Quy trình cho vay

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp á châu – an giang (Trang 35 - 88)

IV. Tổng quát về quản trị rủi ro tín dụng

3.6Quy trình cho vay

b. Các mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng

3.6Quy trình cho vay

Qui trình cho vay bao gồm 15 bước cơ bản về nguyên tắc có những tác nghiệp không giống nhau giữa việc thực hiện cho vay ngắn hạn và việc thực hiện cho vay trung và dài hạn, nhưng các bước thực hiện đều theo 15 trình tự sau:

Bước 1: Hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiếp nhận hồ sơ

Tại sở giao dịch/các chi nhánh , khách hàng có nhu cầu vay vốn sẽ được tiếp nhận và hướng dẫn thủ tục vay vốn.

1. Với khách hàng doanh nghiệp tại Phòng Khách hàng doanh nghiệp 2. Với khách hàng cá nhân tại Phòng khách hàng cá nhân

Nhân viên ACB sẽ thực hiện theo phân công

1. Hướng dẫn thủ tục, điều kiện và các loại giấy tờ cần thiết về công việc vay vốn, được thực hiện bởi: Nhân viên quản lí và phát triển khách hàng (A/O) và Nhân viên dịch vụ tín dụng (Loan CSR)

2. Đánh dấu vào những khoản mục khách hàng cần nộp và giao cho khách hàng

Bước 2: Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình

Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn từ khách hàng hàng hoặc từ Loan CSR được phân nhân viên quản lí và phát triển khách hàng (A/O) tiến hành:

1. Gửi hồ sơ tài sản đảm bảo cho nhân viên định giá tài sản (A/A) để định giá tài sản thế chấp, cầm cố, A/A thẩm định tài sản đảm bảo và lập tờ trình thẩm định tài sản đảm bảo.

2. Tiến hành thẩm định khách hàng và lập tờ trình thẩm định khách hàng

3. Gửi cho trưởng phòng phân tích tín dụng đề nghị hỗ trợ phân tích, nhân viên phân tích tín dụng C/A thực hiện phân tích và lập tờ trình phân tích tín dụng.

4. Nhân viên C/A thực hiện phân tích và lập tờ trình

Bước 3: Quyết định cho vay và thông báo kết quả cho khách hàng

1. Quyết định cho vay

a. Sau khi lập tờ trình thẩm định khách hàng, A/O trình cấp có thẩm quyền xem xét và kí vào tờ trình thẩm định khách hàng

b. Sau khi tờ trình thẩm định khách hàng đã được cấp có thẩm quyền thông qua, A/O hoặc C/A tiến hành sao (Photo) hồ sơ gửi cho thư kí ban tín dụng / hội đồng tín dụng để gửi đến các thành viên ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng trình được lưu theo

đúng quy định về nội quy làm việc của ban tín dụng/ hội đồng tín dụng 2. Thông báo kết quả cho khách hàng

Tối đa hai ngày làm việc kể từ ngày ban tín dụng/ hội đồng tín dụng ra quyết

định cho vay hoặc không cho vay , A/O hoặc Loan CSR phải thông báo kết quả cho khách hàng.

a. Trường hợp đồng ý cho vay thông báo cho khách hàng bằng văn bản thư

báo cho vay

b. Trường hợp không đồng ý cho vay thông báo cho khách hàng thư báo từ

chối cho vay

Bước 4: Hoàn tất thủ tục pháp lí về tài sản đảm bảo nợ vay

a. Căn cứ vào kết quả phê duyệt cho vay của ban tín dụng/ hội đồng tín dụng, A/O chuyển giao toàn bộ hồ sơ cho Loan CSR để chuẩn bị hồ sơ giải ngân

b.Loan CSR chuyển hồ sơ tài sản đảm bảo kèm phúc đáp thông báo kết quả xét duyệt khoản vay cho nhân viên pháp lí chứng từ và quản lí tài sản LDO. LDO chịu trách nhiệm hoàn tất các thủ tục pháp lí về tài sản đảm bảo cho khoản vay

Bước 5: Nhận và quản lí tài sản đảm bảo

Khi khách hàng hoàn tất thủ tục pháp lí chứng từ về tài sản đảm bảo nợ

vay,LDO tiến hành thủ tục nhận và quản lí tài sản thế chấp, cầm cố,

Bước 6: Lập hợp đồng tín dụng/khếước nhận nợ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Khi khách hàng có nhu cầu rút tiền vay, căn cứ vào nhu cầu thực tế của khách hàng và nội dung phê duyệt của ban trưởng tín dụng/ hội đồng tín dụng đã

được thực hiện hoàn tất, Loan CSR tiền hành soạn hợp đồng tín dụng/khế ước nhận nợ

- Hợp đồng tín dụng/khếước nhận nợđược lập thành 03 bản (ACB giữ 02 bản, khách hàng giữ 01 bản)

- Nếu hợp đồng được sử dụng để đi công chứng hợp đồng tín dụng /khế ước nhận nợđược thành lập bốn bản (ACB giữ 02 bản, khách hàng giữ 01 bản, cơ quan công chứng giữ 01 bản)

b. Hợp đồng tín dụng/ khế ước nhận nợ sau khi đã soạn xong, Loan CSR chuyển cho khách hàng và bên có liên quan kí, sau đó trình cấp có thẩm quyền kí

Bước 7: Tạo tài khoản vay và giải ngân

- Căn cứ hợp đồng tín dụng/khếước nhận nợ, Loan CSR chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục tạo tài khoản vay thích hợp cho khách hàng

- Sau khi tài khoản vay đã có đầy đủ các thông tin và nối kết về tài sản đảm bảo, Loan CSR phối hợp với nhân viên kiểm soát hiệu lực hóa khoản vay. Sau đó nhân viên giao dịch tài khoản thực hiện giải ngân.

Bước 8: Lưu trữ hồ sơ

Bước 9: Kiểm tra theo dõi khoản vay-thu gốc và lãi vay

1. Theo dõi quá trình trả lãi, vốn và đôn đốc thu hồi nợ (gốc và lãi)

a.A/O và/hoặc Loan CSR thường xuyên theo dõi tình hình trả nợ, kì hạn nợ của khách hàng thông qua màn hình TCBS hoặc bản kê các khoản nợ gốc, lãi vay đến hạn phát sinh trước 05 ngày

c. A/O và /hoặc Loan CSR nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ, và đề xuất ý kiến xử lí khi nhận thấy khách hàng có dấu hiệu bất ổn trong thanh toán hoặc có những thay đổi làm ảnh hưởng đến khoản vay

d. Khi hợp đồng tín dụng có quy định về việc thay đổi lãi suất, Loan CSR lập thông báo việc thay đổi và thời gian thay đổi lãi suất cho khách hàng.

2. Kiểm tra thường xuyên tình hình hoạt động của khách hàng

a.A/O phải kiểm tra thường xuyên việc sử dụng vốn vay và tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, thu nhập, công nợ của khách hàng

b.Nếu khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích và/hoặc nếu tình hình hoạt động ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ của khách hàng, A/O lập tờ trình báo cáo và đề xuất hướng xử lí trình cấp có thẩm quyền xem xét và kí vào tờ trình. Sau

đó sao (photo) gửi cho thư kí ban tín dụng/ hội đồng tín dụng để gửi đến các thành viên

3. Kiểm tra đánh giá lại tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh

a.A/A phối hợp với A/O tiến hành đánh giá lại hiện trạng và giá trị tài sản đảm bảo nợ vay cho ngân hàng

- Đối với bất động sản: việc đánh giá lại tài sản đảm bảo được thực hiện 12 tháng/lần

- Đối với động sản việc đánh giá lại tài sản đảm bảo được thực hiện 6 tháng/lần b.A/A lập biên bản kiểm tra

Bước 10: Tái đánh giá các dự án trung/dài hạn đã tài trợ

a. Thực hiện việc tái thẩm định là nhằm vào mục đích cập nhật chính xác và kịp thời các thông tin của khách hàng về việc đảm bảo sử dụng vốn va y đúng mục

đích, khả năng hoàn trả nợ vay, cũng như hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra b. Thời gian thực hiện tái thẩm định khi có yêu cầu

c. Nộidung tái thẩm định giống như thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình nêu trên

d. A/O, A/A, và hoặc Loan CSR chịu trách nhiệm thực hiện việc tái đánh giá và phải lập tờ trình thẩm định để trình ban tín dụng/hội đồng tín dụng

Bước 11: Cơ cấu lại thời hạn trả nơ

Bước 12: Chuyển nợ quá hạn

a. Trong các trường hợp sau (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đến hạn trả nợ khách hàng không trả đủ nợđến hạn phải trả và không được

đồng ý gia hạn/ điều chỉnh kì hạn nợ

- Có quyết định thu hồi nợ trước hạn nhưng trong vòng 30 ngày khách hàng vẫn không thanh toán đủ nợ vay

b. A/O lập tờ trình thẩm định khách hàng về việc xét duyệt chuyển nợ quá hạn trình cấp có thẩm quyền

c. Căn cứ vào phê duyệt của cấp có thẩm quyền, Loan CSR thực hiện chuyển nợ quá hạn trên TCBS

d. Loan CSR lập thư báo cho khách hàng về việc chuyển nợ quá hạn, đồng thời lập biên bản bàn giao hồ sơ vay cho công ty quản lí nợ và khai thác tài sản ngân hàng Á Châu ACBA hoặc bộ phận xử lí nợđể theo dõi, khởi kiện thu nợ vay.

Bước 13: Khởi kiện thu hồi nợ xấu

Căn cứ vào hồ sơ khách hàng vay nợ quá hạn do Loan CSR chuyển sang, ACBA/bộ phận xử lí nợ thực hiện thu hồi nợ theo đúng qui định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của ACBA/bộ phận xử lí nợ

Bước 14: Miễn, giảm lãi

Bước 15: Thanh lí tất toán khoản vay

1. Thanh lí đúng hạn

a. Hồ sơ vay được thanh lí khi khách hàng thanh toán đầy đủ vốn vay, lãi vay và các chi phí khác có liên quan. Teller thu vốn, lãi, phí, phạt …lần cuối trên tài khoản vay của khách hàng.

b. Loan CSR kiểm tra lại quá trình thanh toán của của khách hàng trên tất cả số

dư( vốn, lãi, phí, phạt…) cũng như các khoản phải thu trên tài khoản vay này để xác

định xử lí tất toán khoản vay

c. Khi khách hàng có đề nghị giải chấp tài sản, Loan CSR tiếp nhận và kiểm tra các dư nợ của khách hàng và làm giấy đề nghị giải chấp tài sản và trình cấp có thẩm quyền kí duyệt

d. LDO sau khi nhận được đền ghị giải chấp tiến hành làm thủ tục giải chấp tài sản thế chấp.

2. Thanh lí trước hạn

a.Loan CSR tiếp nhận đơn yêu cầu thanh lí trước hạn của khách hàng, trình cấp có thẩm quyền kí duyệt và tính toán, điều chỉnh và nhập lãi, phí, lãi phạt….tùy theo sản phẩm cho vay(nếu có)vào tài khoản vay trên TCBS.

b.Teller thực hiện thanh lí tài khoản vay

3.7 Tình hình hoạt động kinh doanh của ACB trong giai đoạn 2007 – 2009.

3.7.1 Tình hình huy động vốn

- Vốn huy động là nguồn vốn rất quan trọng trong tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng. Qui mô nguồn vốn huy động càng lớn thì khả năng hoạt động của ngân hàng càng lớn, ACB-AG huy động vốn ngày càng mở rộng dưới hình thức ngắn hạn, trung và dài hạn nhận tiền gửi từ các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và các đối tượng khác bằng VNĐ, ngoại tệ, và vàng qua các hình thức tiền gửi thanh toán, tiệt kiệm, tạo sự thuận tiện lựa chọn cho khách hàng chưa dự tính chính xác được thời điểm phải sử dụng tiền trong tương lại gần.

- Đểđẩy mạnh công tác huy động vốn, ngân hàng đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp và công cụ cần thiết mà pháp luật cho phép để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố nhằm tạo nguồn vốn tín dụng

để cho vay đối với nền kinh tế. Như khuyến khích dân cư gửi tiền gửi tiết kiệm ngoài việc hưởng mức lãi suất thỏa đáng, khách hàng còn có cơ hội nhận được các giải

thưởng có giá trị. Nhờ vậy trong thời gian qua công tác huy động vốn của Ngân hàng đã đạt được kết quả sau: Bảng 1: Nguồn vốn qua 3 năm ĐVT: Ngàn đồng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Cơ cấu huy động vốn Số tiền Tỉ trọng % Số tiền % STỉ trọng ố tiền T% ỉ trọng 1. Tổng huy động 194.104.000 56,12 219.338.000 57,92 423.950.000 71,68 Tiền gửi TCTD 20.260.000 10,44 21.880.000 9,98 37.125.000 8,76 Tiền gửi thanh toán 79.695.000 41,06 86.868.000 39,61 121.112.000 28,57 Tiền gửi tiết kiệm 90.688.000 46,72 106.831.000 48,7 261.372.000 61,65 Tiền gửi khác 3.461.000 1,78 3.759.000 1,71 4.341.000 1,02 2. Vốn khác 151.748.000 43,88 159.335.000 42,08 167.529.000 28,32 Tổng cộng 345.852.000 100 378.673.000 100 591.479.000 100 0 50.000.000 100.000.000 150.000.000 200.000.000 250.000.000 300.000.000 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Biu đồ 1: Tình Hình Huy Động Vn tiền gửi TCTD tiền gửi thanh toán tiền gửi tiết kiệm tiền gửi khác

Bảng 2: So sánh tình hình huy động vốn

ĐVT: Ngàn đồng

Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Chỉ tiêu Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối 1. Tồng huy động 25.234.000 13% 204.612.000 93,29% Tiền gửi TCTD 1.620.000 8% 15.245.000 69,68% Tiền gửi thanh toán 7.173.000 9% 34.244.000 39,42% Tiền gửi tiết kiệm 16.143.000 17,8% 154.541.000 144,66% Tiền gửi khác 298.000 8,6% 582.000 15,48% 2. Vốn khác 7.587.000 5% 8.194.000 5,14% Tổng cộng 32.821.000 9,49% 212.806.000 56,2%

Qua số liệu được thể hiện ở bảng 1 và bảng 2, cho ta thấy nguồn huy động vốn chủ yếu của NH là từ tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán bằng VNĐ, ngoại tệ và bằng vàng. Trong đó VNĐ chiếm đa số, còn ngoại tệ và vàng chiếm tỷ trọng rất nhỏ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy mặc dù năm 2008 có nhiều biến động nhưng nhìn chung vốn huy

động của ACB đảm bảo mức tăng trưởng. Năm 2008 nguồn vốn huy động tăng 32.821 triệu đồng (9,49%) so với năm 2007 và tốc độ huy động vốn năm 2009 so với năm 2008 tăng 56,2%. Nhìn chung, tình hình vốn của NH qua các năm 2007-2009 thì công tác huy động vốn theo chiều hướng ngày càng tăng cao. Như vậy chứng tỏ

rằng sau 3 năm hoạt động, chi nhánh đã không ngừng phấn đấu để nâng cao hiệu quả

huy động vốn. Cho thấy ACB –AG đã phát huy thế mạnh của mình, nâng cao hiệu quả kinh doanh, gia tăng niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng. Tuy chưa đưa ra những biện pháp huy động mới, chủ yếu vẫn là những hình thức huy động truyền thống như tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, … nhưng do Chi nhánh đã áp dụng những chính sách khuyến mãi hấp dẫn, đúng thời điểm. Bên cạnh

đó lãi suất huy động cũng được thay đổi linh hoạt phù hợp với từng thời điểm, mặc dù Chi nhánh không trực tiếp ấn định lãi suất.

3.7.2 Tình hình sử dụng vốn

Tất cả mọi hoạt động của ngân hàng đều dùng cho mục đích cuối cùng là cho vay, hoạt động sử dụng vốn là việc kinh doanh chính của ngân hàng, có thể nói đây là sản phẩm tạo nên lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng. Huy động vốn luôn phải đi

đôi với việc sử dụng vốn an toàn và có hiệu quả. Để sử dụng vốn được an toàn, có hiệu quả NH phải tăng trưởng tín dụng với chất lượng vững chắc, đảm bảo thu nợđể

NH Á Châu An Giang hoạt động trong lĩnh vực tín dụng rất mạnh chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp. Từ khi mới thành lập NH đã bắt đầu đi vào mở rộng mạng lưới tín dụng nông nghiệp ở nông thôn tại khắp các huyện, xã trong tỉnh, thành phố như: Long Xuyên, Chợ Mới, Châu Phú, …. Mặt khác, song song ACB cũng chú trọng phát triển về tín dụng công thương nghiệp, đầu tư vào các dự án chỉnh trang đô thị, … Tuy nhiên, thế mạnh tín dụng vẫn là tín dụng nông nghiệp và với phương châm luôn xem khách hàng là trọng tâm.

Bảng 3: Nguồn vốn vay qua 3 năm

ĐVT: Ngàn đồng Năm Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Chỉ tiêu

2007 2008 2009 Tuyđối ệt Tươđối ng Tuyđối ệt Tươđống i DSCV 309.597.000 343.653.000 504.765.600 34.056.000 11% 161.112.600 46,88% DSTN 278.059.000 322.549.000 362.696.600 44.490.000 16% 40.147.600 12,45% Dư nợ 262.770.000 283.874.000 425.943.000 21.104.000 8,03% 142.069.000 50,05% NQH 2.102.000 2.014.000 4.770.560 -88.000 -4,19% 2.756.560 136,87% TLNQH (%) 0,8 0,7 1,1 -0,1 0,4

Việc mở rộng cho vay và không ngừng thu hút khách hàng nên doanh số cho vay của ACB trong 3 năm qua tương đối ổn định và có xu hướng tăng dần. Doanh số

cho vay năm 2008 tăng 34.056 triệu đồng so với năm 2007 tỷ lệ tăng 11% mặc dù là năm gặp nhiều khó khăn chung của nền kinh tế. Năm 2009 khủng hoảng kinh tếđã có dấu hiệu suy giảm, nền kinh tếđã có dần dần vượt qua khủng hoảng cùng với các biện pháp kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp á châu – an giang (Trang 35 - 88)