDD là các tài sản mà công ty tiến hành mua sắm, xây dựng…đang trong quá trình lắp đặt, thi công).
Thử nghiệm kiểm soát thường được thực hiện vào giai đoạn tiến hành kiểm toán sơ bộ (Interim) của mỗi cuộc kiểm toán. Sau đây là thử nghiệm kiểm soát đối với TSCĐ và CTXDCBDD của công ty ABC:
THỬ NGHIỆM KIỂM SOÁT TSCD & CTXDCBDD
Khách hàng Kỳ kế toán
Công ty ABC 31/12/2008
Người thực hiện Ngày Số tham chiếu
Các công việc kiểm soát
#1 Sự phê duyệt đối với việc mua sắm TSCĐ
#2 Việc đối chiếu hàng tháng giữa Sổ đăng ký TSCĐ và Sổ cái.
Mục tiêu:
Đảm bảo rằng tất cả các công việc kiểm soát trên được thực hiện hiệu quả trong suốt năm tài chính.
Kiểm soát số #1
Cơ sở thực hiện thử nghiệm kiểm soát:
Tờ trình chi tiêu ngân sách (tờ trình), đi kèm ít nhất 2 bảng báo giá, phải được sự phê chuẩn của ông Koh (Phó Giám đốc kiêm Kế toán trưởng) và Giám đốc. Việc thanh toán cho TSCĐ mua sắm phải được ông Koh hoặc ông Cường (Phó Giám đốc) hoặc Giám đốc phê duyệt.
Với TSCĐ đi thuê hoặc mua từ công ty mẹ, không cần thiết phải có tờ trình. Với TSCĐ nhập từ các công ty khác, hợp đồng mua bán có thể thay cho tờ trình.
Các công việc thực hiện:
Phỏng vấn kế toán TSCĐ và kế toán tổng hợp (bà Trang) về quy trình mua sắm TSCĐ và xác minh lại với bà Liên (thuộc bộ phận mua hàng) để đảm bảo rằng quy trình trên được thực hiện đúng quy định.
Kiểm tra 30 TSCĐ tăng trong kỳ để xác nhận về việc phê chuẩn chính xác và có đầy đủ các chứng từ hợp lý, hợp lệ.
Phát hiện
Tham chiếu tới giấy tờ làm việc số__________ để biết chi tiết.
Công việc kiểm soát số #2
Cơ sở thực hiện thử nghiệm kiểm soát:
Hàng tháng, việc đối chiếu giữa Sổ đăng ký TSCĐ và Sổ cái được thực hiện và ghi chép bởi bà Ngân (kế toán TSCĐ) và được ông Thanh (kế toán tổng hợp) kiểm tra.
Các công việc thực hiện:
Xem kỹ hồ sơ ghi chép việc đối chiếu TSCĐ từ tháng 1 đến tháng 9/2008 để biết chắc việc đối chiếu được thực hiện trong cả 9 tháng.
Tiến hành đối chiếu lại TSCĐ của tháng 2 và tháng 8 để xác nhận việc đối chiếu TSCĐ là hợp lý, việc đối chiếu với ngân hàng được kiểm tra bởi người có thẩm quyền.
Phỏng vấn kế toán viên về các khoản mục bất thường (nếu có).
Qua việc phỏng vấn bà Ngân, được biết trong tháng 1 năm 2008, công ty ABC đã cải tạo hệ thống kế toán bằng việc đưa vào sử dụng phiên bản mới của phần mềm kế toán ACCPAC-đây là nguyên nhân của một số lỗi trong hệ thống. Kết quả là việc đối chiếu không thực hiện được trong tháng 1 và tháng 3.
Do lỗi của hệ thống nên có một tài sản (nguyên giá:350.852.696 VNĐ) bị bỏ xót khỏi Sổ đăng ký TSCĐ nhưng không được chú thích cho đến khi bà Ngân thực hiện đối chiếu vào tháng 4/2008. Sau đó bà Ngân đã ghi lại vào Sổ đăng ký TSCĐ.
Kết luận
Các công việc kiểm soát ở trên được thiết kế phù hợp và thực hiện hiệu quả trong kỳ kiểm toán.
2.2.1.2 Thực hiện thử nghiệm cơ bản2.2.1.2.1 Thủ tục phân tích 2.2.1.2.1 Thủ tục phân tích
Trước khi đi vào thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết, kiểm toán viên thực hiện phân tích sơ bộ về tình hình biến động TSCĐ trong năm và tìm hiểu các nguyên nhân chính dẫn đến sự biến động này (thông thường liên quan đến chiến lược, chính sách phát triển của công ty, tình hình thị trường…)
Khách hàng: Công ty ABC Số tham chiếu: M200 Kỳ kế toán:31/12/2008 Người thực hiện: TTH Chủ đề: Phân tích sơ bộ Thời gian: tháng 1/2009 Mục tiêu và công việc thực hiện:Tham chiếu tới GTLV số_________
1.Nguyên giá:
Trong năm, nguyên giá TSCĐ tăng lên nhiều so với năm trước do trong năm nay, Công ty mở rộng quy mô sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Các tuyến giao thông trong khu công nghiệp và các cửa hàng, chi nhánh sơn xe máy được xây dựng và mở ra là nguyên nhân chủ yếu của việc tăng khoản mục nhà cửa (building).
Thêm vào đó, công ty thực hiện mục tiêu tăng năng lực sản xuất, các dây truyền sản xuất mới được lắp đặt. Cụ thể: lắp đặt thêm dây truyền sơn, mua thêm máy móc, máy đúc, khuôn đúc và các công cụ khác. Kết quả là, nguyên giá của nhà cửa, máy móc thiết bị tăng nhiều so với năm trước. Phương tiện vận tải, thiết bị văn phòng và các loại TSCĐ khác cũng tăng nhiều, phù hợp với xu hướng phát triển của công ty.
xoá sổ, thôi không sử dụng các TSCĐ này được phê duyệt bởi Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc.
2.Khấu hao luỹ kế và Giá trị còn lại:
Do Nguyên giá tăng lên trong kỳ dẫn đến chi phí khấu hao và Giá trị còn lại cũng tăng lên tương ứng.
Kết luận: TSCĐ được trình bày hợp lý.
Tiếp theo, kiểm toán viên sẽ tiến hành phân tích biến động cho từng khoản mục TSCĐ với các chỉ tiêu: giá trị còn lại, giá trị tăng thêm trong năm. Từ việc phân tích này giúp đánh giá sự biến động có hợp lý không, có biến động bất thường nào không và nguyên nhân gây ra biến động.
Khách hàng: Công ty ABC Số tham chiếu: M201 Kỳ kế toán:31/12/2008 Người thực hiện: TTH Chủ đề: Phân tích sơ bộ Thời gian: tháng 1/2009 Mục tiêu và công việc thực hiện: So sánh GTCL và Giá trị tăng thêm trong năm với giá trị tương ứng của năm trước.
Khoản mục
GTCL GTCL Chênh lệch %
Chưa điều chỉnh Đã điều chỉnh
31-12-08 31-12-07
Tổng cộng 685,888,864 438,293,982 247,594,882 56%
GTCL của TSCĐ tăng rất nhiều so với năm trước là do việc có thêm nhiều TSCĐ tăng thêm trong năm.
Trong 5 khoản mục này, khoản mục Máy móc-nhà xưởng và TSCĐ khác tăng nhiều nhất (thứ tự là 76% và 45%), còn các khoản mục khác có tăng nhưng không nhiều.
Khoản mục
Giá trị tăng Giá trị tăng
Chênh lệch % Chưa điều chỉnh Đã điều chỉnh
31-12-08 31-12-07
Máy móc-nhà xưởng 282,786,898 109,369,752 173,417,146 159%
Phương tiện vận tải 3,968,576 4,797,495 (828,919) -17%
Thiết bị văn phòng 6,289,759 6,643,615 (353,856) -5%
TSCĐ khác 6,001,071 9,298,802 (3,297,731) -35%
Tổng cộng 322,219,355 166,473,460 155,745,895 94%
Sự gia tăng rất lớn của khoản mục Máy móc-nhà xưởng có thể giải thích bởi sự mở rộng quy mô sản xuất. Chủ yếu đó là sự tăng thêm một lượng lớn các máy móc và công cụ sử dụng cho các phân xưởng (có thời gian sử dụng 10 năm) và một máy đúc mới (thời gian sử dụng 3năm).
Hầu hết các máy móc (thời gian sử dụng 10 năm) là do mua sắm, gồm các máy cơ khí gia công, máy đúc và dây chuyền lắp ráp.
Các khuôn đúc mới được trang bị để phục vụ cho việc sản xuất của 3 dây chuyền mới: X06,X07 và S9.
2.2.1.2.2 Thủ tục kiểm tra chi tiết
Thứ nhất : Lập bảng tổng hợp TSCĐ
Sau khi phân tích xong, kiểm toán viên thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết số dư. Trước hết, kiểm toán viên phải lập được bảng tổng hợp về các khoản mục TSCĐ cho cả TSCĐ hữu hình (TSCĐHH) và TSCĐ vô hình (TSCĐVH). Kiểm toán viên phải so sánh số liệu TSCĐ trên Sổ cái với bảng cân đối tài khoản, Sổ đăng ký TSCĐ nhằm đảm bảo các con số này khớp với nhau. Nếu có sự chênh lệch giữa các sổ thì yêu cầu kế toán viên tìm ra sai sót và điều chỉnh, trên cơ sở đó sẽ lấy số chuẩn này để lập lên bảng tổng hợp.
Với trường hợp kiểm toán công ty ABC, kiểm toán viên đã thực hiện được việc chốt số đến tháng 11 từ giai đoạn kiểm toán sơ bộ. Do vậy đến giai đoạn kiểm toán cuối cùng, kiểm toán viên chỉ phải kiểm toán số liệu trong tháng 12 và lập bảng số liệu tổng hợp cho cả năm.
Khách hàng: Công ty ABC Số tham chiếu:M300 Kỳ kế toán:31-12-08 Người thực hiện:NQA Chủ đề: Bảng tổng hợp TSCĐHH Thời gian: tháng 1/2009
Ghi Nhà cửa Nhà xưởng-máy móc Phương tiện vận tải Thiết bị văn phòng TSCĐ khác Tổng
chú VND'000 VND'000 VND'000 VND'000 VND'000 VND'000 Nguyên giá w Số đầu kỳ 128,889,272 429,333,615 17,774,221 21,590,981 19,171,649 616,759,738 Mua mới từ tháng 1 đến tháng 11 10,418,443 191,276,131 3,477,251 5,707,848 305,592 211,185,265 Tháng 12 598,725 77,476,332 1,690,319 353,935 827,328 80,946,639 Chuyển từ CTXDCBDD từ tháng 1 đến tháng 11 9,129,456 20,697,276 906,061 799,364 25,003 31,557,160 Tháng 12 3,187,316 25,346,316 5,972,750 34,506,382 Thanh lý Z400 từ tháng 1 đến tháng 11 (449,245) (28,820,360) (2,627,008) - - (31,896,613) Tháng 12 - - - - - - Xoá sổ Z400 từ tháng 1 đến tháng 11 (1,076,986) (141,227) (1,218,213) Tháng 12 (1,469,752) (1,356,923) (2,826,675) Số điều chỉnh của khách hàng từ tháng 1 đến tháng 11 N1 (120,737) (663,180) 663,180 - 120,737 - Tháng 12 - - - - - -
Phân loại lại số #1 N1 409,093 55,711 - (571,388) 106,584 -