0
Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Sử dụng thủ tục phân tích

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CƠ BẢN DỞ DANG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM THỰC HIỆN (Trang 95 -103 )

Theo Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế số 12 “Phương pháp phân tích”: Phương pháp phân tích được coi là một đạng của phương pháp kiểm toán cơ bản nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán. Chuẩn mực này yêu cầu sử dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch và soát xét lại toàn bộ các bước công việc của một cuộc kiểm toán. Trong phương pháp này sẽ sử dụng các tỷ suất quan trọng, các chỉ số và các biến động (đặc biệt các biến động bất thường) để phân tích. Đặc biệt phương pháp này sẽ được thực hiện hiệu quả hơn so với kiểm tra chi tiết trong việc giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu trong báo cáo tài chính.

Tại KPMG hiện nay, thủ tục phân tích chưa được áp dụng triệt để, hầu hết các khoản mục được kiểm toán nếu có sử dụng thủ tục phân tích thì chỉ là kết hợp với thủ tục kiểm tra chi tiết. Như đã trình bày ở trên, thủ tục phân tích chỉ được dùng để phân tích sự biến động nhằm hiểu rõ hơn tình hình tài chính của khách hàng, đồng thời phán đoán những rủi ro chi tiết có thể xảy ra đối với các tài khoản. Kết quả của thủ tục phân tích sẽ được sử dụng để hướng các thủ tục kiểm tra chi tiết vào các sai sót tiềm tàng có rủi ro được phát hiện. Việc kết hợp các thủ thục kiểm tra chi tiết và thủ tục phân tích đã giúp kiểm toán viên thu thập được những bằng chứng có đột tin cậy cao, nhưng chi phí và thời gian kiểm toán sẽ nhiều hơn nếu xem xét thực hiện thủ tục phân tích như là một thử nghiệm cơ bản mà không cần phải tiến hành kiểm tra chi tiết. Hoàn thiện và nâng cao quy trình phân tích đối với các khoản mục trên báo cáo tài chính nói chung và TSCĐ nói riêng, kiểm toán viên cần vận dụng quy trình phân tích chuẩn kết hợp với xét đoán nghề nghiệp của mình tiến hành phân tích sự biến động các khoản mục, xác định nguyên nhân chênh lệch và phát hiện sự kiện bất thường. Thu thập số liệu chung của toàn ngành, so sánh số liệu của khách hàng với các đơn vị khác cùng ngành và của toàn ngành. Trong quá trình phân tích tỷ suất để dự đoán về khả năng sai phạm hoặc có

được một cái nhìn tổng quan về những biến động bất thường tồn tại trong khoản mục TSCĐ và CTXDCBDD, kiểm toán viên có thể tính tỷ trọng của khoản mục TSCĐ trên tổng tài sản hoặc trong các tương quan khác. Đối với khoản mục TSCĐ, kiểm toán viên có thể sử dụng tỷ suất đầu tư và tỷ suất tự tài trợ để phân tích (ngoài việc phân tích ngang là so sánh số liệu giữa kỳ này và kỳ trước, giữa số liệu đơn vị hạch toán với số ước tính của kiểm toán viên). Tỷ suất đầu tư để đánh giá năng lực hiện có của doanh nghiệp, đánh giá mức độ trang bị máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh và cho công tác quản lý. Sau đó xem xét với tỷ suất chung của ngành; tỷ suất này luôn nhỏ hơn 1, mức độ cao hay thấp tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp (ví dụ: đối với ngành thăm dò và khai thác dầu khí, tỷ suất này bằng 0,9 là hợp lý; đối với ngành công nghệ luyện kim, tỷ suất này bằng 0,7 là hợp lý; đối với ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, tỷ suất bằng 0,1-0,3 là hợp lý…). Tỷ suất tự tài trợ cho biết nguồn vốn chủ sở hữu dùng vào đầu tư TSCĐ và đầu tư dài hạn là bao nhiêu. Nếu doanh nghiệp có khả năng tài chính tốt thì nguồn vốn chủ sở hữu phải có đủ để đầu tư vào TSCĐ và đầu tư dài hạn để hoạt động. Tuy nhiên, do TSCĐ có tốc độ chu chuyển vốn chậm nếu đầu tư quá nhiều sẽ không tốt, làm ứ đọng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

Kiểm toán khoản mục TSCĐ, kiểm toán viên không chỉ kiểm toán trực tiếp số dư của khoản mục này mà còn phải thực hiện kiểm toán các khoản mục liên qua khác như: khấu hao TSCĐ, chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, CTXDCBDD. Do vậy, kiểm toán viên có thể tiến hành tính toán và phân tích

Tỷ suất đầu tư = TSCĐ và đầu tư dài hạn

Tổng tài sản

Tỷ suất tự tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu

một số tỷ suất sau: so sánh tỷ suất tổng chi phí khấu hao TSCĐ với tổng nguyên giá TSCĐ năm này với năm trước, so sánh tỷ suất tổng khấu hao luỹ kế đơn vị phản ánh không chính xác, so sánh tỷ suất tổng chi phí sửa lớn TSCĐ trên tổng nguyên gia TSCĐ năm nay với năm trước, kiểm toán toán viên nhằm xác định có những sai lệch trong phản ánh chi phí sửa chữa lớn, phân biệt chi phí sửa chữa lớn loại nào được ghi tăng nguyên giá TSCĐ, loại nào đưa trực tiếp vào các chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ…

Kết luận

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế nước nhà nói riêng đang suy giảm nghiêm trọng nhưng KPMG Việt Nam vẫn luôn giữ vững được vị thế trong lòng khách hàng của mình và vị thế trong các công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán-tư vấn. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và thực hiện mục tiêu hoạt động của mình, Công ty đã và đang nỗ lực không ngừng để nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ cung cấp. KPMG Việt Nam ngày càng chứng tỏ mình là sự lựa chọn đúng đắn của các doanh nghiệp có nhu cầu kiểm toán và tư vấn.

Qua quá trình thực tập tại Công ty, với mục đích tìm hiểu công tác kiểm toán Báo cáo tài chính nói chung và kiểm toán khoản mục tài sản cố định và công trình xây dựng cơ bản dở dang nói riêng, Em đã hiểu rõ hơn về bản chất cũng như về việc thực hiện công tác kiểm toán trên cơ sở kiến thức đã được trang bị trong quá trình học tập ở Nhà trường.

Một lần nữa Em xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các anh chị ở của Công ty KPMG đã giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình và tạo điều kiện tốt nhất để Em có thể hoàn thành tốt công việc được giao đồng thời không làm ảnh hưởng tới việc học tập, cụ thể là việc thực hiện Chuyên đề này.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Thầy-GS.TS Nguyễn Quang Quynh, người đã tận tình hướng dẫn, đôn đốc Em hoàn thành Chuyên đề này. Tuy đã cố gắng nhưng do hạn chế về mặt thời gian cũng như kiến thức nên Chuyên đề này của Em không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót; Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy, các cô cũng như sự góp ý của các bạn để Chuyên đề của Em được hoàn thiện hơn.

Mục lục

Lời mở đầu...01

Phần 1. Đặc điểm chung của Công ty TNHH KPMG Việt Nam với công tác kiểm toán khoản mục tài sản cố định và công trình xây dựng cơ bản dở dang ...04

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH KPMG Việt Nam. .04 1.2 Đặc điểm hoạt động và tổ chức kinh doanh của Công ty TNHH KPMG Việt Nam...08

1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH KPMG Việt Nam...13

1.4 Đặc điểm tổ chức Kế toán tại Công ty TNHH KPMG Việt Nam...16

1.5 Đặc điểm tổ chức Kiểm toán tại Công ty TNHH KPMG Việt Nam...22

1.5.1 Đặc điểm quy trình kiểm toán tại Công ty...22

1.5.2 Đặc điểm lưu trữ và bảo quản hồ sơ kiểm toán...28

1.5.3 Đặc điểm tổ chức hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán...30

Phần 2 Thực trạng kiểm toán khoản mục tài sản cố định và công trình xây dựng cơ bản dở dang trong kiểm toán báo cáo tài chính do KPMG thực hiện ...

...

2.1 Đặc điểm chung của kiểm toán khoản mục TSCĐ tại Công ty...33

2.1.1 Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát...33

2.1.1.1 Cơ sở pháp lý được áp dụng (Engagement Scope)...34

2.1.1.2 Chiến lược kiểm toán (Audit Strategy Decision)...34

2.1.1.3 Đặc điểm khách hàng với kiểm toán TSCĐ và các mẫu chọn trong Chuyên đề (Understanding the entity)...37

2.1.1.4 Quy trình đánh giá rủi ro (Risk assessment procedure)...40

2.1.1.5 Phương pháp tiếp cận kiểm toán (Planning matrix)...41

2.1.2 Lập chương trình kiểm toán...46

2.1.2.1 Mô tả hoạt động kế toán và kiểm soát đối với hoạt động này...46

2.1.2.2 Thiết kế thử nghiệm kiểm soát...48

2.1.2.3 Thiết kế thử nghiệm cơ bản...51

2.1.2.4 Chương trình kiểm tóan TSCĐ và CTXDCBDD tại công ty XYZ....54

2.2 Thực hiện kiểm toán...55

2.2.1 Thực hiện kiểm toán đối với TSCĐ...55

2.2.1.1 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát...55

2.2.1.2 Thực hiện thử nghiệm cơ bản...58

2.2.1.3 So sánh với công tác kiểm toán khoản mục TSCĐ tại công ty M...74

2.2.2 Thực hiện kiểm toán đối với CTXDCBDD...78

2.2.2.1 Thực hiện kiểm toán khoản mục CTXDCBDD tại công ty ABC...78

2.2.2.2 Thực hiện kiểm toán khoản mục CTXDCBDD tại công ty XYZ...82

2.3 Kết thúc kiểm toán...89

2.3.1 Kiểm tra giấy tờ làm việc của kiểm toán viên...89

2.3.2 Tổng hợp kết quả kiểm toán các phần hành, lập báo cáo kiểm toán và thư quản lý...90

Phần 3. Đánh giá và kiến nghị hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định và công trình xây dựng cơ bản dở dang...91

3.1 Đánh giá khái quát...91

3.1.1 Về phân bổ mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu (SMT)...91

3.1.2 Về việc áp dụng thủ tục phân tích...91

3.1.3 Về việc áp dụng phương pháp chọn mẫu...92

3.2 Kiến nghị hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục tài sản cố định và

công trình xây dựng cơ bản dở dang...94

3.2.1 Sử dụng ý kiến chuyên gia...94

3.2.2 Sử dụng thủ tục phân tích...95

Danh mục tài liệu tham khảo

STT Tài liệu tham khảo Tác giả

1 Lý thuyết kiểm toán – NXB Tài chính, 2001 GS.TS Nguyễn Quang Quynh 2 Kiểm toán tài chính – NXB Tài chính, 2001 GS.TS Nguyễn Quang Quynh 3 Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam

– NXB Tài chính Bộ Tài chính

4 Các Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế - NXB

Thống Kê Hồng Thái

5 Auditing (kiểm toán) – NXB Thống Kê Alvin A. Arens – Jame. Lobbecke

6 Tài liệu nội bộ của Công ty TNHH KPMG Việt Nam

Công ty TNHH KPMG Việt Nam

7 Trang Web Bộ Tài chính www.mof.gov.vn

8 Trang Web Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam

www.luatvietnam.com.vn

9 Trang Web Bách khoa toàn thư trực tuyến Wikipedia Việt Nam www.vn.wikipedia.org 10 Trang Web Kiểm toán Nhà nước Việt Nam

www.kiemtoannn.gov.vn

11 Trang Web Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) www.VACPA.org.vn

12 Trang Web Tạp chí kiểm toán

www.Tapchikiemtoan.com.vn

13 Trang Web kiểm toán

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CƠ BẢN DỞ DANG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM THỰC HIỆN (Trang 95 -103 )

×