Tình hình hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp á châu – an giang (Trang 53 - 88)

IV. Tổng quát về quản trị rủi ro tín dụng

b. Các mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng

4.2.2 Tình hình hoạt động tín dụng

Có thể nói rằng các sản phẩm tín dụng mà ACB cung cấp rất phong phú, nhất là dành cho khách hàng cá nhân. ACB là ngân hàng đi đầu trong hệ thống ngân hàng Viêt Nam cung cấp các loại tín dụng cho cá nhân như: cho vay trả góp mua nhà, nền nhà, sữa chữa nhà; cho vay sinh hoạt tiêu dùng; cho vay tín chấp dựa trên thu nhập người vay, cho vay du học, v.v... Trước khi đi sâu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ACB chúng ta sẽ xem xét phân tích về cơ cấu cho vay và chất lựơng tín dụng trong thời gian qua

4.2.2.1 Tình hình dư nợ tín dụng theo kỳ hạn vay

Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của một ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Mức dư nợ ngắn hạn cũng như trung dài hạn đều phụ thuộc vào mức huy động vốn của ngân hàng. Nếu nguồn vốn huy động tăng thì mức dư nợ sẽ

tăng và ngược lại.

Chỉ tiêu dư nợ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt

động của ngân hàng. Dư nợ của ngân hàng tỷ lệ nghịch với DSTN và tỷ lệ thuận với DSCV, điều đó có ý nghĩa là công tác thu nợ đạt hiệu quả bao nhiêu thì số dư nợ

càng ít bấy nhiêu. Dư nợ cho chúng ta biết được NH còn phải thu bao nhiêu nữa từ

KH vay vốn. Hiện tại, ngân hàng TMCP Á Châu – An Giang chỉ cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn trong đó cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn.

Bảng 5: Phân tích tình hình dư nợ tín dụng theo kỳ hạn vay của ACB giai đoạn 2007-2009

ĐVT: ngàn đồng

Số tiền trọTng ỉ Số tiền trọTng ỉ Số tiền trTọng ỉ Ngắn hạn 195.277.000 74,31% 212.318.000 74,79% 302.286.000 70,97% Trung và dài hạn 67.493.000 25,69% 71.556.000 25,21% 123.657.000 29,03% Tổng cộng 262.770.000 283.874.000 425.943.000 0 100.000.000 200.000.000 300.000.000 400.000.000 500.000.000 2007 2008 2009

Biu đồ 3: Dư n cho vay theo k hn

Ngắn hạn Trung và dài hạn Tổng

Với phương châm mở rộng hoạt động tín dụng, tăng dư nợ nhằm thúc đẩy nền kinh tếđịa phương phát triển, trong những năm qua doanh số cho vay của Ngân Hàng liên tục tăng lên góp phần làm cho tổng dư nợ cũng có sự gia tăng đáng kể. Từ

sự tăng trửơng ổn định trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng cho thấy trong thời gian qua ngân hàng luôn có lượng khách hàng thường xuyên, ổn định và đã thu hút thêm được khách hàng mới.

Nhìn chung dư nợ ngắn hạn, trung và dài hạn tăng qua các năm nhưng trong

đó tỉ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn cao hơn so với tỉ trọng dư nợ tín dụng trung và dài hạn. Trong năm 2007 và 2008 tỉ trọng dư nợ ngắn hạn chiếm trung bình khoảng 74% cao hơn so với tỉ trọng dư nợ trung và dài hạn trung bình chỉ khoảng 25%. Có thể lí giải vì sao trong 2 năm này ACB lại tập trung vào cho vay ngắn hạn như vậy là vì về khía cạnh thời hạn thì những món vay có thời hạn càng dài thì càng ẩn chứa nhiều rủi ro. Cho nên ACB luôn có xu hướng dịch chuyển tăng tỉ trọng nợ vay ngắn hạn để mau thu hồi, quay vòng vốn nhanh đặc biệt là trong điều kiện kinh tế phát triển nhanh, có nhiều biến động và cạnh tranh như hiện nay.

Mặc dù, dư nợ cho vay trung và dài hạn năm 2009 có xu hướng tăng cao nhưng chênh lệch tỷ trọng giữa cho vay ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn vẫn còn rất lớn. Cho vay ngắn hạn chiếm 70,97% trong tổng dư nợ cho vay, còn lại là cho vay trung, dài hạn. Đó là do tính đặc thù của tỉnh An Giang là tỉnh nông nghiệp. Các

hộ nông dân có đất sản xuất nhưng diện tích không nhiều, cho dù có nhiều đất nhưng phần lớn họ chỉ dùng vào sản xuất lúa là chính, chưa dám mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực mới như chăn nuôi bò sữa, tôm, cá, ... đồng thời về phía ngân hàng cũng rất thận trọng cho vay trung và dài hạn đối với các hộ nông dân vì rủi ro cao do thời hạn vay dài, giá cả và thị trường tiêu thụ chưa ổn định, và đặt biệt kinh nghiệm và kiến thức quản lý, sản xuất của nông dân còn kém. Ngân Hàng, không cho vay theo số lượng, tiến hành sàng lọc thật kỹ khách hàng trước khi quyết định cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân Hàng.

Bảng 6:So sánh dư nợ cho vay theo kỳ hạn

Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Chỉ tiêu Cho vay

Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tươđống i

Ngắn hạn 17.041.000 8,73% 89.968.000 42,37%

Trung và dài hạn 4.063.000 6,02% 52.101.000 72,81%

Tổng cộng 21.104.000 8,03% 142.069.000 50,05%

Năm 2008 được đánh giá là năm khó khăn cho các ngân hàng thương mại: khủng hoảng tài chính toàn cầu, lạm phát tăng cao, chính sách thắt chặt tiền tệ….đã làm ảnh hưởng đến hoạt động sử dụng vốn của ACB. Chính vì vậy tổng dư nợ của ACB trong năm 2008 chỉ tăng nhẹ 8.03% so với năm 2007, và đến năm 2009 đã bình

ổn lại nền kinh tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2009 tăng đến 50,05%, đó cũng là sự nỗ lực, phấn đấu của toàn thể ngân hàng ACB.

4.2.2.2 Tình hình dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế

Bảng 7: Dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế của ACB giai đoạn 2007-2009 ĐVT: ngàn đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền trọTng ỉ Số tiền trọTng ỉ Số tiền trTọng ỉ Cá nhân 196.833.000 74,91% 210.634.000 74,2% 240.437.000 56,45% Doanh nghiệp 65.937.000 25,09% 73.240.000 25,8% 185.506.000 43,55% Tổng cộng 262.770.000 283.874.000 425.943.000

Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Chỉ tiêu Cho vay

Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương

đối

Cá nhân 13.801.000 7,01% 29.803.000 14,15%

Doanh nghiệp 7.303.000 11,08% 112.266.000 153,29%

Tổng cộng 21.104.000 8,03% 142.069.000 50,05%

Biểu đồ 4: Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế

196.833.000 210.634.000 240.437.000 65.937.000 73.240.000 185.506.000 0 50.000.000 100.000.000 150.000.000 200.000.000 250.000.000 300.000.000 2007 2008 2009

Cá nhân Doanh nghiệp

Qua bảng trên ta có thể thấy tình hình hoạt động của ngân hàng là rất khả

quan. Khách hàng của ngân hàng được mở rộng và phát triển đến mọi thành phần kinh tế. Trong đó, khách hàng là cá nhân được xem là khách hàng truyền thống và chiểm ưu thế hơn hẳn so với các thành phần kinh tế khác, bình quân cho vay đối với khách hàng cá nhân chiếm hơn khoảng 50% qua các năm. Và đây cũng chính là lượng khách hàng mang lại thu nhập tín dụng cho ACB nhiều nhất. Cụ thể năm 2008 tăng 13.801 triệu đồng so với năm 2007, sang năm 2009 mức tăng đó đạt 240.437 triệu đồng tức tăng 14,15% so với năm 2008. Bên cạnh đó, với chủ trương đẩy mạnh cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa nên dư nợđối với doanh nghiệp cũng tăng trưởng cụ thể là năm 2009 đạt 153,29% so với năm 2008. Có thể nói trong những năm qua Ngân Hàng Á Châu đã nắm bắt được xu thế phát triển chung. Vận dụng các nghiệp vụ và điều kiện cho phép, ngân hàng đã tận dụng được nguồn lực tự

có và phần vốn huy động của các tổ chức kinh tế và dân cư nhằm mang lại hiệu quả

cao. Để có được kết quả này ngoài sự lãnh đạo sáng suốt của ban giám đốc, các trưởng phó phòng phải kểđến sự nỗ lực của các cán bộ tín dụng. Đặc biệt là các cán bộ tín dụng đã làm tốt công tác của mình, vì thái độ phục vụ của nhân viên ảnh

hưởng rất lớn đến việc tạo nguồn vốn cũng như sử dụng vốn của ngân hàng. Từđó tạo thêm uy tín cho ngân hàng đối với khách hàng.

4.2.2.3 Tình hình dư nợ tín dụng theo ngành nghề kinh doanh

Bảng 8: Dư nợ tín dụng theo ngành nghề kinh doanh của ACB giai đoạn 2007-2009 ĐVT: ngàn đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Ttrỉọng Số tiền trTỉọng Số tiền Ttrỉọng Nông nghiệp 115.346.000 43,9% 120.551.000 42,47% 106.687.000 25,05% Công thương 80.409.000 30,6% 87.254.000 30,73% 225.689.000 52,99% Tiêu dùng 53.699.000 20,44% 61.739.000 21,75% 80.145.450 18,81% Khác 13.316.000 5,06% 14.330.000 5,05% 13.421.550 3,15% Tổng cộng 262.770.000 283.874.000 425.943.000 0 50.000.000 100.000.000 150.000.000 200.000.000 250.000.000 2007 2008 2009

Biểu đố 5: Dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh

Nông nghiệp Công thương Tiêu dùng Khác

Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Chỉ tiêu Cho vay

Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tươđống i

Công thương 6.845.000 8,51% 138.435.000 158,66%

Tiêu dùng 8.040.000 14,97% 18.406.450 29,8%

Khác 1.014.000 7,6% -908.450 -6,34%

Tổng cộng 21.104.000 8,03% 142.069.000 50,05%

Nhìn chung tình hình dư nợở mỗi loại hình cho vay đều gia tăng theo thời gian., trong đó mức tăng và chiếm tỷ lệ cao là loại hình nông nghiệp trong 2 năm liền 2007, 2008 nhưng đến năm 2009 thì loại hình này giảm nhẹ còn 25,05% trên tổng dư

nợ. Năm 2007 dư nợ nông nghiệp đạt 115.346 triệu đồng chiếm tỷ trọng 43,9% trong tổng dư nợ sang năm 2008 dư nợ đạt 120.551 triệu đồng tăng 4,51% so với năm 2007. Nguyên nhân là do ngân hàng liên tục cải tiến để thỏa mãn nhu cầu khách hàng, hơn nữa do khách hàng của ACB An Giang phần đông là hộ nông dân bên cạnh đó ngân hàng cũng bám sát tình hình kinh tế thực tế tại địa phương đểđưa đồng vốn mình vào đấu tư. Năm 2008, dư nợ cho vay phục vụ nông nghiệp là 120.551 triệu đồng, chiếm 42,47% tổng dư nợ. Năm 2009 so với năm 2008 thì dư nợ trong nông nghiệp giảm 13.864 triệu đồng. Nguyên nhân là do năm 2009 tỷ trọng dư nợ

Công thương nghiệp trên tổng dư nợ tăng 22,26% so với năm 2008, chênh lệch 158,66% tức khoảng 138.435 triệu đồng.

Qua bảng số liệu cho thấy tình hình dư nợ tiêu dùng và công thương tăng dần qua 3 năm. Nguyên nhân là do DSCV của tiêu dùng qua các năm luôn cao hơn DSTN, tình hình thu nhập và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ổn định, có bước phát triển vì thế dư nợ của các lĩnh vực này tăng lên. Mặt khác, không ngừng kể đến sự tích cực của ban lãnh đạo ngân hàng trong việc xâm nhập, mở rộng quy mô.

4.2.3 Mi quan h tương quan gia cho vay và huy động vn

Huy động vốn và cho vay có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Huy

động vốn nhằm cung cấp vốn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng và việc cấp tín dụng là cơ sởđể ngân hàng gia tăng quy mô vốn huy động và góp phần tạo ra lợi nhuận bù đắp chi phí trả cho việc sử dụng vốn.

Bảng 9: Phân tích tương quan giữa cho vay và huy động vốn của ACB giai đoạn 2007-2009 ĐVT: ngàn đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng vốn huy động 194.104.000 219.338.000 423.950.000 Dư nợ cho vay 262.770.000 283.874.000 425.943.000 Hiệu suất sử dụng vốn (lần) 1,35 1,29 1,005

Nguồn: Báo cáo cân đối kế toán năm 2007; năm 2008; năm 2009, NHTMCP Á Châu

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy tỉ lệ dư nợ cho vay/ tổng huy động qua 3 năm 2007 2008; 2009 khá ổn định. Tuy nhiên đến năm 2008 thì tỉ lệ này giảm 0,06 lần. Nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ cho vay trên tổng huy động giảm là do trong năm 2008 ACB thực hiện chính sách cho vay thận trọng, “ cho vay an toàn”. Mặt khác, trong năm qua ngân hàng bị hạn chế trong hoạt động cho vay do các chỉ thị của NHNN ban hành như : chỉ thị 03 về hạn chế cho vay cầm cố chứng khoán, chỉ thị

hạn chế cho vay để mua bất động sản. Tuy nhiên tỉ lệ này thấp sẽ giúp cho vấn đề

thanh khoản của ngân hàng tốt hơn, ACB đảm bảo được cân đối trong hoạt động của mình, hạn chế được rủi ro. Do dư nợ tín dụng là tài sản có tính thanh khoản thấp nhất.

Nếu dư nợ tín dụng quá cao, đặc biệt là tỉ lệ nợ quá hạn tăng cao thì sẽ gây khó khăn rất lớn cho ngân hàng trong công tác quản trị thanh khoản. Vì theo hợp

đồng tín dụng vào thời điểm nhất định, ngân hàng sẽ thu về khoản cho vay đến hạn, nhưng khi đó lại không thu về được, gây áp lực thanh khoản của ngân hàng. Ngân hàng không phản ứng kịp với những trường hợp khách hàng rút một số tiền lớn thì có thể gây ra rủi ro thanh khoản.

Tóm lại, qua phân tích về tình hình sử dụng vốn của ACB, ta thấy dư nợ tín dụng của ACB liên tục tăng, trong khi đó tỉ lệ cho vay trên tổng vốn huy động lại giảm. Điều này sẽ tốt cho ngân hàng đối với vấn đề thanh khoản, tuy nhiên lợi nhuận sẽ không đạt ở mức cao. Vì vậy, NH cần phải cân đối giữa lợi nhuận và rủi ro trong vấn đề cho vay. 4.3 Thực trạng và đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Á Châu – An Giang 4.3.1 Thc trng công tác qun tr ri ro 4.3.1.1 Tình hình nợ xấu Bảng 10:Phân tích tình hình nợ xấu qua 3 năm ĐVT: ngàn đồng So sánh (+/-) Dư nợ 2007 2008 2009 2008/2007 Tỷ lệ(%) 2009/2008 Tỷ lệ(%) Nhóm 1 260.668.000 281.860.000 421.172.440 21.192.000 8,13% 139.312.440 49,43% Nhóm 2 1.677.662 1.584.601 4.006.200 -93.061 -5,55% 2.421.599 152,82% Nhóm 3 214.404 192.010 491.383 -22.394 -10,44% 299.373 155,9% Nhóm 4 109.934 122.174 143.101 12.240 11,13% 20.927 17,13% Nhóm 5 100.000 115.215 129.876 15.215 15,22% 14.661 12,72% Tổng dư 262.770.000 283.874.000 425.943.000 21.104.000 8,03% 142.069.000 50,05%

nợ Tổng nợ xấu 424.338 429.399 764.360 5.061 1,19% 334.961 78% Nợ chú ý/ TDN 0,64% 0,56% 0,94% -0,08% 0,38% Nợ xấu/ TDN 0,16% 0,15% 0,18% -0,01% 0,03%

Nguồn: : Báo cáo thuyết minh tài chính năm 2007; năm 2008; năm 2009, NHTMCP Á Châu An Giang.

Nợ xấu (năm 2007; 2008 và 2009): là tổng dư nợ thuộc các nhóm từ nhóm 3

đến 5 theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005.

Nợ xấu = Nợ dưới tiêu chuẩn + Nợ nghi ngờ + Nợ có khả năng mất vốn.

Bảng 11: Tỉ trọng dư nợ tín dụng theo nhóm nợ của ACB giai đoạn 2007- 2009

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Dư nợ Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng

Nhóm 1 260.668.000 99,2% 281.860.000 99,29% 421.172.440 98,88% Nhóm 2 1.677.662 0,64% 1.584.601 0,56% 4.006.200 0,94% Nhóm 3 214.404 0,08% 192.010 0,07% 491.383 0,12% Nhóm 4 109.934 0,04% 122.174 0,04% 143.101 0,03% Nhóm 5 100.000 0,04% 115.215 0,04% 129.876 0,03% Tổng dư nợ 262.770.000 100% 283.874.000 100% 425.943.000 100%

Kết quả phân loại nợ trong 3 năm qua cho thấy chất lượng tín dụng ACB – CN An Giang là tương đối tốt mặc dù nợ xấu qua các năm đều tăng nhưng tỷ lệ nợ

xấu trên tổng dự nợ hằng năm đều được giữở mức ổn định trong khoảng từ 0.15 – 0.20 %.

Nhìn chung dư nợ tín dụng có xu hướng tăng qua các năm, nhưng tỉ trọng nợ

xấu gồm nợ dưới tiêu chuẩn (Nhóm 3), nợ nghi ngờ (Nhóm 4) và nợ có khả năng mất vốn (Nhóm 5) hướng tăng giảm qua các năm cũng không khác nhiều. Năm 2007 tỉ

trọng này là 0.16%. Đến năm 2008 tỉ trọng này giảm xuống còn 0.15%. Tuy nhiên, thời điểm cuối năm 2009 Nợ xấu/ TDN của ACB là 0.18%, tuy có cao so với cùng kì năm trước nhưng thấp hơn rất nhiều so với bình quân chung của toàn ngành là 3.5%.

hầu hết đối tượng khách hàng vay. Nhìn chung Nợ Xấu/ TDN của ACB qua các năm

đều thấp hơn rất nhiều so với chuẩn quy định của NHNN là dưới 3%,thấp hơn mức trung bình ngành ước tính trong năm là 2%. Như vậy có thể đánh giá tỉ trọng Nợ

xấu/ Tổng dư nợ của ACB là thấp, đảm bảo ở mức dưới 3% và phù hợp với các tiêu chuẩn về nợ xấu do Ngân hàng Nhà nước quy định. Cũng theo khuyến cáo của Ngân

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp á châu – an giang (Trang 53 - 88)