IV. Tổng quát về quản trị rủi ro tín dụng
b. Các mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng
4.2.3 Mối quan hệ tương quan giữa cho vay và huy động vốn
Huy động vốn và cho vay có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Huy
động vốn nhằm cung cấp vốn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng và việc cấp tín dụng là cơ sởđể ngân hàng gia tăng quy mô vốn huy động và góp phần tạo ra lợi nhuận bù đắp chi phí trả cho việc sử dụng vốn.
Bảng 9: Phân tích tương quan giữa cho vay và huy động vốn của ACB giai đoạn 2007-2009 ĐVT: ngàn đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng vốn huy động 194.104.000 219.338.000 423.950.000 Dư nợ cho vay 262.770.000 283.874.000 425.943.000 Hiệu suất sử dụng vốn (lần) 1,35 1,29 1,005
Nguồn: Báo cáo cân đối kế toán năm 2007; năm 2008; năm 2009, NHTMCP Á Châu
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy tỉ lệ dư nợ cho vay/ tổng huy động qua 3 năm 2007 2008; 2009 khá ổn định. Tuy nhiên đến năm 2008 thì tỉ lệ này giảm 0,06 lần. Nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ cho vay trên tổng huy động giảm là do trong năm 2008 ACB thực hiện chính sách cho vay thận trọng, “ cho vay an toàn”. Mặt khác, trong năm qua ngân hàng bị hạn chế trong hoạt động cho vay do các chỉ thị của NHNN ban hành như : chỉ thị 03 về hạn chế cho vay cầm cố chứng khoán, chỉ thị
hạn chế cho vay để mua bất động sản. Tuy nhiên tỉ lệ này thấp sẽ giúp cho vấn đề
thanh khoản của ngân hàng tốt hơn, ACB đảm bảo được cân đối trong hoạt động của mình, hạn chế được rủi ro. Do dư nợ tín dụng là tài sản có tính thanh khoản thấp nhất.
Nếu dư nợ tín dụng quá cao, đặc biệt là tỉ lệ nợ quá hạn tăng cao thì sẽ gây khó khăn rất lớn cho ngân hàng trong công tác quản trị thanh khoản. Vì theo hợp
đồng tín dụng vào thời điểm nhất định, ngân hàng sẽ thu về khoản cho vay đến hạn, nhưng khi đó lại không thu về được, gây áp lực thanh khoản của ngân hàng. Ngân hàng không phản ứng kịp với những trường hợp khách hàng rút một số tiền lớn thì có thể gây ra rủi ro thanh khoản.
Tóm lại, qua phân tích về tình hình sử dụng vốn của ACB, ta thấy dư nợ tín dụng của ACB liên tục tăng, trong khi đó tỉ lệ cho vay trên tổng vốn huy động lại giảm. Điều này sẽ tốt cho ngân hàng đối với vấn đề thanh khoản, tuy nhiên lợi nhuận sẽ không đạt ở mức cao. Vì vậy, NH cần phải cân đối giữa lợi nhuận và rủi ro trong vấn đề cho vay. 4.3 Thực trạng và đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Á Châu – An Giang 4.3.1 Thực trạng công tác quản trị rủi ro 4.3.1.1 Tình hình nợ xấu Bảng 10:Phân tích tình hình nợ xấu qua 3 năm ĐVT: ngàn đồng So sánh (+/-) Dư nợ 2007 2008 2009 2008/2007 Tỷ lệ(%) 2009/2008 Tỷ lệ(%) Nhóm 1 260.668.000 281.860.000 421.172.440 21.192.000 8,13% 139.312.440 49,43% Nhóm 2 1.677.662 1.584.601 4.006.200 -93.061 -5,55% 2.421.599 152,82% Nhóm 3 214.404 192.010 491.383 -22.394 -10,44% 299.373 155,9% Nhóm 4 109.934 122.174 143.101 12.240 11,13% 20.927 17,13% Nhóm 5 100.000 115.215 129.876 15.215 15,22% 14.661 12,72% Tổng dư 262.770.000 283.874.000 425.943.000 21.104.000 8,03% 142.069.000 50,05%
nợ Tổng nợ xấu 424.338 429.399 764.360 5.061 1,19% 334.961 78% Nợ chú ý/ TDN 0,64% 0,56% 0,94% -0,08% 0,38% Nợ xấu/ TDN 0,16% 0,15% 0,18% -0,01% 0,03%
Nguồn: : Báo cáo thuyết minh tài chính năm 2007; năm 2008; năm 2009, NHTMCP Á Châu An Giang.
Nợ xấu (năm 2007; 2008 và 2009): là tổng dư nợ thuộc các nhóm từ nhóm 3
đến 5 theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005.
Nợ xấu = Nợ dưới tiêu chuẩn + Nợ nghi ngờ + Nợ có khả năng mất vốn.
Bảng 11: Tỉ trọng dư nợ tín dụng theo nhóm nợ của ACB giai đoạn 2007- 2009
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Dư nợ Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng
Nhóm 1 260.668.000 99,2% 281.860.000 99,29% 421.172.440 98,88% Nhóm 2 1.677.662 0,64% 1.584.601 0,56% 4.006.200 0,94% Nhóm 3 214.404 0,08% 192.010 0,07% 491.383 0,12% Nhóm 4 109.934 0,04% 122.174 0,04% 143.101 0,03% Nhóm 5 100.000 0,04% 115.215 0,04% 129.876 0,03% Tổng dư nợ 262.770.000 100% 283.874.000 100% 425.943.000 100%
Kết quả phân loại nợ trong 3 năm qua cho thấy chất lượng tín dụng ACB – CN An Giang là tương đối tốt mặc dù nợ xấu qua các năm đều tăng nhưng tỷ lệ nợ
xấu trên tổng dự nợ hằng năm đều được giữở mức ổn định trong khoảng từ 0.15 – 0.20 %.
Nhìn chung dư nợ tín dụng có xu hướng tăng qua các năm, nhưng tỉ trọng nợ
xấu gồm nợ dưới tiêu chuẩn (Nhóm 3), nợ nghi ngờ (Nhóm 4) và nợ có khả năng mất vốn (Nhóm 5) hướng tăng giảm qua các năm cũng không khác nhiều. Năm 2007 tỉ
trọng này là 0.16%. Đến năm 2008 tỉ trọng này giảm xuống còn 0.15%. Tuy nhiên, thời điểm cuối năm 2009 Nợ xấu/ TDN của ACB là 0.18%, tuy có cao so với cùng kì năm trước nhưng thấp hơn rất nhiều so với bình quân chung của toàn ngành là 3.5%.
hầu hết đối tượng khách hàng vay. Nhìn chung Nợ Xấu/ TDN của ACB qua các năm
đều thấp hơn rất nhiều so với chuẩn quy định của NHNN là dưới 3%,thấp hơn mức trung bình ngành ước tính trong năm là 2%. Như vậy có thể đánh giá tỉ trọng Nợ
xấu/ Tổng dư nợ của ACB là thấp, đảm bảo ở mức dưới 3% và phù hợp với các tiêu chuẩn về nợ xấu do Ngân hàng Nhà nước quy định. Cũng theo khuyến cáo của Ngân hàng Nhà nước thì tỷ lệ nợ cần chú ý ở mức dưới 7% là chấp nhận được. Theo số
liệu về tỉ lệ nợ cần chú ý/ Tổng dư nợ tại Ngân hàng ACB thì tỉ trọng này cũng có xu hướng giảm mạnh. Năm 2007 là 0.64% và đến năm 2008 tỉ trọng này giảm xuống còn 0.56%.
Từ thực trạng trên cho thấy ngân hàng đã tích cực trong công tác thu hồi nợ
và thẩm định, quản lí chặt chẽ khoản vay. Không chỉ chú trọng đến công tác mở rộng tín dụng biểu hiện qua dư nợ tăng đồng nghĩa doanh số cho vay tăng mà ACB còn quan tâm đến chất lượng tín dụng biểu hiện các tỉ trọng Nợ xấu/ Tổng dư nợ và Nợ
cần chú ý/ Tổng dư nợđều giảm qua các năm. Điều đó cho thấy công tác thẩm định khách hàng trước khi cho vay cũng như quá trình theo dõi thu hồi nợ của ACB là khá tốt và chặt chẽ. Đây là kết quả của việc chuẩn hóa công tác thẩm định, phê duyệt và quản lí hoạt động tín dụng của toàn hệ thống. Tăng trưởng cao, quản lí chi phí tốt và duy trì nợ quá hạn ở mức thấp đã giúp nâng cao lợi nhuận của ngân hàng.
4.3.1.2 Nợ quá hạn
Bảng 12: Phân tích tình hình nợ quá hạn qua 3 năm
ĐVT: ngàn đồng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chỉ tiêu Giá trị So với tổng dư nợ % Giá trị So với tổng dư nợ % Giá trị So với tổng dư nợ % Tổng dư nợ 262.770.000 100% 283.874.000 100% 425.943.000 100% Nợ quá hạn 2.102.000 0,8% 2.014.000 0,71% 4.770.560 1,12%
Nguồn: Báo cáo thuyết minh tài chính năm 2007; năm 2008; năm 2009, NHTMCP ACB
Thực tế cho thấy, hoạt động tín dụng NH ở bất kỳ cơ chế nào cũng đều phát sinh nợ quá hạn. Nợ quá hạn luôn là vấn đềđược các NH đặc biệt quan tâm, bởi vì trong môi trường kinh doanh thì có nhiều nguy cơ rủi ro tiềm ẩn mọi lúc mọi nơi. Hơn nữa hoạt động của NH là hoạt động trên lĩnh vực tiền tệ, có tính nhạy cảm cao và nhiều rủi ro nên vấn đề nợ quá hạn là điều hiển nhiên. Do đó, một nhà quản trị có tài giỏi đến đâu cũng không thể khẳng định rằng ngân hàng mình không có nợ quá hạn. Chính vì thế các ngân hàng luôn tìm mọi biện pháp để phòng ngừa và hạn chế
sự phát sinh nợ quá hạn đến mức thấp nhất.
Theo bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn bình quân qua 3 năm là 0.87%
<1%. Đây là tỷ lệ rất thấp so với các ngân hàng khác nợ quá hạn bình quân là trên
1%. Phần lớn các khỏan NQH đều có khả năng thu hồi là do đuợc đảm bảo bằng tài sản có tính khả mại cao, chủ yếu là bất động sản. Nhìn chung, tình hình nợ quá hạn
tại Ngân Hàng tăng giảm không ổn định qua các năm. Nguyên nhân một phần là do thị trường cạnh tranh, giữa các ngân hàng xảy ra tình trạng mua bán nợ, một phần là do một số khách hàng tuy có uy tín quan hệ tốt với Ngân hàng nhưng bất ngờ tình hình kinh doanh của khách hàng bị thất bại làm cho quá trình trả nợ bị chậm lại, kết quả là nợ quá hạn tăng. Mặc dù nợ quá hạn của Ngân Hàng tăng giảm không ổn định nhưng nếu xem xét về tỷ lệ nợ quá hạn thì vẫn còn dưới mức cho phép của Ngân Hàng.
Năm 2007 tỉ trọng NQH trong tổng dư nợ chiếm 0,8% thì đến năm 2008 tỉ
trọng này giảm còn 0.71%. Mặc dù trong năm 2009 NQH có tăng lên 2.756.560 ngàn
đồng, chiếm 1,12% so với tổng dư nợ nhưng tỉ trọng này <2%, (theo qui định của NH Nhà Nước chỉ được phép có nợ quá hạn trên dư nợ tối đa là 2%). Điều này chứng tỏ chất lượng tín dụng của Ngân hàng chẳng những không giảm mà còn có chiều hướng phát triển tốt hơn. Lý do tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng giảm là do cán bộ tín dụng và ban xử lý nợ của ACB An Giang rất kiên quyết và đã giải quyết các món nợ theo từng bước một cách có hiệu quả, kịp thời ngăn chặn và có biện pháp khắc phục các nợ có vấn đề.
Như vậy trong giai đoạn vừa qua, chất lượng tín dụng tại ACB vẫn khá ổn
định và đã thực hiện tốt trong công tác quản lý nợ quá hạn.
Để hiểu rõ về nợ quá hạn tồn đọng, nguyên nhân phát sinh mới và tình hình nợ quá hạn thu hồi được qua các năm. Bảng số liệu về nợ quá hạn tồn đọng và phát sinh hàng năm sẽ thể hiện các vấn đề trên.
Bảng 13: Nợ quá hạn phát sinh mới, thu hồi và tồn đọng
ĐVT: triệu đồng So sánh 2008/2007 2009/2008 Chỉ Tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tuyệt
đối đốTươi(%) ng Tuyđối ệt đốTươi(%)ng Nợ phát sinh mới 550,0 3.097,3 3.758,3 2.547,3 463,15 661,0 21,34 Nông nghiệp 225,5 1.737,2 2.082,6 1.511,7 670,38 345,4 19,88 Công thương 195,3 907,4 1.158,5 712,2 364,74 251,1 27,67 Tiêu dùng 108,9 375,6 405,2 266,7 244,90 29,6 7,88 Khác 20,4 77,1 112,0 56,8 278,95 34,9 45,26 Nợ Thu hồi 638,0 3.185,3 1.002,4 2.547,3 399,27 -2.183,0 -68,53 Nông nghiệp 260,3 2.396,3 583,6 2.136,0 820,58 -1.812,7 -75,65 Công thương 222,7 587,8 295,6 365,1 163,99 -292,2 -49,71 Tiêu dùng 123,1 135,4 80,9 12,3 9,96 -54,5 -40,25
Khác 31,9 65,8 42,3 33,9 106,32 -23,6 -35,80 Nợ quá hạn tồn đọng 2.102,0 2.014,0 4.770,0 -88,0 -4,19 2.756,0 136,84 Nông nghiệp 1.267,0 607,9 2.106,9 -659,1 -52,02 1.499,0 246,59 Công thương 616,4 936,0 1.798,9 319,6 51,85 862,9 92,19 Tiêu dùng 149,8 390,0 714,3 240,2 160,35 324,3 83,15 Khác 68,8 80,1 149,9 11,3 16,42 69,8 87,09
(Nguồn: bảng cân đối kế toán ACB – CN An Giang năm 2007, 2008, 2009)
Nợ phát sinh mới: Năm 2008 nhưđã phân tích ở trên ngân hàng đã áp dụng các biện pháp thắt chặt tín dụng để phòng ngừa rủi ro nên mức tăng trưởng tín dụng không cao. Tuy nhiên do biến động và ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới
đến sản xuất và tiêu dùng nước ta là rất đáng kể nên dẫn đến tình trạng nợ quá hạn phát sinh mới trong năm tăng rất cao đến 3.097,3 triệu đồng, tăng hơn 450% so với năm 2007. Đa số nợ quá hạn phát sinh mới trong năm 2008 đều thuộc các ngành tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp mà đặc biệt là trồng lúa và nghề nuôi cá cá Tra, cá Basa. Nợ quá hạn của ngành nông nghiệp trong năm 2008 tăng đột biến so với năm 2007, đạt 1.511,7 triệu đồng tăng hơn 670% so với năm 2007. Nông nghiệp là ngành chủ lực của Tỉnh nên một khi sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn thì các ngành sản xuất và dịch vụ phục vụ nông nghiệp cũng ảnh hưởng rất nhiều. Nguyên nhân chính của vấn đề này là do tình hình sản xuất nông nghiệp mà cụ thể là sản xuất lúa gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ, dẫn đến giá lúa khổng ổn định. Giá xuống thấp mỗi khi đến vụ thu hoạch chính do đó nông dân khó tiêu thụđược sản phẩm. Nếu tiêu thụ được thì giá rất thấp. Giá lúa năm 2008 chỉ khoảng 3500đ/kg đây là mức giá rất bất lợi cho người nông dân, lợi nhuận rất ít. Mặt khác giá các loại vật tư nông nghiệp và
đặc biệt là phân bón tăng rất cao trong năm 2008 đã làm cho hoạt động sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn và thiệt hại. Thêm vào đó cuộc khủng hoảng lương thực do tin đồn và đầu cơ kiếm lợi của một số đối tượng về sự thiếu hụt lúa, gạo trong nước xảy ra vào quý 2 năm 2008 đã đẩy giá lúa lên rất cao khoảng 6500đ/kg. Điều này không mang đến lợi ít gì cho người nông dân cả vì khi đó lúa trong nông dân còn rất ít, người được lợi nhất trong chuyện này là các thương lái thu mua lúa, ngược lại người nông dân còn bị thiệt hại về sau này. Vì khi giá lúa tăng cao như vậy các loại cây trồng khác đều bị phá bỏ và chuyển sang trồng lúa, làm diện tích trồng lúa tăng lên đáng kể. Khi đó đã gây nên một áp lực rất lớn về tiêu thụ khi đến mùa thu hoạch lúa. Tình trạng giá lúa xuống thấp khi vào vụ thu hoạch chính lại xảy ra nghiêm trọng hơn, giá lúa lại xuống thấp hơn. Đa phần các nông dân sản xuất lúa đều vay vốn ngân hàng nên khả năng trữ lúa lại đến khi giá lúa tốt hơn mới bán là rất khó để
thực hiện. Các yếu tố trên dẫn đến thu nhập của người nông dân là rất thấp nên không có khả năng trả nợ khi các khoản vay đáo hạn nên nợ quá hạn ngành nông nghiệp trong năm nay tăng đột biến. Ngoài ra nguyên nhân tiếp theo làm nợ quá hạn ngành nông nghiệp tăng cao trong năm 2008 cũng đến từ khó khăn trong khâu tiêu thụ của các hộ nuôi cá Tra, cá Basa. Cũng như trồng lúa, các hộ nuôi cá Tra, cá Basa cũng phải gánh chịu khó khăn do giá thức ăn cho cá tăng cao, làm giá thành sản xuất cá tăng trong khí giá cá bán ra lại giảm và khó tiêu thụ khi vào vụ thu hoạch chính. Do đối với nền kinh tế nước ta nói chung và An Giang nói riêng còn phụ thuộc nhiều
vào nông nghiệp và các ngành có quan hệ mật thiết với nhau nên khi nông nghiệp gặp khó khăn thì các ngành sản xuất và dịch vụ có liên quan tới nông nghiệp cũng gặp khó khăn.
Nợ quá hạn của ngành công thương năm 2008 là 904,7 triệu đồng tăng 712,2
triệu tương đương tăng gần 365% so với năm 2007. Nguyên nhân của vấn đề trên là do năm 2008 các doanh nghiệp chế biến lương thực gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ và xuất khẩu do đó khách hàng bịứng đọng, chiếm dụng vốn do không tiêu thụ được sản phẩm. Cụ thể là các doanh nghiệp chế biến nếp. Nếp là một loại nông sản bề ngoài cũng gần giống như lúa nhưng do đặc tính dẻo hơn lúa nên nếp không dùng làm lương thực hàng ngày mà thường dùng làm để chế biến các loại bánh. Thị
trường xuất khẩu chủ yếu của nếp là Ấn Độ và các nước Á Rập. Nếp sau khi thu hoạch người nông dân không tiến hành phơi, sấy như lúa mà bán trực tiếp cho các doanh nghiệp chế biến tiến hành thu mua và sấy, sau đó chế biến và xuất khẩu. Nhưng đến giữa năm 2008 khi các doanh nghiệp chế biến đã tiến hành thu mua và chế biến nếp nhưng thị trường xuất khẩu lại gặp khó khăn và không xuất khẩu được.