IV. Tổng quát về quản trị rủi ro tín dụng
b. Các mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng
4.3.1.3.2 Các chỉ tiêu khác
Bảng 15: Phân tích các chỉ tiêu khác đánh giá rủi ro tín dụng taị ACB An Giang
ĐVT: ngàn đồng
Chỉ tiêu Quy định/
Thông lệ Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1. Hệ số an toàn vốn tối thiểu >8% 8,6% 12,4% 9,7%
2. Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử
dụng để cho vay trung dài hạn < 40% 0% 0% 0%
3. Tổng dư nợ 262.770.000 283.874.000 425.943.000
4. Tổng huy động 194.104.000 219.338.000 423.950.000
5. Lợi nhuận trước thuế 13.543.000 16.627.000 25.502.454
6. Tổng tài sản có - 345.852.000 378.673.000 591.479.000
7. Lợi nhuận trước thuế/tổng TSC - 3,92% 4,39% 4,31%
8. Tổng dư nợ/ Tổng TSC 70% - 80% 75,98% 74,97% 72,01%
9. Tổng huy động / Tổng TSC 70% - 80% 56,12% 57,92% 71,68%
10. Mức độ rủi ro tín dụng < 2% 0,8% 0,71% 1,12%
* Về hệ số an toàn vốn tối thiểu
Dựa vào bảng số liệu ta thấy hệ số an toàn vốn tối thiểu của ACB đều lớn hơn 8% theo quy định của NHNN. Hệ số an tòan vốn của ACB tính đến ngày 31/12/2008 là 12,4%, tăng 44,19% so với năm 2007( 8,6%). Năm 2009 hệ số an toàn vốn giảm 2,7% so với năm 2008 tuy vậy hệ số CAR vẫn đảm bảo quy định NHNN 9,7% > 8%.
Điều đó cho thấy hệ số an toàn vốn tối thiểu của ACB nằm trong mức an toàn cao thể hiện sự chủđộng của ngân hàng trong vấn đề cân đối giữa rủi ro và lợi nhuận mà vẫn đảm bảo nguyên tắc thận trọng cần thiết. Và điều này chứng tỏ ACB đã có chính sách kiểm soát chất tín dụng tốt. Theo quy chế xếp loại các tổ chức tín dụng cổ phần và theo các tiêu chí CAMEL, ACB là một ngân hàng lành mạnh luôn xếp loại A trong nhiều năm liền.
* Về lợi nhuận trước thuế/TSC
Năm 2007 lợi nhuận trước thuế/TSC tăng nhẹ lên 3,92% và đến năm 2008 là 4,39%. Điều đó cho thấy hoạt động kinh doanh của ACB là khá tốt, cứ bình quân 1
đồng TSC thì lợi nhuận trước thuế tạo ra tăng qua các năm. Năm 2009 Lợi nhuận trước thuế/TSC giảm còn 4,31% nhưng trong điều kiện kinh tế khó khăn, suy thoái kinh tế toàn cầu thì tỉ lệ này là nguồn động viên cũng như khích lệ quá trình phấn
đấu của toàn ngân hàng ACB.
Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng cũng như khả năng thu hồi nợ của Ngân Hàng, giúp ta đánh giá chính xác thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân Hàng.
Đánh giá chung qua quá trình phân tích cho thấy hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng trong thời gian qua có nhiều chuyển biến tốt đẹp, quy mô tín dụng ngày càng
được mở rộng, chất lượng nghiệp vụ tín dụng luôn được đảm bảo, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợở mức thấp. Trong thời gian tới Ngân Hàng cần tiếp tục phát huy hơn nữa điểm mạnh của mình về huy động vốn, cho vay trong lĩnh vực ngắn hạn cũng như tìm các biện pháp mở rộng hoạt động dịch vụ,… để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân Hàng.