Chiến lược kiểm toán (Audit Strategy Decision)

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác kiểm toán khoản mục tài sản cố định và công trình xây dựng cơ bản dở dang trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH KPMG việt nam thực hiện (Trang 34 - 104)

Công việc của phần này bao gồm xác định mức trọng yếu và lên kế hoạch về thời gian cuộc kiểm toán.

Đầu tiên là: Xác định mức trọng yếu

Tính trọng yếu luôn được KPMG quan tâm và xem xét trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện quy trình kiểm toán. Tính trọng yếu được xem xét qua các chỉ tiêu: Đánh giá về mức trọng yếu cho mục đích lập kế hoạch (MPP-Materiality for planning purposes), Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu (SMT-Significant misstatement thresholds) và giới hạn chênh lệch được chấp nhận (ADPT-Audit difference posting thresholds).

“Mức trọng yếu cho mục đích lập kế hoạch” (MPP) được xác định có thể theo lợi nhuận trước thuế hoặc tổng tài sản. Trong cuộc kiểm toán này, MPP xác định không vượt quá 5% lợi nhuận trước thuế trên cơ sở xem xét các nhân tố ảnh hưởng (nếu có). Cụ thể như sau:

Cơ sở xác định MPP Giá trị (a) Tỷ lệ tính (b) MPP (c=a*b) Lợi nhuận sau thuế

năm 2008

649.842.031.000 VNĐ

5% 32.492.101.550

VNĐ

Xác định Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu:

Sau khi xác định được mức trọng yếu cho mục đích lập kế hoạch, KPMG sẽ phân bổ mức trọng yếu này cho các tài khoản quan trọng khi lập kế hoạch và thực hiện quy trình kiểm toán. Trong công việc kiểm toán, KPMG gọi mức phân bổ này là “Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu” (SMT). Mức sai phạm trọng yếu được chấp nhận được tính bằng 75% MPP.

Cơ sở xác định SMT Giá trị (a) Tỷ lệ tính (b) SMT (c=a*b) MPP 32.492.101.550 VNĐ 75% 24.369.076.163 VNĐ

Trong quá trình kiểm toán, khi phát hiện ra các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế, MPP và SMT sẽ được điều chỉnh tương ứng với ảnh hưởng của các nhân tố này. Các sai lệch ở dưới SMT được coi là hợp lý, và kiểm toán viên sẽ không đưa ra bút toán điều chỉnh. Tuy nhiên đây mới chỉ là yếu tố định lượng để là mức chuẩn cho việc xác định các sai phạm trọng yếu. Kiểm toán viên còn phải xem xét đến các yếu tố định tính như bản chất của nghiệp vụ, các nguyên tắc kế toán liên quan trước khi quyết định có đưa ra bút toán điều chỉnh hay không.

Với những sai lệch được phát hiện lớn hơn mức này, kiểm toán viên sẽ phải xem xét cụ thể. Sau khi đã tiến hành các thủ tục điều tra, thu thập đầy đủ

bằng chứng cần thiết, kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến điều chỉnh (đặc biệt là với các sai phạm liên quan đến việc xác định lỗ-lãi).

Xác định giới hạn sai lệch được chấp nhận:

“Giới hạn sai lệch được chấp nhận” (ADPT) là ngưỡng các sai phạm hoặc khoản mục có giá trị nhỏ hơn giới hạn này sẽ được coi là không có ảnh hưởng trọng yếu và kiểm toán viên không cần phải thực hiện thủ tục kiểm toán nào. Điều này có nghĩa là trong báo cáo tài chính sẽ không bị coi là có sai phạm trọng yếu nếu sai lệch được phát hiện (nếu có) ở dưới mức này.

Trường hợp sai phạm được phát hiện cao hơn ADPT và nhỏ hơn SMT, kiểm toán viên sẽ đưa vào “bảng tổng hợp các sai lệch không điều chỉnh” (SUAD - Summary of Audit Differences).

ADPT được tính không vượt quá 5% giá trị của “mức trọng yếu chung”.Cụ thể: Cơ sở tính ADPT Giá trị (a) Tỷ lệ tính (b) ADPT (c=a*b) MPP 32.492.101.550 VNĐ 5% 1.624.605.078 VNĐ

Thứ hai là: Lên kế hoạch về thời gian cuộc kiểm toán

Thời gian cuộc kiểm toán được lên chi tiết cho từng công việc như: thời gian thực hiện việc chốt số (hard close), thời gian kiểm toán cuối cùng (final audit)-giai đoạn này kiểm toán viên chỉ phải kiểm toán các số dư và phát sinh từ thời điểm chốt số đến 31/12/2008, thời gian nhận được tài liệu của khách hàng, thời gian nhận thư giải trình, thời gian gửi xác nhận, thời gian kiểm kê, thời gian kiểm tra, xem xét hồ sơ của các cấp trong KPMG.

Ngoài ra công việc trong phần này còn thiết kế nhóm kiểm toán, xem xét các khả năng phải sử dụng ý kiến của chuyên gia, …

2.1.1.3 Đặc điểm khách hàng với kiểm toán tài sản cố định và các mẫu chọn trong Chuyên đề (Understanding the entity)

Việc tìm hiểu về khách hàng giúp cho kiểm toán viên có được những hiểu biết ban đầu về khách hàng được kiểm toán.

Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh: loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, tình hình góp vốn, mục tiêu và chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh, khách hàng, nhà cung cấp, nhân công, …

Tìm hiểu về môi trường sản xuất kinh doanh: tình hình cạnh tranh, tình hình kinh tế-chính trị-xã hội, môi trường pháp lý.

Tìm hiểu về các chính sách kế toán, lập báo cáo tài chính.

Giấy tờ làm việc của kiểm toán viên

Khách hàng:Công ty ABC Người thực hiện:NHL Niên độ:31/12/08 Ngày thực hiện:31/10/08 Tìm hiểu về khách hàng GTLV: C200

1.Tổng quan về khách hàng

Thông tin chung: Công ty ABC là doanh nghiệp liên doanh chuyên sản xuất linh kiện và

lắp ráp xe máy,được thành lập theo giấy phép đầu tư Số 2029/GP do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 24/01/1998. Giấy phép đầu tư này có giá trị 50 năm kể từ ngày cấp giấy phép. Theo giấy phép đầu tư Số 2029/GPDC3 đã được sửa đổi vào ngày 16/6/06, vốn điều lệ của công ty tăng từ USD37,000,000 lên USD44,400,000. Cụ thể tình hình góp vốn của công ty như sau:

Mục tiêu và chiến lược sản xuất kinh doanh:

Các bên tham gia góp vốn Số tiền

USD VND’000 %

Phía nước ngoài: -Công ty M -Công ty H 20,424,000 10,656,000 346,738,250 180,906,910 46% 24%

Phía Việt Nam 13,320,000 226,133,640 30%

Mục tiêu Chiến lược thực hiện

-Tiêu thụ được 502,207 chiếc xe máy trong năm 2008 (năm 2007 mức tiêu thụ đạt 456,552 chiếc)

-Đạt lợi nhuận ròng ở mức 18%

Thúc đẩy việc bán hàng và quảng cáo

Giảm giá thành sản xuất, tăng tỷ lệ nội địa hoá các linh kiện xe máy

Thiết kế và cho ra đời thêm những mầu xe mới hợp thời trang và thị hiếu của thị trường.

Các chu trình hoạt động chủ yếu:

-Mua nguyên vật liệu-thanh toán -Bán hàng-thu tiền

-Quản lý nguồn lực:quản lý tiền, quản lý vốn hoạt động, quản lý rủi ro trao đổi ngoại tệ, quản lý quỹ, đầu tư mua sắm tài sản cố định.

Các yếu tố liên quan đến sản xuất-kinh doanh:

-Thị trường: Công ty ABC là hãng cung cấp xe máy có uy tín, và chất lượng trên thị trường thế giới và Việt Nam. Tại Việt Nam, Công ty ABC chiếm 31,2% thị phần và có xu hướng còn tiếp tục mở rộng thị phần thêm nữa. Ngoài ra, ABC còn xuất khẩu một số ít ra nước ngoài( chủ yếu là các linh kiện thay thế).

-Sản phẩm: Các kiểu xe máy (xe ga, xe số) mẫu mã đẹp, hợp thời trang. Ngoài ra còn cung cấp các linh kiện, phụ tùng thay thế.

-Khách hàng: chủ yếu là các đại lý phân phối xe của ABC trên khắp các tỉnh thành. -Nhà cung cấp:

 ABC nhập các linh kiện xe máy và TSCĐ chủ yếu từ các bên liên quan: công ty N, công ty K, công ty T

 Ngoài ra, ABC còn hợp tác với 50 nhà cung cấp trong nước, thông thường ABC sẽ ưu tiên cho các nhà cung cấp thường xuyên.

Các bên liên quan:

Các bên liên quan Các nghiệp vụ liên quan

Nhà đầu tư:

 Công ty N

 Công ty H

 Công ty V

 Mua nguyên vật liệu, chuyển giao công nghệ

 Mua nguyên vật liệu và linh kiện thay thế

 Không có nghiệp vụ nào phát sinh trong năm

Các công ty liên quan khác

 Công ty K, T, E,B  Mua nguyên vật liệu và linh kiện

thay thế

Môi trường cạnh tranh

Hiện nay, thị trường xe máy đang diễn ra sự cạnh tranh rất khó khăn. Các đối thủ cạnh tranh lớn của ABC là: M, SZK, VEMP…Trong đó, M chiếm thị phần lớn nhất với 60% thị phần.

Điều kiện pháp lý và chính trị

-Từ năm 2007, tình hình giá xăng dầu trên Thế giới cũng như Việt Nam diễn biến không có lợi cho việc kinh doanh xe máy. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng nhiều đến việc tiêu thụ của công ty.

-Mặt khác, việc Việt Nam gia nhập AFTA sẽ giúp công ty giảm chi phí đầu vào (do thuế giảm), điều này tạo điều kiện tăng sức cạnh tranh cho công ty.

3.Chính sách kế toán:

-Báo cáo tài chính của ABC được trình bày theo nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung tại Việt Nam: Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, hệ thống kế toán Việt Nam, các quy định kế toán hiện hành tại Việt Nam.

-Hình thức kế toán: Nhật ký chung -Ngôn ngữ: tiếng Anh

-Đơn vị: VNĐ

-Khấu hao TSCĐ: theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian sử dụng ước tính.

Ta có thể thấy được đây là một công ty lớn, hoạt động trong lĩnh vực sản

xuất. Do vậy TSCĐ và CTXCCBDD sẽ chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản của công ty. CTXDCBDD thông thường sẽ là các nhà xưởng đang được xây dựng, hoặc các máy móc đang được lắp đặt, chạy thử…

2.1.1.4 Quy trình đánh giá rủi ro (Risk assessment procedures)

Việc đánh giá rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu (RoSM-Risk of Significant

Misstatement) rất quan trọng. Mức RoSM được xác định sẽ giúp kiểm toán viên biết được bản chất, thời gian, quy mô của của thử nghiệm cở bản cần thiết để thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán cần thiết. Mức RoSM cũng ảnh hưởng đến quy mô mẫu chọn khi kiểm toán viên thực hiện chọn mẫu để kiểm tra chi tiết.

Khi đánh giá RoSM cho mỗi khoản mục, kiểm toán viên xem xét đến rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiếm soát. Rủi ro tiềm tàng được chia thành 3 mức:

thấp, trung bình, cao; rủi ro kiểm soát được xem xét đến 2 khía cạnh: hiệu quả hay không hiệu quả. Từ đó, RoSM được xác định và cũng chia thành 3 mức: thấp, trung bình, cao.

Việc đánh giá RoSM cho mỗi tài khoản sẽ được thể hiện trong việc thiết kế các thử nghiệm kiểm soát (Control matrix) trong chương trình kiểm toán được thiết kế cho từng tài khoản hoặc nhóm tài khoản cụ thể.

Đánh giá mức RoSM cho TSCĐ và CTXDCBDD

Loại rủi ro Bản chất của rủi ro Đánh gía về

RoSM

Rủi ro tiềm tàng: Trung

bình

-Trong kỳ, Công ty ABC có kế hoạch mua sắm khá nhiều về TSCĐ, điều này làm số nghiệp vụ phát sinh về mua sắm TSCĐ và các công trình xây dựng cơ bản dở dang trong năm tăng lên khá nhiều.

-Bên cạnh việc mua sắm thêm nhiều TSCĐ, các nghiệp vụ thanh lý TSCĐ và xoá sổ TSCĐ cũng rất nhiều.

Thấp

Rủi ro kiểm soát:Thấp (kiểm soát hiệu

quả)

Công ty thiết kế quy trình kiểm soát tốt về TSCĐ (từ việc luân chuyển chứng từ, ghi nhận chi phí cho việc xây dựng các công trình…), đồng thời việc thực hiện theo thiết kế này được đảm bảo đúng quy trình. Nên việc kiểm soát là hiệu quả.

2.1.1.5 Phương pháp tiếp cận kiểm toán (Planning matrix)

Đây là phần cuối trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tổng quát. Trong phần này, KPMG sẽ đưa ra các phương pháp

tiếp cận kiểm toán phù hợp cho các tài khoản.

PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN KIỂM TOÁN

Các tài khoản Số dư Xác định rủi ro tiềm tàng Phương pháp tiếp cận kiểm toán

Kỳ trước Thời điểm

kiểm toán sơ bộ

Cơ sở dẫn liệu liên quan Khả năng có gian Tham chiếu về mục tiêu kiểm toán Đánh giá về rủi ro tiềm tàng-Khả năng xảy ra Sử dụng chuyên gia Kiểm tra về tính hiệu quả của hoạt động kiểm soát

Thử nghiệm cơ bản Phương pháp tiếp cận

chung

C E A V O P None Phân tích Kiểm

tra chi tiết

Bảng cân đối kế toán

TSCĐ hữu hình- Nguyên giá 685,888,864 750,894,751 X X X X X  KK 101 L Y Y Y Thử nghiệm kiểm soát TSCĐ hữu hình- Khấu hao -178,465,756 -250,756,545 X X X X  KK 102 L Y Thử nghiệm cơ bản TSCĐ vô hình - Nguyên giá 121,178,465 122,692,571 X X X X X  KK 101 L Y Y Y Thử nghiệm kiểm soát TSCĐ vô hình – Khấu hao -24,811,134 28,692,791 X X X X  KK 102 L Y Thử nghiệm cơ bản

PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN KIỂM TOÁN

Các tài khoản Số dư Xác định rủi ro tiềm tàng Phương pháp tiếp cận kiểm toán

Kỳ trước Thời điểm Cơ sở dẫn liệu liên quan Khả năng có Tham chiếu về mục tiêu Đánh giá về rủi ro tiềm tàng-Khả Sử dụng chuyên gia Kiểm tra về tính hiệu quả của hoạt động

Thử nghiệm cơ bản Phương pháp tiếp cận

chung

C E A V O P None Phân tích Kiểm

tra chi tiết CTXDCBDD 87,488,354 68,610,672 X X X X  KK 101 L Y Y Thử nghiệm kiểm soát Chi phí trả trước dài hạn - 28,534,320 X X X X  KK103 L Y Y Thử nghiệm cơ bản Các khoản phải trả -462,675,950 -398,345,795 d X d X  II 101 M Y Y Thử nghiệm kiểm soát

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Doanh thu -4,831,880,727 -4,419,181,814 X X  HH101 S Y Y Y Thử nghiệm

kiểm soát

c c Y

PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN KIỂM TOÁN

Các tài khoản Số dư Xác định rủi ro tiềm tàng Phương pháp tiếp cận kiểm toán

Kỳ trước Thời điểm Cơ sở dẫn liệu liên quan Khả năng có Tham chiếu về mục tiêu Đánh giá về rủi ro tiềm tàng-Khả Sử dụng chuyên gia Kiểm tra về tính hiệu quả của hoạt động

Thử nghiệm cơ bản Phương pháp tiếp cận

chung

C E A V O P None Phân tích Kiểm

tra chi tiết Thu nhập khác -118,953,512 -31,833,702 X X X  PP104 L Y Y Thử nghiệm cơ bản Chi phí khác 4,586,283 4,133,099 X X X  PP104 L Y Y Thử nghiệm cơ bản

Như đã nêu ở trên, các cuộc kiểm toán do KPMG thực hiện đều theo một quy trình chung thống nhất. Nhưng tuỳ theo mỗi khách hàng và tính chất cuộc kiểm toán mà cuộc kiểm toán lại có những điểm khác biệt cụ thể. Ở đây, Em xin đưa ra ví dụ so sánh để thấy rõ sự khác biệt này, đó là kiểm toán công ty XYZ.

Công ty XYZ là một công ty con thuộc tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (VNS). Việc kiểm toán công ty XYZ nằm trong hợp đồng kiểm toán toàn bộ tập đoàn VNS.

Tập đoàn VNS là một trong những tập đoàn lớn nhất thuộc sở hữu Nhà nước, được thành lập theo quyết định Số 69/TTg do Thủ tướng ban hành vào ngày 31/01/1996. Các hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của tập đoàn VNS là:

Đóng tàu, thiết kế và sửa chữa tàu;

Sản xuất, xuất khẩu các nguyên vật liệu, linh kiện, dụng cụ, máy diezel phục vụ cho công nghiệp tàu thuỷ;

Cung cấp các dịch vụ hàng hải, đào tạo, tư vấn đầu tư, kho bãi, quảng cáo cho ngành công nghiệp tàu thủy;

Đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực kinh tế quốc doanh.

Với công ty XYZ nói riêng, lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty là đóng tàu.

Mặc dù XYZ là công ty hạch toán độc lập nhưng do tính chất cuộc kiểm toán là kiểm toán cho cả tập đoàn VNS, và sản phẩm của cuộc kiểm toán là cho ra báo cáo hợp nhất của cả tập đoàn nên khi kiểm toán công ty XYZ, mọi ước lượng về tính trọng yếu đều lấy theo mức ước lượng cho cả tập đoàn chứ không phải của riêng công ty XYZ. Cụ thể như sau:

Giấy tờ làm việc của kiểm toán viên

(Phần lập kế hoạch tổng quát)

Khách hàng: Tập đoàn VNS Xác định tính trọng yếu

Trên cơ sở xem xét các báo cáo tài chính chưa được kiểm toán của tập đoàn, mức lợi nhuận là rất nhỏ so với quy mô của tập đoàn. Chúng tôi đã xem xét các chỉ tiêu về tổng tài sản, doanh thu, lợi nhuận và các chỉ tiêu khác và thấy rằng chỉ tiêu tổng tài sản là cở sở hợp lý nhất cho việc đánh giá tính trọng yếu.

Cần lưu ý rằng chỉ tiêu tổng tài sản của tập đoàn đã được ghi nhận quá cao so với thực tế do trong đó bao gồm cả những tài sản thuộc nội bộ tập đoàn (những tài sản này phải được loại ra khỏi tổng tài sản). Vì vậy chúng tôi tiến hành điều chỉnh loại những tài sản này ra khỏi tổng tài sản để có cơ sở

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác kiểm toán khoản mục tài sản cố định và công trình xây dựng cơ bản dở dang trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH KPMG việt nam thực hiện (Trang 34 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w