IV. Tổng quát về quản trị rủi ro tín dụng
b. Các mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng
4.1.2 Xếp hạng khách hàng
I. Phần tài chính
Dựa vào bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của CTY TNHH PHƯƠNG VY ta có bảng kết quả giá trị và chấm điểm như
sau:
STT CHỈ TIÊU Trsốọng Giá trị Điểm đTiểổm ng
Nhóm chỉ tiêu thanh khoản
1 Khả năng thanh toán hiện hành 2 1,2 3 6
2 Khả năng thanh toán nhanh 1 0.56 1 1
Nhóm chỉ tiêu hoạt động
3 Vòng quay hàng tồn kho 3 3,91 1 3
4 Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 3 52,99 2 6
5 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 3 3,305 4 12 Nhóm chỉ tiêu cân nợ 6 Tổng nợ phải trả/ Tổng tài sản 3 0,409 3 9 7 Tổng nợ phải trả/ Vốn CSH 3 0,693 3 9 8 Nợ quá hạn/ tổng dư nợ 3 0 5 15 Nhóm chỉ tiêu thu nhập
9 Lợi nhuận trước thuế/ Doanh thu thuần 2 0,127 1 2
10 Lợi nhuận trước thuế/ Vốn CSH 2 0,22 5 10
11 Lợi nhuận trước thuế/ Tổng tài sản 2 0,13 5 10
Cộng điểm 83
Dựa vào bảng đánh giá này ta có tổng điểm tài chính đối với CTY TNHH PHƯƠNG VY là 83 điểm
II. Tài sản đảm bảo Tổng mức cấp tín dụng là 3.100.000.000 đồng STT TỀN TÀI SẢN ĐẢM BẢO GIÁ TRỊ GIÁ TRỊ CẤP HMTD 1 Bất động sản là nhà ở , văn phòng của bên thứ 3 5.424.000.000 3.100.000.000 4.1.3 Xếp hạng và đánh giá tín dụng CT TNHH PHƯƠNG VY I .Xếp hạng tín dụng Chỉ tiêu Xếp hạng Điểm tài chính 83 Xếp loại BB Chỉ tiêu Xếp hạng Giá trị TSĐB 5.424.000.000 Giá trị tổng mức cấp tín dụng 3.100.000.000 Xếp loại TSĐB A II. Đánh giá
Dựa trên kết quả xếp loại tín dụng của CTY TNHH PHUƠNG VY là BB và kết quả xếp hạng giá trị TSĐB. Đánh gía đây là khách hàng loại trung bình khá. Doanh nghiệp hoạt động tốt trong hiện tại nhưng dễ bịảnh hưởng bới các biến động lớn trong kinh doanh do sức ép cạnh tranh. Tiềm lực tài chính trung bình. Rủi ro trung bình, có tiềm năng phát triển. Cho vay đối với khách hàng này sẽ có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi đúng hạn. Về tài sản đảm bảo khá tốt, có khả năng chuyển nhượng cao.
4.1.4 Đánh giá ưu và nhược điểm của ACB ứng dụng các mô hình quản trị rủi ro tín dụng
¾ Vềưu điểm:
Các tiêu chí mà ACB đưa ra trong việc đánh giá và xếp loại tín dụng của một DN chi tiết hơn nhiều so với các tiêu chí mà các mô hình đã nêu ra, có rất nhiều tiêu chí được dùng đến. Ở đây có sự kế thừa và phát huy các lý thuyết mô hình quản trị
rủi ro tín dụng. Các câu hỏi rất đơn giản, chủ yếu dưới hình thức trắc nghiệm, giúp CBTD có thể thực hiện việc thẩm định một cách dễ dàng và nhanh chóng, tiết kiệm
thời gian. Tuy nhiên với thang điểm chuẩn đánh giá này cũng có một số những hạn chế như sau:
¾ Về nhược điểm:
- Bảng kết quả chấm điểm các tiêu chí tài chính dựa trên bảng cân đối và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một năm nhất định. Như ví dụđiển hình của CTY TNHH PHƯƠNG VY như trên thì việc đánh giá chỉ dựa trên số liệu của năm 2009. Vì vậy kết quả đánh giá sẽ mang tính thời điểm, không phản ánh chính xác được tiềm năng cũng như rủi ro của công ty trong một thời gian dài. Muốn
đánh giá cần phải xem xét xu hướng hoạt động của công ty. Điều này sẽ gây khó khăn cho CBTD trong việc nhìn nhận và đánh giá tổng thể hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.
- Cũng như phân tích ở trên, bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh đều do khách hàng cung cấp cho A/O. Nếu khách hàng cố
ý gian lận, khai man các số liệu trên báo cáo tài chính mà thiếu sự kiểm toán của công ty kiểm toán hay CBTD yếu kém trong việc phân tích số liệu cũng sẽ dẫn đến sai lầm trong việc ra quyết định cho vay. Điều đó đòi hỏi ngân hàng và bản thân CBTD phải không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cũng như trao dồi đạo đức của mình.
4.1.5 Phương pháp quản lí rủi ro tín dụng
4.1.5.1 Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu, bao thanh toán và bảo đảm tiền vay, xem xét và quyết định việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản hoặc không có bảo đảm bằng tài sản, cho vay có đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
4.1.5.2 Phải tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nguyên tắc, thủ
tục cho vay và cấp tín dụng khác, tránh xảy ra sự cố gây thất thoát tài sản, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tăng cường công tác đào tạo cán bộ đểđáp ứng yêu cầu kinh doanh ngân hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế.
4.1.5.3 Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng , tính chất rủi ro của khoản nợ của tổ chức tín dụng.
4.1.5.4 Thực hiện chính sách quản lí rủi ro tín dụng , mô hình giám sát rủi ro tín dụng , phương pháp xác định và đo lường rủi ro tín dụng có hiệu quả trong đó bao gồm cách thức đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng, hợp đồng tín dụng, các tài sản đảm bảo, khả năng thu hồi nợ và quản lí nợ của tổ chức tín dụng
4.1.5.5Đối với các trường hợp chây ỳ nhận nợ và trả nợ vay, các tổ chức tín dụng cần áp dụng các biện pháp kiên quyết, đúng pháp luật để thu hồi nợ vay, kể cả
việc xử lí tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, khởi kiện lên cơ quan tòa án.
4.1.5.6 Phân tán rủi ro trong cho vay: không dồn vốn cho vay quá nhiều đối với một khách hàng hoặc không tập trung cho vay quá nhiều vào một ngành, lĩnh vực kinh tế có rủi ro cao.
4.1.5.7 Thực hiện tốt việc thẩm định khách hàng và khả năng trả nợ
4.1.5.8 Bảo hiểm tiền vay, nghĩa là ngân hàng chuyển toàn bộ rủi ro cho cơ
4.1.5.9 Trước khi cho vay một khách hàng, ngân hàng phải xem xét 4 điều kiện sau:
+ Khả năng trả nợ của khách hàng >= Mức cho vay
+ Tài sản đảm bảo; mức cho vay không được vượt quá 70% tài sản đảm bảo + Tổng dư nợ cho vay một khách hàng không được phép vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng. Tổng mức cho vày và bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng.
Khả năng còn có thể cho vay thêm của ngân hàng (Z) đảm bảo được yêu cầu của hệ số H3
+ Gọi X là tài sản có ở mức rủi ro lí tưởng( sau khi cho khách hàng vay), ta có: Vốn tự có 8% X Vốn tự có X = 8%Î
+ Gọi Y là tài sản có ở mức rủi ro thực tế ( trước khi cho khách hàng vay), ta có: Vốn tự có Y = Vốn tự có 3n Y H3nÎ H
Với Z = X – Y, H3 thực tế = 8%. NH chỉ có thể cho vay bằng cách bán tài sản có mức độ rủi ro cao rồi cho vay với mức độ rủi ro bằng hoặc thấp hơn
+Z < 0 => X < Y, H3 thực tế < 8%. NH không thể cho vay mà phải điều chỉnh giảm Y để tăng H3 thực tế lên >= 8%
+Z > 0 => X > Y, H3 thực tế > 8%. NH có thể cho vay thêm số tiền bằng Z ( nếu cho vay không đảm bảo)
4.2 Thực trạng hoạt động tín dụng tại NHTMCP Á Châu
42.1 Tình hình hoạt động của các TCTD trên địa bàn Tỉnh
Nhìn chung, tình hình kinh tế xã hội An Giang đầu năm 2010 tiếp tục phát triển và tăng trưởng cao, một số ngành nghềđược phát triển, mở rộng nên nhu cầu về
vốn và các dịch vụ ngân hàng tăng so với năm 2009. Bên cạnh đó, do xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới nên người dân địa phương cũng dần dần có thói quen hơn trong việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng nhất là trong khâu thanh toán.
Trong năm 2007 trên địa bàn có thêm 4 TCTD mở chi nhánh (như Ngân hàng VIBank, Việt Á, An Bình, Nam Việt) và ngay trong tháng 01/2008 đầu năm trên địa bàn An Giang có thêm 03 TCTD mở chi nhánh là NH Sài Gòn Hà Nội (khai trương ngày 09/01/2008); Techcombank (khai trương ngày 11/01/2008) và VPBank (khai trương ngày 16/01/2008), và vào ngày 10/03/2008 Ngân hàng Miền Tây chính thức khai trương và hoạt động. Dự kiến đến cuối quí 2/2008 sẽ có thêm 2 TCTD nữa khai
trương là Eximbank, NH Quân Đội. Đặc biệt là trong thời gian gần đây một số chi nhánh của các ngân hàng được xây dựng và chính thức đi vào hoạt động như: tháng 7/2009 Ngân hàng xăng dầu Petrolinex (PG Bank), ngày 4/3/2010 Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SACOMBANK) chi nhánh An Giang đã khởi công xây dựng trụ
sở làm việc mới tại phường Mỹ Quý và Ngày 06/03/2010, Ngân hàng Liên Việt chính thức khai trương Ngân hàng Liên Việt An Giang.
Việc tại một địa bàn tỉnh có quá nhiều TCTD với nhiều chính sách ưu đãi cho khách hàng và nguồn nhân sự có kinh nghiệm sẽ làm cho một số nhân viên bị dao
động và có thể sẽ bị lôi kéo. Bên cạnh đó, vấn đềđáng quan tâm nhất đó là thị trường ngày càng sẽ bị thu hẹp do có quá nhiều đối thủ cạnh tranh.
Trong năm 2007, hoạt động các TCTD trên địa bàn tỉnh tiếp tục ổn định, phát triển và mở rộng phạm vi hoạt đông, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế được tiếp cận, lựa chọn và sử dụng các dịch vụ ngân hàng được nhiều hơn, hiệu quả hơn, , đặc biệt là triển khai dịch vụ trả lương cho cán bộ, công chức qua tài khoản theo chỉđạo chung của Chính phủ. Ước đến ngày 20/01/2010 số
dư vốn huy động tại chổđạt 11.085 tỷđồng, tăng 30,34% so cùng kỳ; tổng doanh số
cho vay là 2.329 tỷ đồng, chỉ bằng 76,69% so cùng kỳ, trong đó: ngắn hạn là 2.176 tỷ đồng, trung và dài hạn 153 tỷđồng; tổng dư nợ cho vay là 23.643 tỷ đồng, tăng 37,12% so cùng kỳ, trong đó: ngắn hạn là 16.955 tỷ đồng chiếm 71,71%, trung và dài hạn là 6.688 tỷđồng chiếm 28,29%.
4.2.2 Tình hình hoạt động tín dụng
Có thể nói rằng các sản phẩm tín dụng mà ACB cung cấp rất phong phú, nhất là dành cho khách hàng cá nhân. ACB là ngân hàng đi đầu trong hệ thống ngân hàng Viêt Nam cung cấp các loại tín dụng cho cá nhân như: cho vay trả góp mua nhà, nền nhà, sữa chữa nhà; cho vay sinh hoạt tiêu dùng; cho vay tín chấp dựa trên thu nhập người vay, cho vay du học, v.v... Trước khi đi sâu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ACB chúng ta sẽ xem xét phân tích về cơ cấu cho vay và chất lựơng tín dụng trong thời gian qua
4.2.2.1 Tình hình dư nợ tín dụng theo kỳ hạn vay
Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của một ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Mức dư nợ ngắn hạn cũng như trung dài hạn đều phụ thuộc vào mức huy động vốn của ngân hàng. Nếu nguồn vốn huy động tăng thì mức dư nợ sẽ
tăng và ngược lại.
Chỉ tiêu dư nợ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt
động của ngân hàng. Dư nợ của ngân hàng tỷ lệ nghịch với DSTN và tỷ lệ thuận với DSCV, điều đó có ý nghĩa là công tác thu nợ đạt hiệu quả bao nhiêu thì số dư nợ
càng ít bấy nhiêu. Dư nợ cho chúng ta biết được NH còn phải thu bao nhiêu nữa từ
KH vay vốn. Hiện tại, ngân hàng TMCP Á Châu – An Giang chỉ cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn trong đó cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn.
Bảng 5: Phân tích tình hình dư nợ tín dụng theo kỳ hạn vay của ACB giai đoạn 2007-2009
ĐVT: ngàn đồng
Số tiền trọTng ỉ Số tiền trọTng ỉ Số tiền trTọng ỉ Ngắn hạn 195.277.000 74,31% 212.318.000 74,79% 302.286.000 70,97% Trung và dài hạn 67.493.000 25,69% 71.556.000 25,21% 123.657.000 29,03% Tổng cộng 262.770.000 283.874.000 425.943.000 0 100.000.000 200.000.000 300.000.000 400.000.000 500.000.000 2007 2008 2009
Biểu đồ 3: Dư nợ cho vay theo kỳ hạn
Ngắn hạn Trung và dài hạn Tổng
Với phương châm mở rộng hoạt động tín dụng, tăng dư nợ nhằm thúc đẩy nền kinh tếđịa phương phát triển, trong những năm qua doanh số cho vay của Ngân Hàng liên tục tăng lên góp phần làm cho tổng dư nợ cũng có sự gia tăng đáng kể. Từ
sự tăng trửơng ổn định trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng cho thấy trong thời gian qua ngân hàng luôn có lượng khách hàng thường xuyên, ổn định và đã thu hút thêm được khách hàng mới.
Nhìn chung dư nợ ngắn hạn, trung và dài hạn tăng qua các năm nhưng trong
đó tỉ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn cao hơn so với tỉ trọng dư nợ tín dụng trung và dài hạn. Trong năm 2007 và 2008 tỉ trọng dư nợ ngắn hạn chiếm trung bình khoảng 74% cao hơn so với tỉ trọng dư nợ trung và dài hạn trung bình chỉ khoảng 25%. Có thể lí giải vì sao trong 2 năm này ACB lại tập trung vào cho vay ngắn hạn như vậy là vì về khía cạnh thời hạn thì những món vay có thời hạn càng dài thì càng ẩn chứa nhiều rủi ro. Cho nên ACB luôn có xu hướng dịch chuyển tăng tỉ trọng nợ vay ngắn hạn để mau thu hồi, quay vòng vốn nhanh đặc biệt là trong điều kiện kinh tế phát triển nhanh, có nhiều biến động và cạnh tranh như hiện nay.
Mặc dù, dư nợ cho vay trung và dài hạn năm 2009 có xu hướng tăng cao nhưng chênh lệch tỷ trọng giữa cho vay ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn vẫn còn rất lớn. Cho vay ngắn hạn chiếm 70,97% trong tổng dư nợ cho vay, còn lại là cho vay trung, dài hạn. Đó là do tính đặc thù của tỉnh An Giang là tỉnh nông nghiệp. Các
hộ nông dân có đất sản xuất nhưng diện tích không nhiều, cho dù có nhiều đất nhưng phần lớn họ chỉ dùng vào sản xuất lúa là chính, chưa dám mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực mới như chăn nuôi bò sữa, tôm, cá, ... đồng thời về phía ngân hàng cũng rất thận trọng cho vay trung và dài hạn đối với các hộ nông dân vì rủi ro cao do thời hạn vay dài, giá cả và thị trường tiêu thụ chưa ổn định, và đặt biệt kinh nghiệm và kiến thức quản lý, sản xuất của nông dân còn kém. Ngân Hàng, không cho vay theo số lượng, tiến hành sàng lọc thật kỹ khách hàng trước khi quyết định cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân Hàng.
Bảng 6:So sánh dư nợ cho vay theo kỳ hạn
Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Chỉ tiêu Cho vay
Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tươđống i
Ngắn hạn 17.041.000 8,73% 89.968.000 42,37%
Trung và dài hạn 4.063.000 6,02% 52.101.000 72,81%
Tổng cộng 21.104.000 8,03% 142.069.000 50,05%
Năm 2008 được đánh giá là năm khó khăn cho các ngân hàng thương mại: khủng hoảng tài chính toàn cầu, lạm phát tăng cao, chính sách thắt chặt tiền tệ….đã làm ảnh hưởng đến hoạt động sử dụng vốn của ACB. Chính vì vậy tổng dư nợ của ACB trong năm 2008 chỉ tăng nhẹ 8.03% so với năm 2007, và đến năm 2009 đã bình
ổn lại nền kinh tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2009 tăng đến 50,05%, đó cũng là sự nỗ lực, phấn đấu của toàn thể ngân hàng ACB.
4.2.2.2 Tình hình dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế
Bảng 7: Dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế của ACB giai đoạn