Ơn tập về văn bản thuyết minh.

Một phần của tài liệu Giao An BD HSG Ngu van 8 (Trang 33 - 34)

1. Các khái niệm cần nhớ.

- VBTM là loại văn bản thơng dụng, có phạm vi sử dụng rộng rãi trong đời sống. Văn bản thuyết minh là văn bản trình bày tính chất, cấu tạo, cách dùng, cùng lí do phát sinh, quy luật phát triển, biến hoá của sự vật cần thiết nhằm cung cấp hiểu biết cho con người. Ngành nghề nào cũng cần đến loại văn bản này.

Thuyết minh đã bao hàm cả ý giải thích, trình bày, giới thiệu.

- Văn bản thuyết minh khác với các văn bảnnghị luận, tự sự, miêu tả, biểu cảm, hành chính, cơng vụ.. ở chỗ chủ yếu nó trình bày tri thức một cách khách quan, giúp con người sử dụng tri thức ấy nhằm phục vụ thiết thực cho cuộc sống ; nó gắn liền với tư duy khoa học ; nó địi hỏi chính xác, rạch rịi.

- Có 6 phương pháp thuyết minh cần được chú ý: định nghĩa, so sánh, phân tích và phân loại, dùng số liệu, dùng ví dụ cụ thể, liệt kê…

- Các cách làm các kiểu bài thuyết minh với các đối tượng khác nhau: + Đối tượng thuyết minh là các thể loại : thơ, truyện ngắn…

+ Đối tượng thuyết minh là các loại đồ dùng gia đình và dụng cụ học tập…

+ Đối tượng thuyết minh là về một cách làm, một phương pháp, một thí nghiệm… + Đối tượng thuyết minh là một di tích lịch sử, một danh lam thắng cảnh…

+ Đối tượng thuyết minh về phần tình bày một hiệu sách tự chọn, một ngôi trường của em + Đối tượng thuyết minh có thể là lời giới thiệu một tập sách, một tập thơ, một tác giả thơ, văn…

- Quan trọng nhất vẫn là rèn các kĩ năng để làm bài thuyết minh. +Tìm hiểu đề, xác định đối tượng thuyết minh.

+ Đi tìm kiến thức để viết văn bản sao cho sát đối tượng cần thuyết minh. Muốn vậy phải: quan sát, mô tả khi đến tham quan, học hỏi mọi người xung quanh, đọc sách báo có kiến thức về đối tượng, ghi chép lại.

+ Sắp xếp các kiến thức theo một trình tự hợp lí so với đối tượng cần thuyết minh theo một dàn ý.

+Sau đó dựa vào dàn ý viết thành bài thuyết minh hoàn chỉnh.

3. Củng cố.

- Yêu cầu và phương pháp thuyết minh? Cách làm bài văn thuyết minh?

4. Dặn dò.

- về học nd bài.

- Hoàn thiện các đề văn.

- Chuẩn bị “Các văn bản đã học lớp 8”.

------------ Ngày soạn: PHẦN THỨ BA MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC HAY LỚP 8 TiÕt 12 - V ăn b ả n: Bài 1 : TRONG LÒNG MẸ (Nguyên Hồng) I. Mục tiêu 1. Kiến thức.

- Củng cố kiến thức cho HS về tác giả, nội dung và nhgệ thuật của văn bản.

2. Kĩ năng.

- Rèn kĩ năng phân tích văn bản. - Kĩ năng tóm tắt văn bản.

3. Thái độ.

- Hiểu rõ hơn giá trị của kho tàng văn học VN.

II. Chuẩn bị.

- GV: Soạn bài, tài liệu tham khảo. - HS: Ơn tập văn bản “trong lịng mẹ”.

III. Tiến trình bài dạy.

1. Kiểm tra.

2. Bài mới.I. Giới thiệu. I. Giới thiệu.

Quãng đời ấu thơ là quãng đời ngọt ngào và nhiều kỷ niệm nhất của con người. Đó là những năm tháng tràn đầy hạnh phúc trong tình thương của cha mẹ và những người thân. Song khơng phải ai cũng có một thời thơ với những kỷ niệm ngọt ngào như vậy. Nhà văn Nguyên Hồng của chúng ta đã phải nếm trải một tuổi thơ đầy cay đắng, uất hận và buồn tủi, đói khổ, lam lũ … Quãng đời thơ ấu ấy được nhà văn ghi lại đầy cảm động qua những trang tự truyện đầm đìa nước mắt và sự căm giận trong “Những ngày thơ ấu”. Cuốn tiểu thuyết này được nhà văn viết năm 20 tuổi gồm 9 chương thấm đẫm tinh thần nhân đạo sâu sắc đã làm rung động bao tâm hồn bạn đọc vì “Nó là sự rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại”. Chương 4 của cuốn hồi ký này là đoạn trích “trong lịng mẹ”

Một phần của tài liệu Giao An BD HSG Ngu van 8 (Trang 33 - 34)

w