Ở Việt Nam bệnh trầm cảm chiếm 3-6% dân số, trong đó 1/5 ln có tư tưởng tự sát. Đây là bệnh gây mất sức lao động đứng thứ hai trên thế giới và là nguyên nhân của 2/3 trường hợp tự tử.Điều nguy hiểm là do sự mặc cảm hoặc thiếu hiểu biết về căn bệnh này, có đến 60% người mắc bệnh trầm cảm khơng được phát hiện và điều trị trầm cảm thường gặp ở nữ nhiều hơn nam, xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Một cuộc điều tra theo diện hẹp do viện quân y 103 tiến hành cho thấy tỷ lệ trầm cảm ở người già cô đơn trên 60 tuổi là 50%.
Tiến sĩ Trần Viết Nghị, Viện trưởng viện sức khỏe tâm thần, chủ tịch hội tâm thần học Việt nam cho biết, traàm cảm là mộtgtrạng thái rối loạn cảm xúc,giảm khí sắc với các triệu chứng điển hình sau:
+ Khí sắc trầm, buồn, mất sự quan tâm thích thú, giảm tập trung chú ý. Hay do dự. giảm vận động.
+ Giảm tính tư trọng và lịng tự trọng và lịng tự tin, có cảm nghĩ khơng xứng đáng nhìn về tương lai một cách ảm đảm bi quan, có ý tưởng và hành vi tự sát.
+ Thay đổi trọng lượng cơ thể, dế mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, ăn không ngon miệng.
+ Ngồi ra bệnh trầm cảm có thể biểu hiện bằng các triệu chứng thực thể như nhức đầu, đau lung, đau bụng, đau dạ dày, tim đập nhanh vì vậy bạn đừng ngạc nhiên nếu bị đau dạ dày chữa mãi không khỏi mà được các bác sĩ giới thiệu sang khoa tâm thần chỉ cần điều trị khỏi bệnh trầm cảm các triệu chứng kia sẽ tự mất.
- Theo nhiều nghiên cứu khác nhau về dịch tễ học trầm cảm cho thấy tỷ lệ mắc rối loạn trầm cảm trong cộng đồng khoảng từ 3 đến 8%. Đối với các nghiên cứu ở đối tượng đặc biệt như người cao tuổi, phụ nữ sau sinh cho thấy tỷ lệ mắc trầm cảm cao hơn nhiều. Theo Nguyễn Văn Siêm (2010) nghiên cứu tại xã Quất Động, Thường Tín, Hà Tây cho thấy tỷ lệ mắc rối loạn trầm cảm là 8,35% dân số từ 15 tuổi trở lên. Tỷ lệ bênh nhân nữ/nam là 5/1.Tỷ lệ mắc ở độ tuổi 30 – 59 tuổi là 58, 21%, từ 60 tuổi trở lên là 36, 9%. Tỷ lệ mới mắc là 0,48%. Đại đa số bệnh nhân (94,24%) mắc bệnh trên 1 năm. Số mắc bệnh trên 4 năm có tỷ lệ 70,3%. Tính chất tiến triển mãn tính rất rõ rệt (93, 6% là trầm cảm tái diễn). Các giai đoạn trầm cảm đơn độc chiếm 6,3% số ca. Trầm cảm tái diễn có loạn thần tỷ lệ 2,3% và rối loạn cảm xúc lưỡng cực 3,46%. Các yếu tố tâm lý – xã hội theo thứ tự tăng dần: sống độc thân, ly thân, góa bụa, stress cường độ mạnh, đơng con, stress trung bình, bệnh cơ thể. Theo Trần Văn Cường (2001), điều tra dịch tễ 10 bệnh tâm thần tại 8 địa điểm của các vùng sinh thái khác nhau, cho kết quả về tỷ lệ mắc bệnh tâm thần là 12,5%, trong đó rối loạn trầm cảm F 32: 2,47%; rối loạn lo âu F 41:2,27% dân số. Tỷ lệ bệnh nhân khám tại các cơ sở y tế nhà nước là 3,1%; tại các cơ sở y tế tư nhân là 21,9% và số bệnh nhân chưa bao giờ đi khám là 68,5%. Thái độ của gia đình, cộng đồng đối với người mắc bệnh còn xa lánh, hắt hủi chiếm 68,5%. Năm 2000, Trân Việ Nghị và cộng sự đã điều tra dịch tễ 10 bệnh tâm thần tại phường Gia Sàng - thành phố Thái Nguyên cho thấy các thấy các tỷ lệ như sau: bệnh tâm thần phân liệt F20: 0 , 26%; rối loạn trầm cảm F32: 2,6%; rối loạn lo âu F 41: 2,98%. Theo tác giả Hồ Ngọc Quỳnh (2009) nghiên cứu trầm ảm ở sinh viên điều dưỡng và y tế cơng cộng tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ mắc trầm cảm ở sinh viên y tế công cộng lên tới 17,6% ở sinh viên điều dưỡng là 16,5% và liên quan tới một số yếu tố như sự quan tâm của cha mẹ, gắn kết với nhà trường, thành tích học tập, quan hệ xã hội, tự nhận thức về bản thân. Trầm ảm ở đối tượng đặc biệt như phụ nữ sau sinh, theo tác giả Lương Bạch Lan (2009), tỷ lệ măc trầm cảm ở các bà mẹ sau sinh là 11,6%, các yếu tố liên quan làm gia tăng tỷ lệ trầm cảm như thời gian nằm viện của con trên 30 ngày, không khỏe khi mang thai, tử vong sơ sinh. Theo Nguyễn Thị Mỹ Hạn (2008), tỷ lệ mắc trầm cảm ở phụ nữ quanh tuổi mãn kinh tới